chức cấp xã
1.2.2.1. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng
Tùy theo đối tượng, nhu cầu thực tế của cơ sở mà nội dung ĐTBD sẽ được cụ thể đối với từng loại cán bộ, công chức cấp xã với chương trình cụ thể, nhằm trang bị những kiến thức phù hợp vị trí, chức năng, nhiệm vụ và phương thức công tác của cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo tính thiết thực, phù hợp, đồng thời chú trọng cả bồi dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức cán bộ, tạo thành mối liên hệ mật thiết giữa lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành.
Theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25-01-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025, nội dung ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã được cụ thể như sau:
Về bồi dưỡng
- Lý luận chính trị:
+ Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ, công chức cấp xã.
+ Cập nhật nội dung các văn kiện, nghị quyết, đường lối của Đảng; cập nhật nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định.
- Kiến thức quản lý nhà nước:
+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh công chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.
+ Cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ
+ Cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.
20
- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh theo các chương trình quy định cho cán bộ, công chức.
- Cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực hội nhập quốc tế.
- Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định; tiếng dân tộc cho cán bộ, công chứccông
Về đào tạo: Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học cho cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của từng vùng, miền.[24, mục IV]
1.2.2.2. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có vai trò to lớn đối với việc nâng cao chất lượng ĐTBD đặc biệt là đối với việc định hướng về chính trị, tư tưởng cho người học.
Đội ngũ giảng viên tham gia ĐTBD cho cán bộ, công chức nói chung và cấp xã nói riêng phải bảo đảm các tiêu chuẩn chung:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có trình độ lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc khoa học xã hội và nhân văn ở bậc đại học trở lên, hệ tập trung;
- Có thái độ trung thực, khiêm tốn, giản dị; tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước;
- Có khả năng và nghiệp vụ sư phạm; - Có đủ sức khỏe hoàn thành nhiệm vụ; - Lý lịch bản thân rõ ràng.
Ngoài ra, giảng viên còn phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cụ thể cho từng ngạch giảng viên, giảng viên chính hoặc giảng viên cao cấp.Tiêu chuẩn cụ thể như sau:
21 - Giảng viên cao cấp
+ Có bằng tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy. + Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp (hạng I). + Có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
- Giảng viên chính
+ Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. + Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính (hạng II).
+ Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Đối với giảng viên chính giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
22 - Giảng viên
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. + Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên (hạng III).
+ Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với giảng viên giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị,
+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. [2]
Đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan trọng trong quyết định chất lượng của công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Họ là đội ngũ trực tiếp truyền tải kiến thức, kỹ năng cho đối tượng được ĐTBD. Để đảm bảo chú trọng trong việc tổ chức các khóa ĐTBD cần có đội ngũ giảng viên tương đối ổn định tham gia ĐTBD một cách có hiệu quả.
1.2.2.3. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất phục vụ công tác ĐTBD cán bộ, công chức nói chung và cấp xã nói riêng chủ yếu là phục vụ cho hoạt động học tập, giảng dạy, bao gồm trường, lớp và các phương tiện vật chất khác được trực tiếp sử dụng trong quá trình ĐTBD. Do đó, có phương tiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo, quản lý, giảng dạy và học tập đạt hiệu quả, chất lượng cao. Ngược lại, nếu không quan tâm đúng mức đến vấn đề này, hiệu quả ĐTBD sẽ
23
hạn chế, cho dù năng lực lãnh đạo, quản lý tốt, đội ngũ giảng viên giỏi, sự cố gắng vượt bậc của học viên.
