mô hình REM có xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi nên tác giả lựa chọn sử dụng hồi quy theo phương pháp FGLS để khắc phục hiện tượng trên, kết quả có được như sau:
ROA = 0.151 + 0.000254*NTR + 0.00435*SIZE - 0.0842*NPL - 0.0163*GDP + 0.0222*INF
4.3.1. Kiểm tra tiên đoán phần dư
Tác giả thực hiện kiểm tra tính tiên đoán của phần dư, kết quả cho thấy phần dư của mô hình không thể tiên đoán, nghĩa là mô hình sử dụng không mang ý nghĩa tiên đoán.
Bảng 4.10 - Kết quả kiểm tra tiên đoán phần dư
predict r
(option xb assumed; fitted values) (81 missing values generated)
Nguồn: Ket quả được tính toán từ phần mềm Stata phụ lục 11
4.3.2. Kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư
Bảng 4.11 - Kết quả kiểm định phần dư có phân phối chuẩn
Variable Pr (Skewness) Pr (Kurtosis) Chi2 Prob > chi2
r 0.000 0.0000 . 0.0000
Ghi chú: Biến phụ thuộc: ROA; ***, **, * mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả được tính toán từ phần mềm Stata, chi tiết tại phụ lục10
Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp FGLS cho thấy chỉ có hệ số hồi quy của của NTR, SIZE, EQUITY, NPL, GDP, INF và Constant ở mức ý nghĩa 10%. Theo đây, mô hình được viết lại như sau:
Nguồn: Ket quả được tính toán từ phần mềm Stata, chi tiết tại phụ lục 12
Kết quả kiểm định cho thấy Kurtosis = 0 < 3. Do đó, phần dư không có phân phối chuấn và độ nhọn dưới chuẩn.
4.4. Kết quả nghiên cứu
NTR - Tỷ lệ kinh doanh phi lãi: Theo giả thuyết 1: Tồn tại tương quan thuận giữa mức độ đa dạng hoá thu nhập và khả năng sinh lời. Kết quả nghiên cứu cũng cho ra kết quả tác động cùng chiều. Ngân hàng thương mại hiện nay đang không còn chủ yếu tạo nguồn thu từ các khoản cho vay, các ngân hàng đang đưa ra nhiều thêm các sản phẩm dịch vụ (hoạt động kinh doanh phi truyền thống) nhằm đa dạng hoá nguồn thu và đa dạng hoá lợi nhuận.
SIZE - Quy mô ngân hàng: Theo giả thuyết 2: Tồn tại tương quan thuận giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời (H2). Kết quả nghiên cứu cũng cho ra kết quả có tác động cùng chiều. Việc tăng tài sản cũng giúp cho NH có thể nâng cao hoạt động kinh doanh hơn. Vì khi đó, tài sản tăng, NH sẽ có thêm vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và khi hoat động kinh doanh hiệu quả thì ROA sẽ tự tăng.
48
EQUITY - Đô phù hợp vốn: Theo giả thuyết 5: Tồn tại tương quan nghịch giữa đô phù hợp vốn và khả năng sinh lời. Trong thời kỳ nên kinh tế đang có nhiều chuyển biến như hiện này, với sự hôi nhập và tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài, phần trăm sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng thương mại cổ phần đang tăng. Tuy nhiên, kết quả bài nghiên cứu lại cho ra kết quả tác đông cùng chiều. Dù chi phí cho việc huy đông vốn này cao hơn nhưng lợi nhuận mang lại nhiều hơn do chủ đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm hơn so với các nhà đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với tổ chúc tín dụng (theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II) về việc tăng vốn tự có. Các ngân hàng đang ráo riết trong việc tăng hệ số CAR > 8%. Do đó, ROA và EQUITY có tác đông cùng chiều.
NPL - Tỷ lệ nơ xấu: Theo giả thuyết 4: Tồn tại tương quan thuận giữa chất lượng tài sản và khả năng sinh lời (H4). Tuy nhiên, kết quả bài nghiên cứu lại cho ra kết quả tác đông ngược chiều. Theo như đã trình bày trong phần mô hình nghiên cứu ở chương 3, hầu hết các bài tham khảo từ các tác giả đều cho cùng quan điểm rằng, khi tỷ lệ nợ xấu tăng, thì chất lương trong bảng cân đối kế toán sẽ bị ảnh hưởng giảm, trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Mặc dù, khi cho vay thì đồng thời các ngân hàng phải thực hiện việc trích lập dự phòng, mức đô nợ xấu càng cao ngân hàng càng trích lập dự phòng nhiều, đồng thời việc xử lí các khoản nợ xấu cũng làm tăng chi phí của ngân hàng, làm giảm đi hiệu quả hoạt đông của NHTM. Do đó, ROA và NPL có tác đông ngược chiều.
