Yếu tố về chất lượng nội dung chương trình và phương pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 40 - 42)

Thứ nhất, về chất lượng chương trình ĐTBD cần bảo đảm theo yêu cầu sau đây:

- Chương trình phải phù hợp với mục tiêu, đối tượng ĐTBD. Chương trình ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã chỉ thực sự có chất lượng khi đáp ứng được những yêu cầu mà mục tiêu đặt ra. Do vậy, cần phải căn cứ vào mục tiêu ĐTBD để xác định nội dung chương trình cho phù hợp.

- Mỗi chương trình ĐTBD khi được xây dựng cần xác định rõ đối tượng ĐTBD là ai? Cần được trang bị những kiến thức gì, ở mức độ nào? Từ đó tránh được tình trạng nội dung chương trình quá nặng hoặc quá nhẹ, nhàm chán, trùng lặp, không thiết thực đối với học viên.

- Yêu cầu về tính khoa học của chương trình: Tính khoa học của chương trình thể hiện ở tính chính xác về khoa học và tính cập nhật của nội dung chương trình. Nội dung chương trình đòi hỏi các thông tin phải phản ánh đúng đắn, chính xác những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và những thông tin khoa học đã được kiểm chứng. Mặt khác, nội dung chương trình phải cập nhật được những thông tin mang tính thời sự, có giá trị thực tiễn cao, phù hợp với thực tiễn công tác của đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng.

31

- Yêu cầu về tính cân đối của chương trình: Tính cân đối của chương trình đòi hỏi trước hết phải cân đối thời lượng khóa ĐTBD. Tùy thuộc vào đối tượng ĐTBD, mỗi chương trình ĐTBD được xác định thời lượng khác nhau, bảo đảm phù hợp với mục tiêu ĐTBD. Tính cân đối của chương trình còn đòi hỏi phải bảo đảm cân đối giữa phần giảng dạy và phần thảo luận, giữa lý thuyết và thực hành làm bài tập, đi thực tế.

- Yêu cầu về tính ứng dụng của chương trình ĐTBD: Đánh giá chất lượng ĐTBD cần phải căn cứ vào tính ứng dụng của chương trình. Chương trình phải thiết thực, phù hợp với nhu cầu của học viên; với yêu cầu của thực tiễn. Bảo đảm tính ứng dụng của chương trình tạo nên hứng thú trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng ĐTBD.

Thứ hai, về phương pháp giảng dạy. Hiện nay, trong các học viện, nhà trường, trung tâm ĐTBD cán bộ, công chức, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đang được thực hiện một cách tích cực. Với phương pháp giảng dạy mới, lấy người học làm trung tâm, hiệu quả đào tạo tăng lên rõ rệt.

Phương pháp giảng dạy tích cực khuyến khích sự chủ động, tích cực của người học, tăng cường sự phối hợp, trao đổi giữa người dạy và người học, tạo không khí học tập sôi nổi, làm cho việc truyền đạt kiến thức dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. Thông qua mô hình hóa bài giảng thành các sơ đồ, biểu đồ, minh họa bằng các hình ảnh sinh động, thảo luận, tranh luận trong nhóm, v.v.. trước khi giáo viên kết luận, gợi mở có tác dụng lôi cuốn mọi người học tham gia vào bài giảng, chủ động hơn; tiếp thu kiến thức không thụ động, một chiều mà có phân tích, phản biện v.v..

Tác dụng của phương pháp giảng dạy tích cực đối với yêu cầu nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã đã rõ ràng, nhưng để thực hiện được phương pháp giảng dạy tích cực đòi hỏi người giảng viên phải nắm vững bài giảng, có kiến thức sâu rộng, am hiểu thực tiễn, am hiểu tình

32

hình thực tế văn hóa, phong tục tập quán ở địa phương, thường xuyên trau dồi phương pháp sư phạm, nhất là trong giảng dạy cho cán bộ là người dân tộc thiểu số, phải biết chuyển hóa những vấn đề phức tạp trở nên đơn giản, dễ tiếp thu.

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng và bài học rút ra cho huyện Cam Lộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 40 - 42)