MÔ HÌNH NGHIÊNCỨU

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦNVIỆT NAM 10598360-1926-003612.htm (Trang 36)

Trong mô hình hồi quy, các biến độc lập là quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), tỷ lệ nợ xấu (NPL), chi phí hoạt động (OC), tính thanh khoản (LQR), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (CPI), còn các biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE), khác nhau theo các ngân hàng (i) và thời gian (t). Để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, bài nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

ROAit = βoi + β1SIZEit + β2CAPit + β3LQRit + β4NPLit + β5OCit + β6GDPit + β7CPIit + ɛit

ROEit = βoi + β1SIZEit + β2CAPit + β3LQRit + β4NPLit + β5OCit + β6GDPit + β7CPIit + ɛit

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả lựa chọn sử dụng các biến độc lập cho bài nghiên cứu của mình cụ thể:

Quy mô ngân hàng (SIZE) là nhân tố được hầu hết các nhà nghiên cứu đưa

vào mô hình để xem xét tác động đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên những nghiên cứu trước đây có những kết luận trái chiều và tác động của quy mô ngân hàng lên hiệu quả hoạt động ngân hàng. Althanasoglou và cộng sự (2006) đều tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa quy mô và lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên Goaied (2008) lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và khả năng sinh lời của ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng TMCP Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, do đó trong bài nghiên cứu quy mô ngân hàng được kì vọng tác động cùng

chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng. Biến Quy mô ngân hàng (SIZE) đuợc đo luờng bằng logarit tự nhiên của yếu tố tổng tài sản ngân hàng.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) đuợc xem là yếu tố có tác động quan trọng đến hiệu quả

hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo Berger (1995) tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ đuợc

ngân hàng tăng lên trên tổng nguồn vốn để giảm chi phí phá sản do việc sử dụng nợ vay quá nhiều, do đó lợi nhuận ngân hàng cũng tăng lên. Athanassoglou cùng cộng sự (2008) kết luận rằng cấu trúc vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến ROA và ROE của ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu của mình tác giả kì vọng cấu trúc vốn có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận hoạt động ngân hàng. Chỉ tiêu này đuợc đo luờng bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (NPL) Nghiên cứu thực nghiệm của

Nguyễn Văn Sang (2012) tìm thấy mối quan hệ nguợc chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cùng quan điểm trên, do đó, trong bài nghiên cứu này tỷ lệ nợ xấu trên tổng du nợ đuợc kì vọng có tác động nghịch chiều đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng và đuợc xác định bằng Tổng nợ nhóm 3,4,5/Tổng du nợ cho vay.

Chi phí hoạt động (OC) theo nghiên cứu của Althanasoglou và cộng sự

(2008) và Nguyễn Văn Sang (2012) đều tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa chi phí hoạt động và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Cụ thể, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu thấp hơn có thể tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó, nghiên cứu kì vọng chi phí hoạt động có mối quan hệ nguợc chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng và đuợc đo luờng bởi Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động.

Tỷ lệ thanh khoản (LQR) đuợc đo luờng bởi Tiền và khoản tuơng đuơng

tiền/Tổng tài sản. Theo BaoC (2012). Chỉ tiêu này có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình. Việc giám sát các chỉ số thanh khoản là điều cực kì quan trọng vì quản lí thanh khoản kém có thể buộc các ngân hàng tiến tới phá sản. Theo kỳ vọng

của tác giả những tài sản có tính thanh khoản cao có suất sinh lời thấp nhất trong cơ cấu danh mục đầu tu của ngân hàng. Do đó, tính thanh khoản đuợc kì vọng có tác động nguợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

Để đại diện cho môi truờng kinh tế vĩ mô, tác giả lựa chọn: Tốc độ tăng trưởng

tổng tài sản quốc nội (GDP) và tỷ lệ lạm phát (CPI).

