Giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 28)

8. Kết cấu luận văn

1.2. Giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

1.2.1. Trường chính trị cấp tỉnh

Tại Việt Nam, Trường Chính trị có tiền thân là các trường Đảng, trường Hành chính. Đây là những trường đào tạo và huấn luyện cán bộ cho Đảng Cộng sản Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường Đảng được thành lập sớm nhất vào năm 1945. Sau đó là các trường Hành chính. Năm 1995 trường Đảng và trường Hành chính được sáp nhập theo quyết định của Ban Bí thư và có tên gọi là

trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương[5]. Về địa vị pháp lý, Trường Chính trị là cơ sở đào tạo cán bộ duy nhất ở cấp tỉnh. Trường được đánh giá tương đương với trường Đại học. Tốt nghiệp qua trường Chính trị là điều kiện quan trọng để quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ[1].

Hiện nay, theo quy định của Ban Bí thư Trung ương, Trường Chính trị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, CBCC, viên chức ở địa phương về trình độ LLCT - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương…

1.2.2. Giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

Trong các quy định hiện hành về trường chính trị tỉnh, thành phố, giảng viên trường chính trị được hiểu là viên chức chuyên môn giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng do trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm nhận[16]. Đây là lực lượng nòng cốt trong thực hiện các nhiệm vụ của trường chính trị.

Nhìn chung, đội ngũ giảng viên trường chính trị được hiểulà tập thể giảng viên trong các trường chính trị thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tổng kết thực tiễn. Đội ngũ giảng viên trường chính trị được xác lập về mặt số lượng gồm các giảng viên tham gia giảng dạy (một phần hoặc toàn bộ môn học trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng mà Nhà trường đảm nhận), tham gia nghiên cứu, tổng kết thực tiễn; được xác lập về mặt cơ cấu gồm: cơ cấu theo chuyên môn giảng dạy, trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi…; được xác lập về mặt chất lượng trên các mặt phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tiễn.

Từ những phân tích trên về giảng viên và giảng viên trường chính trị nói chung, có thể hiểu giảng viên trường chính trị cấp tỉnh ở nước ta là những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy về LLCT tại trường chính trị ở các tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương. Họ là những giảng viên trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo, cung cấp những tri thức khoa học, nhằm hình thành cho người học thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, thông qua việc truyền thụ những nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở đó, giúp cho người học có tư duy khoa học, đạo đức cách mạng, năng lực sáng tạo trong hoạt động thực tiễn.

1.2.3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

1.2.3.1. Các tiêu chuẩn đối với giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

Giảng viên trường chính trị cấp tỉnh phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung, đó là: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần yêu nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có trình độ lý luận chính trị theo quy định; có trình độ đại học (hệ chính quy) trở lên, về khoa học chính trị, khoa học hành chính hoặc khoa học xã hội và nhân văn. Có thái độ trung thực, khiêm tốn, giản dị; tâm huyết với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và Nhà nước. Có năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học; có đủ sức khỏe hoàn thành nhiệm vụ và có lý lịch bản thân rõ ràng [50].

Bên cạnh đó, giảng viên trường chính trị cấp tỉnh giảng dạy chủ yếu là chương trình trung cấp lý luận chính trị, do vậy, họ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn để các tiêu chuẩn riêng để đảm nhận nhiệm vụ này. Đó là:

Đối với giảng viên: Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; có bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị hoặc Trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên; có bằng tốt nghiệp đại học xếp loại khá trở lên, chuyên ngành phù hợp với chuyên môn giảng dạy; có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc phương pháp giảng dạy tích cực (trừ trường hợp đã có bằng tốt nghiệp các trường sư phạm); có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên; sử dụng thành thạo các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại.

Đối với giảng viên chính: Đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể của giảng viên; có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên môn giảng dạy, có trình độ Cao cấp lý luận

chính trị; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có khả năng xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng; chủ trì được các đề tài, đề án cấp cơ sở trở lên.

Đối với giảng viên cao cấp: Đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể của giảng viên chính; có bằng tiến sĩ phù hợp với chuyên môn giảng dạy, có trình độ Cao cấp lý luận chính trị; chủ trì được các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; có kinh nghiệm và khả năng tổ chức, chỉ đao tập thể giảng viên, học viên trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn [50].