GDP - Tăng trưởng kinh tế: Theo giả thuyết 7: Tồn tại tương quan thuận giữa tăng trưởng kinh tế và khả năng sinh lời. Tuy nhiên, kết quả bài nghiên cứu lại cho ra kết quả hai biến GDP và ROA có tác đông ngược chiều với nhau. Hiện nay, dù nền kinh tế có nhiều tiến triển và thay đổi, nhưng song song đó vẫn tồn đông nhiều bất ổn, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khi có sự hôi nhập của các đối tác nước ngoài, thì việc kiểm soát và hạn chế việc cấp vốn tín dụng là điều không thể thiếu; đồng thời các ngân hàng còn giảm lãi suất huy đông, tăng dự phòng rủi ro tín dụng. Những điều này góp phần làm hạn chế hiệu quả hoạt đông, giảm khả năng
49
sinh lời của ngân hàng. Theo ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng thế giới tại Việt Nam, nếu xét vào những chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong suốt 7 năm vừa qua, dù nên kinh tế vẫn tăng trưởng, nhưng lại tồn động nhiều rủi ro liên quan đến tài khoản vãng lai và lạm phát. Do đó, ROA và GDP có xu hướng tác động nghịch chiều nhau.
INF - tỷ lệ lạm phát: Theo giả thuyết 8: Tồn tại tương quan nghịch giữa lạm phát và khả năng sinh lời (⅛). Tuy nhiên, kết quả bài nghiên cứu lại cho ra kết quả tác động ngược chiều. Ngân hàng như là một doanh nghiệp đặc biệt với hàng hoá kinh doanh là tiền tệ, nên tỷ lệ lạm phát tác động trực tiếp đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Khi lạm phát giảm thì sức mua của đồng Việt Nam tăng, lúc này giá vàng và ngoại tệ sẽ giảm, do đó các ngân hàng thuận lợi trong việc huy động vốn, cho vay và thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng.
50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4, tác giả đã sử dụng biên NTR để đo lường sự đóng góp của thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoài lãi vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh của 30 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2009-2018. Từ đó cho thấy, các hoạt động kinh doanh ngoài lãi của NHTM có tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, đa số các biến liên quan được đề cập đến như qui mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu đều có sự tương tác với hiệu quả hoạt động của NHTM.
Dựa vào kết quả tác, giả tự tính toán thông qua ước lượng mô hình FEM, REM và FGLS và cho ra kết quả có mối hệ tương quan và tác động tích cực đến ROA (chỉ số đo lượng hiệu quả hoạt động của ngân hàng). Nếu các ngân hàng muốn tăng khả năng hoạt động của mình lên, thì phải mở rộng đa dạng các hình thức hoạt động thu nhập từ các hoạt động chính đến hình thức phi truyền thống để có thể gia tăng năng lực cạnh tranh và lợi nhuận.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu (được đo lường bằng tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ - NPL) có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, thể hiện rằng hiện nay, các hoạt động cho vay vẫn được xem là nguồn thu chủ yếu của NHTM, tuy nhiên, nợ xấu cũng tồn tại, dẫn đến việc chi phí xử lí nợ xấu tăng, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả hoạt động của NHTM (hay nói cách khác, có tác động ngược chiều đến ROA). Ngược lại thì các chỉ số đo lường về qui mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu lại có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, trong đó vốn chủ sở hữu - EQUITY lại có tương quan cùng chiều lên hiệu quả hoạt động (ROA). Điều đó chứng minh rằng, việc chú trọng nâng cao mức tổng tài sản của ngân hàng sẽ mang lại những hiệu quả tích cực đối với các ngân hàng.
51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Một số khuyến nghị
Thứ nhất, các ngân hàng nên phát triển song song hai loại hình hoạt động kinh doanh đó là kinh doanh truyền thống và kinh doanh phi truyền thống.
