8. Kết cấu luận văn
3.1.1. Đảm bảo tuân thủ các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
Nhà nước về xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong giai đoạn mới
Nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên LLCT để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của hệ thống các trường chính trị nói chung và các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học nói riêng.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta nhấn mạnh, phải: “tập trung xây dựng, củng cố, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên chính trị, báo cáo viên”[12, tr.236], đồng thời “kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các trường chính trị”[12, tr.237].
Ngày 17/5/2019, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 587/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ CBCC, viên chức Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2019 - 2030. Theo đó, mục tiêu của Đề án là không ngừng xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức Học viện và trường chính trị cấp tỉnh đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp mẫu mực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có năng lực sư phạm, phong cách làm việc khoa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và hội nhập quốc tế. Mục tiêu cụ thể của Đề án phấn đấu: Đội ngũ giảng viên có cơ cấu 4 độ tuổi đến năm 2025, bảo đảm sự kế thừa liên tục, đó là: Dưới 40 tuổi chiếm 15%; từ 40 - 50 tuổi chiếm 35 - 40%; từ 50 - 60 tuổi chiếm 35 - 40%; trên 60 tuổi chiếm 5 - 10%.
Đối với đội ngũ giảng viên đến năm 2030: Tối thiểu 70% giảng viên được chuẩn hóa, 50% chuyên ngành khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có
chuyên gia đầu ngành; ít nhất 50% cán bộ khoa học có độ tuổi dưới 40 sử dụng trực tiếp tiếng Anh trong nghiên cứu và giảng dạy; mỗi trường chính trị cấp tỉnh có ít nhất 05 tiến sĩ, 70% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên…
Đội ngũ lãnh đạo, quản lý đến năm 2030, 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý được trang bị kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý tiên tiến; có khả năng tổ chức, quản lý, điều hành hiệu quả các hoạt động của Học viện, trường chính trị cấp tỉnh, nhất là quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
Đội ngũ công chức tham mưu, giúp việc đến năm 2030, 100% công chức được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu VTVL; sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại, nâng cao hiệu quả các mặt công tác; có ý thức trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ văn minh, hiện đại.
Bên cạnh việc quy định về cơ cấu, Đảng, Nhà nước ta cũng hết sức quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT tại các trường chính trị, đặc biệt là trường chính trị cấp tỉnh về phẩm chất chính trị, đạo đức; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc; kỹ năng giảng dạy LLCT; kỹ năng lãnh đạo, quản lý; kỹ năng áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Theo đó, trọng tâm trước hết và đặc thù nhất vẫn là phải giữ vững phẩm chất, bản lĩnh chính trị và đạo đức cách mạng. Đây là yếu tố tiên quyết cần phải có đối với một giảng giảng dạy LLCT. Phẩm chất và bản lĩnh chính trị là cái gốc cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào. Cùng với phẩm chất chính trị, người giảng viên còn phải có đạo đức cách mạng trong sáng. Điều này thể hiện ở lòng yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với những nhiệm vụ mà nghề nghiệp đặt ra.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, trước sự tác động mạnh mẽ của khoa học, công nghê, yếu tố này càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Sự thay đổi của yếu tố thời đại đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về tư tưởng cũng như các tình huống chính trị, xã hội phức tạp. Chính vì thế, đòi hỏi người giảng viên tại các trường chính
trị nói chung và tại trường chính trị cấp tỉnh nói riêng phải luôn giữ vững có bản lĩnh chính trị, giữ vững niềm tin vào chủ nghĩa Mác – Lênin và đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin để nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Đảng ta luôn nhấn mạnh, phẩm chất chính trị của người giảng viên giảng dạy LLCT, trước hết được thể hiện ở chỗ luôn tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng. Bên cạnh đó còn phải có khả năng nhạy bén phân tích khoa học đối với những hiện tượng, tình huống chính trị - xã hội mới nảy sinh để định hướng hành động đúng đắn, phù hợp nhằm giải quyết tình huống phức tạp, tế nhị của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận hiện nay một cách có hiệu quả.
