Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 45)

Hiện nay, chất lượng đội ngũ cán bộ xã tại huyện Tây Giang đã được nâng lên, hơn 50% số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học; trên 80% có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; cán bộ trẻ dưới 35 tuổi chiếm 20% tổng số cán bộ của xã; việc sử dụng, bố trí đội ngũ cán bộ phù hợp với trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được nhu cầu công việc. Để có được kết quả đó, hàng năm, Đảng ủy, UBND huyện ngoài việc tạo thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn, dài hạn do tỉnh, huyện tổ chức; cấp ủy, chính quyền cũng như các tổ chức đoàn thể đã tạo điều kiện hỗ trợ một phần kinh phí cho cán bộ tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng. Cùng với đó, huyện đã khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tự học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ trưởng thôn, bí thư chi bộ…Cùng với chuẩn hóa về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị, huyện ủy đã chú trọng nâng cao kỹ năng lãnh đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.

35

Với phương châm “Học đi đôi với hành”, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tây Giang đã ứng dụng công nghệ - thông tin phục vụ bài giảng; đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng mở rộng liên hệ giữa lý luận với thực tiễn, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn công tác… Ngoài ra, chú trọng bổ sung, cập nhật những số liệu mới, vấn đề mới và tình hình thực tiễn của địa phương theo hướng vừa bảo đảm nội dung yêu cầu, vừa đổi mới nội dung bài giảng. Trong đó, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào các chương trình bồi dưỡng theo chủ đề của từng giai đoạn, từng năm. Đi đôi với công tác ĐTBD, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện còn tham mưu với Huyện ủy xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức gồm những đồng chí là lãnh đạo các ban Đảng, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có tâm huyết với công tác giảng dạy, đã kinh qua thực tiễn ở cơ sở. Từ đó, chất lượng đào tạo được nâng cao, 100% học viên các lớp đều hoàn thành chương trình học tập với tỷ lệ khá, giỏi đạt 70% trở lên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)