CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁCNGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦNVIỆT NAM 10598360-1926-003612.htm (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁCNGÂN HÀNG

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.3.1. Yeu tố quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô ngân hàng đuợc đo luờng thông qua tổng tài sản là một trong những yếu tố đuợc quan tâm khi so sánh các ngân hàng. Các thuyết kinh tế cho rằng các tổ chức lớn sẽ hiệu quả hơn và có thể cung cấp đuợc dịch vụ tại mức giá thấp hơn nhờ vào lợi thế kinh tế qui mơ qua đó thu về lợi nhuận lớn hơn. Theo Trần Việt Dũng (2014), các thuyết kinh tế cho rằng các tổ chức lớn sẽ hiệu quả hơn và có thể cung cấp đuợc dịch vụ tại mức giá thấp hơn nhờ vào lợi thế kinh tế qui mơ qua đó thu về lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc mở rộng qui mô hoạt động của ngân hàng khơng hợp lý sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc quản trị, có thể dẫn tới việc giảm khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua chác quyết định sai lầm. Do đó biến Quy mơ ngân hàng đuợc dự đốn đồng biến với biến phụ thuộc.

2.3.2. Yếu tố vốn chủ sở hữu (CAP)

Chỉ tiêu đuợc đo luờng bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn. Trong phạm vi bài nghiên cứu cấu trúc vốn đuợc dự đốn có quan hệ cùng chiều với lợi

nhuận hoạt động ngân hàng. Khi ngân hàng có sự chênh lệch quá cao trong việc tỷ lệ nợ và sử dụng vốn thì chi phí tăng do tác động của các yếu tố bên ngồi. Để giải quyết tình trạng này, Theo Berger (1995) tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ đuợc ngân hàng tăng lên trên tổng nguồn vốn để giảm chi phí phá sản do việc sử dụng nợ vay quá nhiều, do đó lợi nhuận ngân hàng cũng tăng lên. Athanassoglou cùng cộng sự (2008) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh huởng đến lợi nhuận của ngân hàng Hy Lạp giai đoạn 1985-2001 và đua ra kết luận rằng cấu trúc vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến ROA và ROE của ngân hàng.

2.3.3. Yếu tố tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng du nợ cho vay cao thể hiện chất luợng tín dụng thấp, đồng thời khi phát sinh nợ xấu, dựa vào từng nhóm nợ cụ thể mà ngân hàng phải trích lập dự phịng làm giảm lợi nhuận và hiệu quả hoạt động. Theo Thông tu 02/2013/TT-NHNN, Nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3 (nợ duới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Lợi nhuận ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với chất luợng danh mục cho vay, và các khoản lỗ từ nợ quá hạn là rủi ro lớn nhất đối với ngân hàng (Dang, 2011). Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các khoản nợ xấu trên tổng du nợ cho vay đo luờng chất luợng tài sản đề cho thấy mối quan hệ nguợc chiều, tỷ lệ này càng thấp thì hiệu quả hoạt động ngân hàng càng cao. Do đó, giả thuyết đặt ra cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng du nợ có tác động nghịch chiều đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng.

2.3.4. Yếu tố tính thanh khoản (LQR)

Khả năng thanh khoản của ngân hàng có thể đuợc đo luờng bằng: Các tài sản có tính thanh khoản cao so với tổng tài sản (Kyriaki 2008, Ongnore 2013, Tesfaye 2014). Rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi có tình trạng rút tiền hàng loạt của khách hàng làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn vốn của ngân hàng (Nguyễn Thị Cành 2009). Thanh khoản và quản trị thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ NHTM nào. Hiên nay, ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản, khi giữa các ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt về thu hút tiền gửi trong nền kinh tế.

Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng khơng có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh tốn.

Có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình (BaoC, 2012) Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, khả năng tiếp cận đến thị trường tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng, tuân thủ với các chính sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng.

Theo kỳ vọng của tác giả những tài sản có tính thanh khoản cao có suất sinh lời thấp nhất trong cơ cấu danh mục đầu tư của ngân hàng. Do đó, tính thanh khoản có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

2.3.5. Yeu tố chi phí hoạt động ngân hàng (OC)

Để đảm bảo lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, một ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn so với các ngân hàng khác thường sử dụng hiệu quả thơng qua quản lí và cải tiến cơng nghệ, khi đó lợi nhuận cao hơn nhờ giảm chi phí hoạt động. Các hoạt động kiểm sốt chi phí tỏng chi phí vận hành, chi phí nhân viên, là biện pháp quan trọng để tối ưu hóa thu nhập và nâng cao hiệu quả ngân hàng. Ngân hàng càng lớn tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu càng thấp nhờ đó lợi nhuận thu được cao hơn (Olweny và Shipho, 2011). Do đó, giả thuyết đặt ra là tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu có tác động nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

2.3.6. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tác động của tăng trưởng kinh tế tới hiệu quả hoạt động của các NHTM ngày một rõ rệt khi ngân hàng là một lĩnh vực có quan hệ trực tiếp với nền kinh tế, tổng

sản phẩm quốc nội (GDP) được tin là có mối quan hệ mật thiết đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng. Một nền kinh tế phát triển, nhu vầu về vốn của các doanh nghiệp tăng cao trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời do mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn dẫn tới khả năng trả nợ tốt hơn. Do đó, giả thuyết đặt ra GDP có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng.

2.3.7. Lạm phát (CPI)

Lạm phát có tác động trực tiếp đến động cơ gửi tiền và đi vay của các chủ thể kinh tế do đó sẽ tác động trực tiếp tới thu nhập và chi phí của ngân hàng cũng như tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Cụ thể hơn, khi lạm phát tăng cao, ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, để có được nguồn vốn kinh doanh, ngân hàng sẽ phải đối mặt với các nguồn vốn với lãi suất theo diễn biến thị trường. Tuy nhiên, lãi suất huy động không thể nào chênh lệch quá cao so với lãi suất cho vay để duy trì mức lợi nhuận, điều này khó thực hiện đối với các ngân hàng. Do các hợp đồng cho vay thường dài hạn, lãi suất cho vay không thể được điều chỉnh kịp thời đối với mức độ điều chỉnh lãi suất huy động. Do đó, giả thuyết đặt ra là lạm phát được kỳ vọng có mối tương quan nghịch với hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦNVIỆT NAM 10598360-1926-003612.htm (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w