Ngày nay, đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ mới, để nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã, việc hiện đại hóa những điều kiện vật chất, những phương tiện phục vụ cho công tác ĐTBD là rất quan trọng và cấp thiết. Chỉ có như vậy cán bộ, công chức cấp xã mới có điều kiện nắm vững các kiến thức mới về lý luận chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ trong môi trường ĐTBD hiện đại. Mặt khác, trước những yêu cầu mới trong ĐTBD cán bộ hiện nay, để cán bộ công chức cấp xã được ĐTBD, hình thành được tư duy độc lập trong học tập, nghiên cứu càng phải đầu tư cho phương tiện học tập nhiều hơn, giúp cho người học được tiếp cận hơn với thực tiễn, phát huy được tính độc lập, sáng tạo của mình. Việc trang bị những phương tiện ngày càng hoàn chỉnh, hiện đại phục vụ cho công tác ĐTBD cán bộ hiện nay là công việc của tỉnh ủy, thành ủy, UBND tỉnh, thành phố, các đơn vị ĐTBD cán bộ trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Ngoài ra, cơ sở vật chất phục vụ công tác ĐTBD còn là những điều kiện về ăn, nghỉ, sinh hoạt, vật chất và tinh thần. Đó là những điều kiện không thể thiếu đối với cán bộ, công chức nói chung và cấp xã nói riêng khi tham gia ĐTBD tại các cơ sở ĐTBD cán bộ, nhất là đối với cán bộ, công chức cấp xã tham gia các khóa ĐTBD tập trung. Tất cả những điều kiện đó sẽ tạo môi trường thuận lợi giúp người học phấn khởi, tự tin, yên tâm học tập.
1.2.2.4. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
Để phù hợp với điều kiện khách quan và yêu cầu chủ quan, các khóa ĐTBD cần được tổ chức theo các hình thức khác nhau, phù hợp với yêu cầu, tính chất, độ tuổi, trình độ yêu cầu công việc và chuẩn hóa của từng nhóm đối tượng cán bộ, công chức cấp xã và cơ sở vật chất của mỗi địa phương, đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả của công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã.
24
Các hình thức đào tạo
Một là, đào tạo tập trung. Đây là hình thức mà theo đó các học viên phải đến học tập trung tại cơ sở đào tạo; thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định của trường, thực hiện chế độ học tập không phải tham gia bất kỳ hoạt động chuyên môn nào tại cơ sở.
Hai là, đào tạo vừa làm, vừa học. Đây là quá trình học tập gắn liền với quá trình làm việc tại cơ sở như ngày đi làm, tối đi học hoặc sáng đi làm, chiều đi học, một tháng tập trung một đợt. Hình thức này thường được áp dụng ở các đại học phối hợp với các cơ sở đào tạo mở tại tỉnh, thành phố, các lớp cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị; các lớp trung cấp lý luận chính trị gắn với các lớp trung cấp nghiệp vụ.
Bên cạnh đó với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay đã xuất hiện các hình thức mở lớp đào tạo từ xa. Tuy nhiên với các hình thức học tập từ xa không được các cấp ủy chú trọng cử cán bộ, công chức cấp xã đi học, vì chất lượng không cao.
Gần đây, việc đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức cấp xã được chú trọng, góp phần nâng cao kiến thức, tầm tư duy, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn ở cơ sở. Tuy nhiên, cán bộ, công chức cấp xã phải hội đủ các điều kiện mới tham gia các lớp đào tạo như: thời gian công tác, độ tuổi, cam kết, đào tạo đúng vị trí việc làm.
Các hình thức và loại hình bồi dưỡng
Điều 15 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP quy định các hình thức bồi dưỡng bao gồm:
- Tập sự
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức.
25
- Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 08 tiết) [6]
Và bao gồm các loại hình bồi dưỡng sau:
- Bồi dưỡng tập trung. Thông thường là các lớp ngắn ngày, có thời gian từ 1 đến 5 ngày. Đó là các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng; các lớp cập nhật kiến thức, các lớp học tập triển khai nghị quyết, dự án, chương trình… Ngoài ra còn có các lớp bồi dưỡng tập trung dài ngày (5 đến 10 ngày). Đây là những lớp bồi dưỡng bổ sung, cập nhật các kiến thức mới, chương trình mới như: các lớp bồi dưỡng theo chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác đảng, chính quyền, đoàn thể…
- Bồi dưỡng bán tập trung, thời gian trên 10 ngày cho đến 3 tháng. Đó là những lớp bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở; bồi dưỡng chương trình chuyên viên, chuyên viên chính; kiến thức quốc phòng và an ninh dành cho đối tượng để chuẩn hóa cán bộ.