1.2.3.2. Nhiệm vụ của giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

Giảng viên trường chính trị cấp tỉnh phải thực hiện những nhiệm vụ chung, đó là: Giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng do nhà trường đảm nhận; nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập; phát triển lý luận; góp phần xây dựng đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương; học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống; nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm; đi nghiên cứu thực tế theo quy định và tham gia các công tác khác do cơ quan, tổ chức phân công [50].

Ngoài ra, đối với mỗi ngạch giảng viên đều có những nhiệm vụ cụ thể cho giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp.

Như vậy, riêng đối với giảng viên trường chính trị cấp tỉnh có những quy định đặc thù về tiêu chuẩn và nhiệm vụ khác với các giảng viên tại các cơ sở giáo dục công lập. Bên cạnh đó, về mặt biên chế, nhân sự lại do tỉnh ủy, thành ủy tại mỗi địa phương quy định và quản lý. Chính những sự khác biệt này nên việc đánh giá đối với giảng viên trường chính trị cấp tỉnh đòi hỏi phải có những quy định và tiêu chuẩn riêng.

1.3. Đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

1.3.1. Đánh giá

kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những giải pháp thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Còn dưới góc độ của quản lý, theo Từ điển Tiếng Việt, “đánh giá trong quản lý là nhận xét, bình phẩm về giá trị, và sử dụng nhận xét đó cho mục đích quản lý nào đó nhằm đạt mục tiêu của tổ chức[42].

1.3.2. Đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

Hiện tại chưa có khái niệm chính thức về đánh giá đối với giảng viên trường chính trị cấp tỉnh, tuy nhiên trong nghiên cứu đã có nhiều học giả đưa ra những khái niệm cơ bản về đánh giá đội ngũ CBCC nói chung với góc độ là những cá nhân thực thi công việc trong cơ quan tổ chức nhà nước, chẳng hạn theo tác giả Tô Tử Hạ, đánh giá công chức được xác định là một “biện pháp quản lý công chức thông qua việc kiểm định các chỉ số nói lên sự làm việc, cống hiến của người công chức”, hay là “biện pháp nhằm xác định năng lực, kỹ năng, sự tham gia và hiệu quả làm việc của từng con người cụ thể trong cơ quan”[15]. Qua khái niệm này, có thể thấy tác giả Tô Tử Hạ đã chỉ ra được một số dấu hiệu cơ bản của đánh giá công chức như đây là biện pháp quản lý công chức, nội dung đánh giá là năng lực, kỹ năng, sự tham gia và hiệu quả làm việc của từng công chức.

Còn tại Điều 55, Luật CBCC năm 2008 quy định: “Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, ĐTBD, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức”.

Qui định của Luật CBCC về đánh giá công chức đã đề cập đến nội dung đánh giá cũng như mục đích của đánh giá công chức. Cùng với quy hoạch, tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, chế độ tiền lương và đãi ngộ… đánh giá công chức là một khâu, một nội dung căn bản, quan trọng trong công tác quản lý, phát triển đội ngũ công chức, được tiến hành thường kỳ hoặc trước khi đề bạt, chuyển công tác đối với công chức.

viên trường chính trị cấp tỉnh như sau: Đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh là việc các chủ thể thực hiện theo quy trình, nội dung, phương pháp đã được quy định nhằm làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao cho giảng viên trường chính trị cấp tỉnh theo các tiêu chí nhất định. Đây cũng là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với giảng viên trường

chính trị cấp tỉnh”.

