Hiệu quả hoạt động của NHTM

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANHNGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598378-1959-003852.htm (Trang 25 - 27)

Có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa cũng như cách ước lượng về HQHĐ của NHTM:

- Theo Antonio, Ludger và Vito (2006), hiệu quả hoạt động được xem như phép so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng một mức đầu vào được nhất định, hoạt động nào có thể tạo ra nhiều đầu ra hơn sẽ là hoạt động có hiệu quả cao hơn”. Hoặc là theo Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế

11

lượng Anh - Việt (PGS.TS Nguyễn Khắc Minh, 2004), hiệu quả được xem là mức độ đạt được mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng hoàn thành việc thực hiện phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu được lập ra.

- NHTM là một trung gian tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, luôn có hoạt động điều chuyển nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu (Peter S. Rose, 2014), và trong việc kinh doanh, hoạt động của NH phải luôn có sự kết hợp giữa hai yếu tố là tối đa hoá lợi nhuận nhưng trong mức rủi ro cho phép - mức rủi ro NHTM có thể chấp nhận được.

- Hiệu quả thể hiện sự tương quan giữa các biến đầu ra thu được so với các biến đầu vào, biến đã được sử dụng để tạo ra những đầu ra đó: trong đó, hiệu quả chi phí hay hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật là chỉ số thể hiện khả năng sản xuất tối đa của đơn vị với đầu vào được cho trước, còn hiệu quả phân bổ được dùng để phản ánh khả năng tối ưu hoá các yếu tố đầu vào khi đã biết giá cả của chúng. Do vậy, hiệu quả còn có thể nói cách khác là những lợi ích mang lại từ các hoạt động cụ thể dưới hình thức tối ưu hoá đầu vào và tối đa hoá đầu ra. (Farrell, 1957).

- Có thể hiểu, HQHĐ của một NHTM như là khả năng tạo ra lợi nhuận của NHTM đó trong điều kiện hạn chế rủi ro và các hoạt động của NH vẫn đúng theo mục tiêu đã định. Theo Chang & cộng sự (2010) cũng nêu rằng hiệu quả cũng phản ánh năng lực quản lí, sử dụng nguồn lực và kiểm soát chi phí để tạo đầu ra.

- NHTM vận dụng các nguồn lực (lao động, cơ sở vật chất, nguồn vốn) để thực hiện các hoạt động kinh doanh chính: cấp tín dụng, nhận tiền gửi, đầu tư... để tạo lợi nhuận cho chính NHTM. Đây cũng được xem là một cơ sở để xác định sự hiệu quả và các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM.

- Theo quan điểm được nêu trong các bài nghiên cứu của Elyasiani và Mehdian (1990a, 1990b) và Mester (1987), tác giả đã xác định đầu ra trong hoạt động của NHTM dưới vai trò trung gian tài chính là tài sản của các ngân hàng, trong khi các khoản tiền gửi, lao động và vốn là yếu tố đầu vào. Điều quan trọng

- Công thức tính: _____ L i nhu n ròngợ ậ

ROE = , r , v? ° xʌ ɪɪɪ ɪ vλ

V n ch s h u bình quân (X)ố ủ ơ ữ 12

nhất trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng là thu nhập lãi, và phụ thuộc vào nghiệp vụ cấp tín dụng (cụ thể là cho vay). Do đó, phát triển tín dụng là rất quan trọng đối với các ngân hàng. Trong đó, vốn cho vay được xem như một sản phẩm và lãi xuất cho vay được xem như giá của khoản tín dụng đó.

Như vậy, thông qua các quan điểm trên, có thể hiểu HQHĐ của NHTM là khả năng tối ưu hóa các yếu tố đầu vào như nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất, và các yếu tố khác trong quá trình hoạt động, vận hành của chính NHTM như huy động vốn, cấp tín dụng, đầu tư và phát triển các sản phẩm dịch vụ khác nhằm đạt được kết quả đầu ra tối đa. Hay có thể hiểu HQHĐ của NHTM theo ba hướng:

(1) Tối thiểu hóa chi phí - sử dụng ít các yếu tố đầu vào để tạo ra thu nhập. (2) Đầu vào cố định nhưng tối đa hoá đầu ra.

(3) Sử dụng nhiều yếu tố đầu vào nhưng lượng đầu ra cũng phải tăng - tỷ lệ thuận với tốc độ đầu vào sử dụng, và tăng nhiều hơn so với lượng đầu vào được dùng.

Hệ thống NHTM là một thành phần đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế nên HQHĐ ngân hàng là một trong những vấn đề luôn được quan tâm. Và ngày nay, khi xã hội phát triển, có sự hội nhập quốc tế, việc nâng cao HQHĐ là điều cấp thiết và tất yếu của mỗi ngân hàng nhằm củng cố tiềm lực của bản thân, và an toàn hoạt động trong nền kinh tế mở đầy tính cạnh tranh như hiện nay.

Với mục đích nghiên cứu của đề tài này, hiệu quả kinh doanh của các NHTM sẽ được xem xét dưới khía cạnh là khả năng sinh lời hay kết quả lợi nhuận của các NH.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANHNGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598378-1959-003852.htm (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w