Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội (Trang 33 - 35)

Chính trị của Đức sau thế chiến thứ I rất bất ổn, trong vòng chưa đầy 14 năm của chính thể Cộng hòa, nước Đức đã trải qua 14 đời Thủ tướng với 20 Chính phủ. Để ngăn chặn sự trỗi dậy của Đảng Quốc xã (Nazi Party) hai điều khoản về tín nhiệm đã được đưa vào Hiến pháp 1949. Điều 67 Hiến pháp 1949 quy định: Hạ viện chỉ có thể bày tỏ sự thiếu tin tưởng vào Thủ tướng bằng cách bầu ra người kế nhiệm, được đa số Hạ nghị sỹ đồng ý và đề nghị Tổng thống Liên bang cách chức Thủ tướng và đưa Thủ tướng mới lên tiếp tục cai quản đất nước. Bên cạnh đó, Điều 69 của Hiến pháp cũng quy định nếu đề nghị của Thủ tướng Liên bang về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm không được đa số thành viên của Hạ viện đồng ý thì Tổng thống Liên bang có thể giải tán Hạ viện trước thời hạn theo đề nghị của Thủ tướng Liên bang trong vòng 21 ngàỵ Thủ tướng sẽ không còn quyền giải tán Hạ viện ngay sau khi một Thủ tướng Liên bang mới được bầu ra và được đa số thành viên của Hạ viện thông qua, Thủ tướng Liên bang lúc này buộc phải từ chức. Do đó, không phải lúc nào khi Thủ tướng và nội các của ông ta không có được sự tín nhiệm của đa số Hạ nghị sỹ thì cũng phải đương nhiên từ chức, mà còn phải xem xét liệu Thủ tướng mới có đủ khả năng và có được niềm tin của đại đa số Hạ viện hay không14.

Vào ngày 01 tháng 10 năm 1982, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức lúc bấy giờ là Helmut Schimidt bị đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm và Hạ viện đã giới thiệu Thủ tướng thay thế là ông Helmut Kohl đánh dấu sự chấm hết của Đảng dân chủ xã hội Đức

(Sozialdemokratische Partie Deutschlands). Cuộc bỏ phiếu diễn ra khá thuận lợi bởi Đảng FDP (Đảng “Vàng” theo chủnghĩa tự do) rõ ràng muốn ủng hộ Đảng Liên minh dân chủ Kito giáo Đức, bởi FDP không còn bằng lòng với chính sách kinh tế của Đảng dân chủ xã hội và đồng thời nội bộ của Đảng dân chủ xã hội cũng bị chia rẽ bởi việc NATO đặt tên lửa hạt nhân ở Đức. Kết quả đồng ý việc phế truất ông Helmut Schmidt người của Đảng dân chủ xã hội và đưa ông Helmut Kohl là người của Đảng Liên minh dân chủ Kito giáo Đức với 256 phiếu đồng ý và 235 phiếu không đồng ý. Sau cuộc bỏ phiếu đó, Thủ tướng Helmut Kohl đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm chính mình, theo đó, Đảng Liên minh dân chủ Kito giáo Đức và Đảng FDP liên minh với nhau cố tình bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng mà mình giới thiệu để có thể yêu cầu giải tán Hạ viện trước thời hạn theo Điều 68 Hiến pháp Đức. Tuy nhiên hành động này đã bị khởi kiện lên Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức nhưng không có kết quả và Hạ viện mới được bầu lại vào

14Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức, http://www.gesetze-im-internet.de/englisch_gg/englisch_gg.html#p0315, truy cập 15/5/2021

27

tháng 3 năm 1983, với thành phần có lợi cho liên minh Đảng mới, và kéo dài đến năm 199815.

15Election of the Federal Chancellor, https://www.bundestag.de/en/parliament/function/chancellor, truy cập ngày

06/6/2021

SƠ ĐỒ 3: QUY TRÌNH BỎ PHIẾU BẤT TÍN NHIỆM TẠI ĐỨC

Đa số Hạ viện bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng Đa số Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Thủ tướng Liên

bang tiếp tục giữ chức vụ Trong vòng 21 ngày, Tổng thống liên bang có thể giải tán Hạ viện trước thời hạn theo đề nghị của Thủ tướng Hạ viện mới được bầu ra Đề nghị Tổng thống Liên bang cách chức Thủ tướng

Thủ tướng mới được đưa lên để tiếp tục cai

quản đất nước Hạ viện bầu ra Thủ tướng kế nhiệm và được đa số Hạ

nghị sỹ đồng ý

Thủ tướng Liên bang đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm

28

Một phần của tài liệu Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)