Nghĩa của hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Một phần của tài liệu Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội (Trang 25 - 26)

Hiện nay, hầu hết các hình thức chính thể đều trao tất cả quyền lực nhà nước cho nhân dân, nhân dân có quyền giám sát đối với hoạt động của Nhà nước dưới hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân thực hiện quyền giám sát gián tiếp thông qua bộ máy do nhân dân trực tiếp bầu ra, trao quyền thay mình thực hiện. Trong đó, Quốc hội giữ quyền giám sát tối cao các hoạt động của Nhà nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội được thi hành một cách triệt để, nghiêm minh. Quốc hội giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm cho các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, làm cho bộ máy nhà nước ta hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch và cửa quyền5. Theo đó, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là một trong những cơ chế có sức ảnh hưởng lớn, góp phần răn đe cũng như “giác ngộ” cán bộ lãnh đạo Nhà nước. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ6.

Ý nghĩa ban đầu của những quốc gia khai sinh ra chế định này là nhằm quy kết trách nhiệm tập thể và trách nhiệm liên đới của Chính phủ trước Nghị viện. Tuy nhiên, cơ chế lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm không nhằm mục đích trực tiếp là lật đổ Chính phủ hay loại bỏ bất cứ thành viên nào của Chính phủ mà ý nghĩa sâu xa của hai cơ chế này chính là khi Chính phủ được Quốc hội trao cho quyền hành pháp và Chính phủ thay mặt Quốc hội giải quyết các vấn đề về mặt hành pháp thì Chính phủ phải làm sao để có được niềm tin của nhân dân nói chung và của Quốc hội nói riêng. Bởi, Quốc

5Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam, NXB. Hồng Đức, tr. 372

6Điều 3 Nghị quyết số 85/2014/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn

19

hội luôn luôn dõi theo Chính phủ, có thể đặt vấn đề tín nhiệm đối với từng cá nhân giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước. Nếu bỏ phiếu tín nhiệm là thước đo trách nhiệm của các nhánh quyền lực trong quá trình quản lý, để các mối quan hệ xã hội vận hành và phát triển. “Thịtrường vận hành theo lợi nhuận, còn chính trường thì lại vận hành theo trách nhiệm”7, nếu hoạt động trong chính trường mà không có trách nhiệm thì chính trường bị ngưng trệ, mà trách nhiệm này không phải lúc nào cũng xác định dễ dàng thông qua công tác giám sát của lập pháp. Bản thân hành vi bao giờ cũng ẩn chứa trong mình khả năng phát sinh trách nhiệm, nhưng khi hành pháp vô trách nhiệm bằng động thái im lặng, không hành động thì không có cơ sở để quy kết trách nhiệm, vì không làm sẽ không sai, không sai thì không chịu trách nhiệm. Nhưng bỏ phiếu tín nhiệm thì không cần sai mới quy kết mới đo lường được trách nhiệm chỉ cần thiếu tin tưởng là trách nhiệm đã được đo lường.

Bỏ phiếu tín nhiệm còn là một văn minh chính trị vì nó là cách từ chối “khéo léo” của lập pháp, là cách rút lui “nhã nhặn” dành cho hành pháp, là hình thức ứng xử văn hóa giữa lập pháp và hành pháp khi lập pháp thiếu niềm tin đối với hành pháp. Lập pháp không cần phải điều tra, truy tố, không cần phải tìm kiếm một tội trạng cụ thể và hành pháp cũng không cần chứng minh mình sai hay đúng chỉ cần mất niềm tin là hành pháp phải rút lui khỏi chính trường để nhường bước cho một hành pháp mới hoạt động hiệu quả hơn, chính trường vì thế cũng trở nên năng động hơn, phản ứng nhanh nhạy hơn trước những nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội8.

Đối với hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội muốn răn đe, nhắc nhở, cảnh báo những chức danh do mình đặt niềm tin để bầu ra hoặc phê chuẩn đã và đang hoạt động không hiệu quả, làm giảm đi sự tín nhiệm của Quốc hội thể hiện qua các mức tín nhiệm. Đồng thời, lấy phiếu tín nhiệm cũng góp phần tăng cường trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả công việc đối với các chức danh được Quốc hội tín nhiệm đặc biệt là Chính phủ.

Một phần của tài liệu Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội (Trang 25 - 26)