Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 42 - 43)

Những năm qua nhờ làm tốt công tác ĐTBD mà chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nậm Pồ ngày càng được nâng lên; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Hiện nay, toàn huyện có 339 cán bộ, công chức cấp xã (trong đó, THCS trở lên 331 người; THPT 221 người; trung cấp chuyên môn trở lên 301 người), đã qua đào tạo về lý luận chính trị 190 người.

Huyện Nậm Pồ đã có nhiều giải pháp tích cực để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch ĐTBD cán bộ công chức cấp xã hàng năm và theo giai đoạn. Mục tiêu chung của kế hoạch là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có phẩm chất, đạo đức, lối sống tốt và năng lực thi hành nhiệm vụ công vụ được giao.

Phòng Nội vụ chủ động rà soát tiêu chuẩn, chức danh, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Trên cơ sở đó, Phòng xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng; trong đó tập trung đào tạo về công tác Ðảng, chính quyền, đoàn thể, những lĩnh vực chuyên môn (tư pháp, văn hóa, xã hội…); bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, sử dụng công nghệ thông tin... Hàng năm, huyện Nậm Pồ cử hàng trăm lượt cán bộ công chức, đại biểu HÐND đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng về quản lý nhà nước, lý luận chính trị... Cán bộ

33

công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần nâng tỷ lệ công chức cấp xã đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của huyện đạt cao.

Chỉ tính đến cuối năm 2019 huyện có 180/180 công chức xã; 63/164 cán bộ cấp xã đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ… Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã qua ĐTBD đã từng bước chuẩn hóa, cơ bản đạt chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học theo các chức danh, vị trí đảm nhiệm. Qua đó đã làm tốt hơn công tác tham mưu, có nhiều đề xuất, giải pháp thực thi hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)