1.2.2.5. Kết quả học tập, rèn luyện học viên
Đây là tiêu chí dễ nhận biết và rõ nét nhất để đánh giá chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức bởi vì kết quả học tập, rèn luyện của học viên trong mỗi khóa ĐTBD là sự so sánh giữa trình độ đầu vào với trình độ đầu ra của cán bộ. Kết quả này, về mặt hình thức, được thể hiện thông qua kết quả kiểm tra, thi các môn, kết quả viết tiểu luận cuối khóa, kết quả thi tốt nghiệp và bản nhận xét, đánh giá về quá trình tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tham gia khóa học. Kết quả học tập và rèn luyện của học viên về mặt hình thức, phản ánh rõ nhất chất lượng ĐTBD nhưng phải loại trừ được các yếu tố tiêu cực để bảo đảm kết quả này là thực chất.
Mỗi cán bộ, công chức cấp xã sau khi được ĐTBD phải được nâng cao hơn về trình độ lý luận chính trị, về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hành công vụ; về đạo đức, trách nhiệm công vụ.
26
Chất lượng ĐTBD không chỉ được đánh giá thông qua kết quả học tập của từng cán bộ, công chức mà còn được đánh giá thông qua tỷ lệ học viên đạt xuất sắc, giỏi, khá trong từng khóa ĐTBD.
1.2.2.6. Hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng
Hiệu quả công tác sau ĐTBD là tiêu chí để đánh giá thực chất chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức nói chung và cấp xã nói riêng, bởi vì cán bộ, công chức là người đang làm việc trong hệ thống chính trị, do đó hoạt động ĐTBD chỉ có chất lượng nếu sau ĐTBD họ nâng cao hiệu quả giải quyết công việc. Có thể nói, bằng cấp, chứng chỉ là tiêu chí hình thức, còn hiệu quả công tác là tiêu chí nội dung trong đánh giá chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Hiệu quả công tác được đánh giá trên các phương diện sau:
- Về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ:Cán bộ, công chức cấp xã sau khi được ĐTBD phải nắm vững các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao về kiến thức quản lý nhà nước.
- Về kỹ năng: Cán bộ phải nắm vững và vận dụng tốt các kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; kỹ năng tổ chức và điều phối công việc; kỹ năng sáng tạo trong công việc.
- Về thái độ, trách nhiệm, đạo đức: Sau ĐTBD, cán bộ, công chức phải nâng cao tính chủ động, trách nhiệm trong công việc được giao, có sự tự tin, linh hoạt trong công việc và có tinh thần hợp tác tốt, thân thiện, cởi mở với đồng nghiệp; kính trọng lễ phép, tận tình phục vụ nhân dân.
- Về hiệu quả thực hiện công việc được giao: Từ những yêu cầu nêu trên, sau ĐTBD, cán bộ, công chức cấp xã phải thể hiện khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao hơn, hiệu quả hơn. Đây chính là tiêu chí đánh giá đúng đắn nhất về chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức nói chung, cán bộ công chức cấp xã nói riêng.
27
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng
1.3.1. Yếu tố về chính trị
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cấp xã nói riêng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng là công việc đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực công tác cho đội ngũ này - là những yêu cầu cấp thiết quyết định chất lượng tổ chức, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, chủ trương, chiến lược về công tác cán bộ nói chung và ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã nói riêng là điều kiện then chốt quyết định chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức
Thứ hai, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Lý luận và thực tiễn đã chứng