Các nguyên tắc đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 36)

8. Kết cấu luận văn

1.3.4. Các nguyên tắc đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

Nguyên tắc đánh giá giảng viên các trường chính trị được hiểu là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo hoạt động đánh giá giảng viên các trường chính trị, có

giá trị bắt buộc tuân thủ đối với các chủ thể tham gia hoạt động đánh giá. Theo đó, các nguyên tắc cơ bản nhìn chung bao gồm:

Thứ nhất,nguyên tắc bảo đảm tính khách quan, công bằng, chính xác: việc đánh giá giảng viên các trường chính trị phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ trên thực tế, làm rõ những kết quả đã đạt được, những khuyết điểm, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của giảng viên các trường chính trị. Việc đánh giá, phân loại viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các trường chính trị cần phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan được giao lãnh đạo, quản lý. Việc đánh giá không được nể nang, thiên vị, hoặc trù dập, áp đặt. Trường hợp giảng viên các trường chính trị không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.

Thứ hai, nguyên tắc tập trung dân chủ. Đánh giá giảng viên các trường chính trị cần được tuân thủ quy chế rõ ràng, chặt chẽ và chấp hành các Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng về cán bộ và công tác cán bộ nói chung. Đánh giá phải bảo đảm đúng thẩm quyền, cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tập trung nhưng phải đảm bảo dân chủ thực sự trong triển khai công tác đánh giá, người được đánh giá có quyền trình bày ý kiến, giải trình của mình về những nhận xét đó. Thông qua hoạt động đánh giá, cá nhân giảng viên các trường chính trị nhận biết được sự đáp ứng của mình đối với nhiệm vụ được giao, từ đó có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời để hoàn thiện khả năng công tác của mình và phát huy tính tích cực của bản thân.

Thứ ba, việc đánh giá phải đảm bảo công khai, tuân thủ đầy đủ quy trình đánh giá đối với viên chức nói chung.

Công khai trong đánh giá giảng viên các trường chính trị là việc làm cho các giảng viên được đánh giá có thể biết và hiểu hoạt động đánh giá được thực hiện như thế nào trong khuôn khổ phù hợp với thực tiễn và các quy định của pháp luật. Các thông tin liên quan đến hoạt động đánh giá giảng viên các trường chính trị phải được công bố kịp thời. Giảng viên có quyền tiếp cận, tìm hiểu, sử dụng các thông tin liên quan đến hoạt động đánh giá một cách dễ dàng, thuận lợi. Bên cạnh đó việc đánh giá

đối với đối tượng này còn phải tuân thủ quy trình đánh giá. Đó là một chuỗi các hoạt động đánh giá có liên hệ mật thiết, hữu cơ, khoa học với nhau nhằm tạo ra kết quả đánh giá đạt mục tiêu đề ra. Việc tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở để thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động đánh giá, góp phần đảm bảo tính chính xác, khách quan, khoa học của việc đánh giá đối với giảng viên các trường chính trị.

Thứ tư, nguyên tắc pháp chế

Nguyên tắc pháp chế trong đánh giá giảng viên các trường chính trị đòi hỏi các nội dung liên quan đến công tác đánh giá như nguyên tắc, yêu cầu đánh giá, tiêu chí, phương pháp đánh giá, nội dung đánh giá giảng viên các trường chính trị… cần được thể chế hoá thành những văn bản, những quy định có tính pháp lý cao nhằm làm nền tảng cho việc đánh giá đối với giảng viên các trường chính trị. Đồng thời hoạt động đánh giá giảng viên các trường chính trị phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về đánh giá viên chức nói chung và đánh giá giảng viên LLCT nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)