1.3.3. Tầm quan trọng của hoạt động đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

Đánh giá giảng viên các trường chính trị có ý nghĩa hết sức quan trọng và kết quả của việc đánh giá là căn cứ để tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với các cá nhân giảng viên tại trường chính trị cấp tỉnh cũng như là cơ sở để nâng cao chất lượng đội ngũ của cả tổ chức của Nhà trường. Hay nói cách khác, hoạt động đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh có tầm quan trọng không chỉ đối với mỗi cá nhân giảng viên mà còn đối với cả tổ chức/Nhà trường, cụ thể:

Thứ nhất, về phía tổ chức/Nhà trường:

Đánh giá viên chức nói chung và đánh giá đội ngũ giảng viên tại các trường chính trị nói riêng có vai trò quan trọng được xem là khâu mở đầu mang tính quyết định, là nền tảng trong công tác nhân sự của cơ quan, tổ chức trong toàn hệ thống của Nhà trường. Đánh giá đội ngũ giảng viên tại các trường chính trị để xây dựng kế hoạch, mục tiêu của Nhà trường. Đồng thời, cung cấp hệ thống thông tin cần thiết cho việc ban hành các chương trình, các quyết định về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, thực hiện chính sách đối với mỗi viên chức, giảng viên đảm bảo chính xác, phù hợp. Đánh giá đúng sẽ là cơ sở cho các khâu khác của công tác cán bộ có hiệu quả. Ngược lại, đánh giá sai sẽ dẫn đến hàng loạt các khâu khác của công tác cán bộ thiếu chính xác, gây nên những hệ lụy tiêu cực đối với cơ quan, tổ chức, tập thể.

chức/Nhà trường có được những thông tin phản hồi về quá trình thực thi nhiệm vụ của giảng viên. Qua đó, giúp tổ chức/Nhà trường, người cán bộ lãnh đạo của Nhà trường có thể nhìn nhận, xem xét một cách khách quan về đội ngũ giảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình đánh giá, chủ thể có thẩm quyền đánh giá có thể áp dụng tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn khác nhau để đảm bảo tính khách quan về sự đánh giá, giúp phát huy được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của các viên chức nói chung và giảng viên nói riêng. Điều này sẽ giúp cho hoạt động của cả bộ máy tổ chức, trong đó mỗi mắt xích đều phát huy tối đa năng lực của mình nhằm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và tạo ra cơ chế tăng cường đoàn kết nội bộ.

Thứ hai, về phía người lãnh đạo, quản lý

Đánh giá viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên tại các trường chính trị nói riêng là vấn đề cốt lõi trong công tác lãnh đạo, quản lý, giúp các nhà lãnh đạo, quản lý biết được tình hình thực thi nhiệm vụ của đội ngũ và bản thân từng viên chức, giảng viên, từ đó có những biện pháp can thiệp phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu đề ra của tổ chức.

Thứ ba, về phía cá nhân giảng viên tại các trường chính trị

Đánh giá sẽ giúp cá nhân giảng viên tại các trường chính trị ý thức được năng lực làm việc của mình và phấn đấu tốt hơn trong công việc. Hệ thống đánh giá cá nhân giảng viên tại các trường chính trị sẽ cho ra kết quả về sự tiến bộ hay sai sót, yếu điểm của cá nhân giảng viên tại các trường chính trị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Kết quả này sẽ là bằng chứng để cá nhân giảng viên tại các trường chính trị tự đánh giá xem bản thân mình đã làm việc tốt chưa, có xứng đáng với tiêu chuẩn vị trí công tác hay không; từ đó họ có thể xác định và sửa chữa sai sót, yếu điểm của mình. Tạo cho họ có cơ hội chia sẻ, trao đổi thông tin với các cấp lãnh đạo và tự trau dồi thêm chuyên môn thông qua học hỏi hoặc đào tạo.

1.3.4. Các nguyên tắc đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

Nguyên tắc đánh giá giảng viên các trường chính trị được hiểu là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo hoạt động đánh giá giảng viên các trường chính trị, có

giá trị bắt buộc tuân thủ đối với các chủ thể tham gia hoạt động đánh giá. Theo đó, các nguyên tắc cơ bản nhìn chung bao gồm:

Thứ nhất,nguyên tắc bảo đảm tính khách quan, công bằng, chính xác: việc đánh giá giảng viên các trường chính trị phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ trên thực tế, làm rõ những kết quả đã đạt được, những khuyết điểm, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của giảng viên các trường chính trị. Việc đánh giá, phân loại viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các trường chính trị cần phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan được giao lãnh đạo, quản lý. Việc đánh giá không được nể nang, thiên vị, hoặc trù dập, áp đặt. Trường hợp giảng viên các trường chính trị không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 28)