Tăng truởng GDP đuợc xem nhu một yếu tố kiểm soát tác động đầu ra theo chu kỳ, trong đó các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi đuợc kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận nhuận ngân hàng. Chất luợng tín dụng sẽ xấu đi trong thời kì suy thoái lúc mà GDP tăng truởng chậm lại, số luợng khoản vay có chất luợng xấu sẽ mặc định tăng lên, do đó lợi nhuận ngân hàng giảm. Dietrich và Wanzenried (2009) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa GDP và lợi nhuận ngân hàng. Trong bài nghiên cứu này, tốc độ tăng trưởng GDP đuợc kì vọng có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Bourke (1989) và Gul cộng sự (2011) đều tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa lạm phát và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Revell (1979) cho rằng ảnh huởng của lạm phát đối với khả năng sinh lời của ngân hàng phụ thuộc vào việc chi phí luơng và các chi phí hoạt động khác của ngân hàng có tăng nhanh hơn lạm phát hay không. Tỷ lệ lạm phát đuợc dự đoán bởi quản trị ngân hàng, theo đó các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất một cách hợp lí nhằm tăng doanh thu nhanh hơn chi phí và kiếm đuợc lợi nhuận kinh tế cao hơn Tuy nhiên, lạm phát có tác động trực tiếp đến động cơ gửi tiền và đi vay của các chủ thể kinh tế do đó sẽ tác động trực tiếp tới thu nhập và chi phí của ngân hàng cũng nhu tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Trong bài nghiên cứu này, tỷ lệ lạm phát (CPI) đuợc kì vọng có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng

Giải thích mô hình:

ROA, ROE: Biến phụ thuộc của mô hình, lần luợt là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.

Các biến độc lập lần lượt là:

SIZE: Quy mô ngân hàng, được tính bằng logarit tổng tài sản

CAP: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, được tính bằng Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

LQR: Tỷ lệ thanh khoản, được tính bằng Tiền và khoản tương đương tiền/Tổng tài sản

NPL: Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng Tổng nợ nhóm 3,4,5/Tổng dư nợ cho vay OC: Chi phí hoạt động được tính bằng Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động

GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP

CPI: Tỷ lệ lạm phát

ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu bình quân

Biến độc lập Mô tả Công thức Dấu kỳ vọng

SIZE Quy mô tài sản Ln(Tổng tài sản) +

CAP Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản + LQR Tỷ lệ thanh khoản Tiền và khoản tương

đương tiền/Tổng tài sản

ch(

""Oc Chi phí hoạt động Tổng chi phí hoạt

động/Tổng thu nhập hoạt động - GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP +

^^CPI Tỉ lệ lạm phát chỉ số giá tiêu dùng -

Hệ số nhiễu

i Ngân hàng 1 đến 22 ngân hàng

nghiên cứu

bảng.

3.3.1. Mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM)

Với giả định mỗi đơn vị đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc hay nói cách khác mô hình FEM phân tích mối tương quan giữa các biến giải thích với các biến phụ thuộc, qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng

biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để có thể ước lượng những ảnh hưởng thực của biến giải thích lên biến phụ thuộc.

3.3.2 Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM)

Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hưởng cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các đơn vị. Nếu sự biến động giữa các đơn vị có tương quan đến biến độc lập - biến giải thích trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích.

Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong đó, phần dư của mỗi thực thể (không tương quan với biến giải thích) được xem là một biến giải thích mới.

Cuối cùng, để xem xét mô hình FEM hay REM phù hợp hơn, ta sử dụng kiểm định Hausman. Thực chất kiểm định Hausman để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa εi và các biến độc lập hay không.

3.3.3 Các kiểm định mô hình

— Kiểm định Hausman

Để đảm bảo giá định này tồn tại, kiểm định Hausman được thực hiện bằng cách so sánh hai ước lượng của FEM và REM theo với giả thiết:

H0: βFEM = βREM H1: βFEM # βREM

Nếu sự khác biệt giữa hai ước lượng lớn, khi đó giá trị Prob < 10%, giả thiết H0 bị bác bỏ và kết luận REM không phù hợp để ước lượng dữ liệu bảng. Từ đó

- Kiểm định đa cộng tuyến

Dùng nhân tử phóng đại phương sai VIF Nếu VIF > 10 thì có đa cộng tuyến.

- Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Để kiểm định phương sai sai số thay đổi, dùng kiểm định Breusch-Pagan

Giả thiết H1: Phương sai không đồng nhất, nghĩa là phương sai thay đổi (the variance is not homogenous).

Nếu p-value <5% chấp nhận H1 — Kiểm định tự tương quan Giả thiết:

Ho: εi và biến độc lập không tương quan H1: εi và biến độc lập có tương quan

Khi giá trị P_value <0.05 ta bác bỏ Ho, khi đóm εi và biến độc lập tương quan với nhau ta sử dụng mô hình tác động cố định.

Ngoài hai phương pháp tác động cố định và tác động ngẫu nhiên, trong một số trường hợp tác giả sử dụng ước lượng OLS thô (Pooled OLS) cho dạng dữ liệu thu thập này. Ước lượng thô là ước lượng OLS trên tập dữ liệu thu được của các đối tượng theo thời gian, do vậy nó xem tất cả các hệ số đều không thay đổi giữa các đối tượng khác nhau và không thay đổi theo thời gian (Gujarati, 2004)

Ước lượng OLS cho mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ cho các tham số ước lượng không chệch nhưng lại không hiệu quả. Hơn nữa, các ước lượng của sai số chuẩn và do đó thống kê t sẽ không còn chính xác. Sở dĩ như vậy là vì ước lượng

OLS bỏ qua sự tự tương quan trong thành phần sai số μit. Để kết quả ước lượng không chệch và hiệu quả, ước lượng GLS khả thi (FGLS) được sử dụng để khắc phục hiện tượng sai số nhiễu tự tương quan.

Tên biến Số quan sát______ Trung bình Độ lệch Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất________ ROA 220 0.0081756 0.0062655 0.0001007 0.0472891 ROE ^220 0.0920284 0.0650507 0.0006826 0.2682345 GDP ^220 0.0614925 0.0060141 0.0524737 0.0707579 ^CPI ^220 0.06617 0.0474134 0.008786 0.186755 SIZE ^220 18.45196 1.160793 15.82754 20.99561 NPL ^220 0.0250474 0.0168678 0.0034 0.114 ^0C ^220 0.6584438 0.1184105 0.2509894 0.9290026 CAP ^220 0.0932383 0.0421566 0.0322527 0.2553888 LQR ^220 0.0144082 0.0182481 0.0037675 0.1292017 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả dữ liệu, đề xuất mô hình nghiên cứu, xác định được dấu kỳ vọng cho các biến độc lập trong mô hình và sử dụng các phương pháp kiểm định mô hình. Chương 4 tiếp theo sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM cổ phần Việt Nam, trình bày các kết quả nghiên cứu, các kiểm định cần thiết cho mô hình nghiên cứu định lượng. Từ đó có cơ sở để phân tích và và đối chiếu với thực tế.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Số liệu thống kê mô tả được sử dụng để hiển thị kết quả thống kê mô tả các yếu tố trong mô hình hồi quy ở giai đoạn nghiên cứu của các NHTMCP Việt Nam. Thống kê mô tả với các biến trong mô hình được trình bày theo các đại lượng chính bao gồm: số quan sát, trung bình tổng thể, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của 7 biến trong thời gian từ 10 năm từ 2009-2018.

lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng với giá trị trung bình là 9.2%, giá trị nhỏ nhất là 0.06% và giá trị lớn nhất là 26.82%. Như vậy, bảng thống kê mô tả cũng phản ánh được phần nào tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và với tỷ suất sinh

GDP 0.0366

0.5892lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng có thể biến động rất mạnh qua các1.0000

năm tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong từng năm.

