Chủ trương đánh giá giảng viên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên và

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 51)

8. Kết cấu luận văn

2.2.1. Chủ trương đánh giá giảng viên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên và

và lãnh đạo Nhà trường

Trong những năm qua, công tác đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng được Nhà trường thực hiện nghiêm túc theo Luật Viên chức, Nghị định số

56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại CBCC, viên chức và Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 15/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP; Nghị định số 90/2020 ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCC, viên chức; Quyết định 2252/QĐ-HVCTQG ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Quyết định số 11/2018/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về thi đua, khen thưởng của tỉnh Thái Nguyên; Quy định 438-QĐ/TU ngày 02/7/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy định 439-QĐ/TU ngày 02/7/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Theo đó, Lãnh đạo Nhà trường đã quán triệt và tuân thủ nghiêm các nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên của Trường nói riêng, cụ thể:

Thứ nhất, đảm bảo tính khách quan, công bằng khi đánh giá. Trong quá trình đánh giá, Nhà trường đã nhìn nhận thực chất công việc mà viên chức đã đảm nhiệm và thực hiện, không dựa vào chủ quan của người đánh giá. Việc đánh giá viên chức Nhà trường đã xuất phát trên quan điểm đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, đặt lợi ích tập thể (Nhà trường, các khoa, phòng) lên trên lợi ích cá nhân.

Thứ hai, khi đánh giá phải gắn với tiêu chuẩn chức danh của người được đánh giá. Thực hiện nguyên tắc này, trong đánh giá Nhà trường chú trọng đến việc gắn với trách nhiệm của từng người trong cơ cấu, tổ chức của trường. Đặc biệt đối với viên chức lãnh đạo, quản lý (Ban Giám hiệu, lãnh đạo các khoa, phòng) ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ giảng viên còn phải hoàn thành tốt nghĩa vụ chỉ đạo tổ chức nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, của khoa, phòng theo chức trách, thẩm quyền được giao.

Thứ ba, đánh giá phải dựa trên kết quả thực thi công vụ. Nguyên tắc này được thực hiện nghiêm túc để nhìn nhận khách quan, đầy đủ, toàn diện sự đóng góp của mỗi viên chức trong thực hiện nhiệm vụ chung của Nhà trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)