Bên cạnh đó, quan điểm xây dựng đội ngũ giảng viên LLCT ở nước ta cũng nhằm hướng tới đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn tốt, không ngừng trau dồi tri thức chuyên ngành và liên ngành, cập nhật thường xuyên những tri thức mới. Bởi trên thực tế, mục đích của việc giảng dạy các môn LLCT là trang bị cho người học thế giới quan, phương pháp luận biện chứng duy vật để áp dụng, giải quyết cho tốt những vấn đề diễn ra trong thực tiễn; giúp người học biết nhìn nhận, xem xét thế giới, xã hội, con người, các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến, vận động và phát triển, độc lập tư duy. Chính vì vậy, để có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của giảng dạy, mỗi giảng viên cần có đủ kiến thức về môn học, hiểu biết sâu môn học. Đây cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng nội dung giảng dạy. Kiến thức này đòi hỏi người giảng viên không chỉ có kiến thức nhất định về khoa học cơ bản, về khoa học bổ trợ, mà còn phải đạt trình độ nhuần nhuyễn về khoa học chuyên môn, đặc biệt là môn khoa học do người giảng viên đó đảm nhiệm. Đó là chưa kể, trước những tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, một số quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin có thể đã bị lịch sử vượt qua, có những quan niệm cần bổ sung, phát triển. Cho nên, để có thể trang bị cho học viên cái nhìn đúng đắn về LLCT trong thời đại mới, đòi hỏi giảng viên giảng dạy LLCT cần phải hiểu thấu đáo về lý luận, thực tiễn trong nước và thế giới, cần có quan điểm, chính kiến rõ ràng để phân tích, chứng minh vấn đề bên cạnh việc nắm chắc kiến thức liên
ngành, khả năng ngoại ngữ và đặc biệt là phải nắm bắt kịp sự phát triển của khoa học công nghệ nhằm phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy.
Chất lượng của đội ngũ giảng viên LLCT còn được quyết định ở khả năng vận dụng lý luận với thực tiễn trong quá trình giảng dạy. Đây cũng là quan điểm được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”[24, tr.496]. Học thuyết Mác - Lênin vĩnh cửu là nhờ đi từ hiện thực đời sống khách quan của nhân loại. Do đó, trong mỗi môn học, trong từng bài giảng, giảng viên LLCT phải thể hiện được tính thực tiễn xã hội sinh động. Thực tiễn là cái hồn, là hơi thở của cuộc sống cần được đưa vào các bài giảng để kiểm chứng tính đúng đắn, khoa học của lý luận. Do đó, để bài giảng sinh động, giàu sức thuyết phục, giảng viên cần phải liên hệ với thực tiễn của thế giới, của đất nước, của địa phương. Muốn vậy, giảng viên phải không ngừng cập nhật các thông tin từ thực tiễn, thật am hiểu thực tiễn xã hội để lý giải các vấn đề chính trị, xã hội liên quan và khẳng định nguyên lý, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Do đó, giảng viên LLCT phải là người thật sự thấm nhuần Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước để truyền thụ, định hướng cho học viên giúp họ có được nhận thức và hành động đúng đắn. Những môn LLCT thường rất trừu tượng, tư duy khái quát cao. Do đó, nhận thức , lượng kiến thức thu nhận được của học viên phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kiến thức, năng lực lý luận và thực tiễn; phẩm chất, nhân cách đạo đức cũng như phương pháp truyền đạt của người thầy. Mỗi giảng viên phải luôn xác định rõ: Giáo dục LLCT có ý nghĩa rất quan trọng vì nó trang bị cho người học lập trường giai cấp vô sản vững chắc, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, một điều hết sức quan trọng đó là lý luận đúng đắn, khoa học sẽ định hướng cho học viên có những suy nghĩ và hành động đúng, nhất là trong thời đại có lượng thông tin nhiều như hiện nay[27].
cập một cách toàn diện, sâu sắc, cụ thể đến vấn đề giáo dục, bồi dưỡng LLCT, từ đánh giá những kết quả đạt được cùng hạn chế, bất cập đến phương hướng, giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Điều đó thể hiện bước phát triển của Đảng không chỉ trong nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục, bồi dưỡng LLCT đối với xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tình hình mới, mà còn là những tư duy mới trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác giáo dục LLCT trong thời gian tới. Đây chính là một trong những giải pháp cơ bản, quan trọng nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên “luôn vững vàng trước những khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng”, “có ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa” và nêu cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên”[13, tr.237]. Đây cũng là những yêu cầu mới, trách nhiệm cao cả mà đội ngũ giảng viên LLCT cần tiếp tục không ngừng nâng cao trình độ, phẩm chất chính trị để đáp ứng các yêu cầu của cách mạng trong thời kỳ mới.
Việc căn cứ trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên LLCT cũng là cơ sở, là tiền đề và là căn cứ để cho việc xác định các tiêu chí đánh giá đối với đội ngũ giảng viên LLCT tại trường chính trị cấp tỉnh.
3.1.2. Bám sát mục tiêu, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030