Quy mô ngân hàng (SIZE) giá trị trung bình là 18.45, với giá trị nhỏ nhất là 15.82 của ngân hàng Kiên Long vào năm 2009 và giá trị lớn nhất là 20.99 của ngân hàng Đầu tu và Phát triền (BIDV). Đây là biến có độ lệch cao nhất với độ lệch là 1.16. Chứng tỏ các NHTM đuợc nghiên cứu có quy mô khác nhau qua các năm.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tỷ lệ nợ xấu cao nhất lên đến 11.4 Tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là 0.34% so với tỷ lệ nợ xấu trung bình là 2.5% trên toàn hệ thống.

Tỷ lệ chi phí hoạt động (OC) với tỷ lệ trung bình đạt 65.84%, với ngân hàng có tỷ lệ chi phí hoạt động tốt nhất EIB vào năm 2013 chỉ vỏn vẹn 25.1%. Ngân hàng SCB đang gánh luợng chi phí hoạt động khá cao 92,9% vào năm 2017.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn (CAP) có giá trị trung bình trong toàn mẫu nghiên cứu là 9.3%, nhung mức độ chênh lệch tuơng đối cao giữa các ngân hàng, thấp nhất chỉ đạt 3.2% tuy nhiên có những ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn cao đạt 25.53%. Trong đó, còn có những ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn còn khá khiêm tốn dẫn tới giá trị trung bình của đại luợng này chỉ đạt khoảng 9.3%.

Tỷ lệ thanh khoản (LQR) ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản cao nhất là VAB vào năm 2009 đạt 12.9% chênh lệch rất lớn so với tỷ lệ trung bình đạt 1.44%. Còn đối với tỷ lệ thanh khoản kém nhất thuộc về ngân hàng SHB vào năm 2013 chỉ đạt 0.37%, ở các chỉ số này độ lệch chuẩn khá thấp chỉ với 0.18%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) có giá trị trung bình là 6,1%, biên độ giao động nhỏ với giá trị nhỏ nhất là 5.24% và giá trị lớn nhất là 7.07%.

Tỷ lệ lạm phát (CPI) có giá trị trung bình là 6.6% tuy nhiên biên độ giao động lớn với giá trị nhỏ nhất là 0.87% và giá trị lớn nhất là 18.67%.

0.0000 0.0002 0.0050 NPL -0.2069* 0.0020 -0.2144* 0.0014 0.1115 0.0991 -0.1579* 0.0191 1.0000 ^0C -0.3267* 0.0000 -0.0830 0.2201 0.2025* 0.0025 -0.0637 0.3471 0.2019* 0.0026 1.0000 CAP -0.1875* 0.0053 -0.1996*0.0029 0.1689*0.0121 -0.6959*0.0000 0.1984*0.0031 -0.2133*0.0015 1.0000 LQR 0.1369* 0.0425 -0.1513*0.0248 0.1951*0.0037 -0.06830.3136 -0.06010.3747 -0.01980.7707 0.11960.0767 1.0000

0.1584 CPI 0.3565* 0.0000 -0.3054*0.0000 1.0000 SIZE -0.0728 0.2822 0.2495*0.0002 -0.1888*0.0050 1.0000 NPL -0.0388 0.5669 -0.2144*0.0014 0.11150.0991 -0.1579*0.0191 1.0000 ^OC -0.3415* 0.0000 -0.08300.2201 0.2025*0.0025 -0.06370.3471 0.2019*0.0026 1.0000 CAP 0.3705* 0.0000 -0.1996*0.0029 0.1689*0.0121 -0.6959*0.0000 0.1984*0.0031 -0.2133*0.0015 1.0000 LQR 0.1804* 0.0073 -0.1513*0.0248 0.1951*0.0037 -0.06830.3136 -0.06010.3747 -0.01980.7707 0.11960.0767 1.0000

Bảng 4.2 cho thấy, các biến độc lập CPI, SIZE, LQR có hệ số tương quan lần

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦNVIỆT NAM 10598360-1926-003612.htm (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w