Những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 78)

8. Kết cấu luận văn

2.3.2. Những hạn chế

Công tác đánh giá, xếp loại viên chức ở Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên nhìn chung đã được tiến hành đúng nội dung, quy trình. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định, cụ thể:

Một là,công tác đánh giá giảng viên nhìn chung còn có tính hình thức.

Công tác đánh giá giảng viên của Nhà trường hằng năm hiện vẫn còn có tính hình thức do tâm lý đề cao thành tích. Đối với công tác xếp loại, do phân bổ chỉ tiêu danh hiệu thi đua nên vẫn còn tình trạng lựa chọn theo cơ cấu cho đủ chỉ tiêu chỉ tiêu. Trên thực tế, hầu hết viên chức, giảng viên Nhà trường nếu không vi phạm kỷ luật trong năm công tác thì đều được xếp loại tối thiểu từ mức hoàn thành công việc trở lên.

Hai là, tiêu chí đánh giá đối với giảng viên chưa thực sự khoa học, cụ thể

Các tiêu chí đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng theo quy định hiện nay còn chung chung, chưa được cụ thể hóa cho phù hợp với đối tượng là giảng viên Trường Chính trị cấp tỉnh. Do đó, chưa phản ánh được những đặc thù riêng biệt về lĩnh vực nghề nghiệp của giảng viên LLCT ở trường chính trị cấp tỉnh, chưa có căn cứ để có thể đánh giá đầy đủ, khách quan kết quả thực thi nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên của Nhà trường trên thực tế. Các tiêu chí đánh giá giảng viên chưa thật sự mang tính định lượng cụ thể và bám sát việc thực hiện chức trách nhiệm vụ thực tế trong việc tham mưu, giúp cho lãnh đạo Nhà trường có thể quản lý và đánh giá chính xác được chất lượng đội ngũ giảng viên.

Kết quả đánh giá, phân loại hiện tại cũng chưa được dựa vào những thước đo cụ thể đã được lượng hoá, mà chủ yếu dựa vào những tiêu chuẩn chung chung, đại khái. Đánh giá và sử dụng giảng viên còn nặng về thành phần lý lịch, thâm niên công tác mà chưa đề cao về trình độ chuyên môn, năng lực thực hiện công việc. Do đó mà kết quả đánh giá phân loại hằng năm nhìn chung đối tượng hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ luôn chiếm tỷ lệ cao, trong khi rất ít giảng viên được xếp hạng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Ba là, phương pháp đánh giá giảng viên còn hạn chế, chưa áp dụng đa dạng nhiều phương pháp để có kết quả khách quan.

Hiện nay, những phương pháp mà Nhà trường đã và đang sử dụng để đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng chủ yếu vẫn là những phương pháp đánh giá truyền thống như bình bầu, nhận xét của tập thể mà chưa có sự nghiên cứu, áp dụng những phương pháp đánh giá hiện đại vào trong công tác đánh giá. Hoạt động đánh giá cũng chưa có sự sát sao, cụ thể, do không thấy được vai trò của đánh giá thường ngày là cơ sở của đánh giá hàng năm nên trong phương pháp đánh giá không đưa ra các tiêu chí và yêu cầu đánh giá thường ngày. Điều này cũng dẫn đến kết quả đánh giá cuối năm thường chỉ mang tính ước lượng, đại khái và chưa phản ánh đúng thực chất hiệu quả làm việc của giảng viên.

là đánh giá mang tính nội bộ, khép kín, mặc dù có sự đánh giá từ phía học viên sau mỗi khóa học nhưng chưa thực sự được tiến hành thường xuyên và cũng chưa có tiêu chí cụ thể định lượng trong nội dung các phiếu nên chưa có được cái nhìn khách quan, tổng thể.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)