Với sự canh tranh ngày càng gay gắt trong ngành ngân hàng, trong khi nếu so với các ngân hàng thế giới, ngoài các hoạt động tín dúng dụng, còn tồn tại song song các hoạt động khác và đặc biệt là các hoạt động về dịch vụ, thì các NHTM trong nước vẫn đang tập trung vào nguồn thu nhập các hoạt động tín dụng là chính. Xét về mức độ phát triển, các NHTM trong nước vẫn đang trên đà đi lên tuy chậm và các sản phẩm được đưa ra tuy có đa đạng hơn trước song vẫn chưa có phần nổi trội làm gia tăng sức nóng trong ngành. Như đã chứng minh phía trên, việc mở rộng các hoạt động kinh doanh phi truyền thống có phần tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, do đó, việc mở rộng sang các lĩnh vực khác đặc biệt là các hoạt động liên quan đến dịch vụ là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Các ngân hàng nên chú trọng trong việc đầu tư đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tùy thuộc vào từng loại hình dịch vụ như đối với cá nhân hay doanh nghiệp, các dịch vụ về quỹ quản lí, cho thuê két sắt an toàn, dịch vụ giao dịch ngân hang...
HSBC- Ngân hàng của Anh có trụ sở tại London, được thành lập vào năm 1865, cho đến nay ngân hàng đã có con số gần 9.500 văn phòng hoạt động tại 76 quốc gia. HSBC cung cấp hàng loạt dịch vụ lớn nhỏ như: dịch vụ tài chính cá nhân, đầu tư và tài chính doanh nghiệp, tư vấn tài chính.Một trong các yếu tố làm nên thành công ngày nay của tập đoàn lớn HSBC là cung cấp cho khách hàng một danh mục dịch vụ đa dạng với đặc trưng và các dịch vụ trọn gói, liên kết hết sưc tiện lợi và chuyên nghiệp.
Từ đó, thực tế đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động kinh doanh phi truyền thổng để làm phong phú nguồn thu nhập và đặc biệt là đánh mạnh vào phát triển mảng dịch vụ nên được các NHTM ưu tiên xem xét để có thể có nhiều chiến lược mới để tồn
52
tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như hiện này. Đồng thời, việc phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ cũng giúp cho ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn thông qua danh mục sản phẩm cung ứng với công nghệ hiện đại, tập trung vào khách hàng mục tiêu là mảng khách hàng cá nhân, phát triển dịch vụ vay tiêu dùng, mở rộng mạng lưới khách hàng, tăng cường quản bá tiếp thị và đặc biệt là công nghệ thông tin vì có liên quan chặt chẽ đến chất lượng của ngân hàng.
Thứ hai, các ngân hàng nên lành mạnh hóa tài chính và tập trung xử lí nợ xấu.
Các yếu tố như thu nhập thuần ngoài lãi, dư nợ cho vay, quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu cũng có tác động đến hiệu quả hoạt động. Các ngân hàng nên lành mạnh hóa tài chính, tập trung xử lí nợ xấu vì điều này làm gia tăng chi phí, làm giảm khả năng huy động vốn và cho vay đồng thời uy tín cũng giảm sút đối với hệ thống ngân hàng. Bên cạnh nợ xấu, ngân hàng cũng nên cân nhắc việc cắt giảm chi phí hoạt động sao cho hợp lí không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập như việc đơn giản hóa bộ máy hoạt động, giảm số lượng nhân sự, giảm chi phí và dễ quản lí hơn. Thực tế cho thấy, bộ máy nhân sự của các ngân hàng vẫn còn phức tạp chưa hiệu quả. Tuyển dụng nhân sự phù hợp, đúng vị trí công việc tránh trùng lặp dư thừa, nâng cao trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp và đánh giá kết quả công việc đưa ra các lớp tập huấn, huấn luyện tăng kỹ năng nhân viện đồng thời tăng năng suất trong công việc cũng tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Việc mở rộng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch cũng là điều quan trọng, gia tăng số lượng phù hợp giúp ngân hàng có được “bề mặt” tiếp xúc rộng hơn với khách hàng, có thể thu hút được thêm lượng khách hàng tiềm năng đồng thời gia tăng uy tín của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng.
Để giảm nợ xấu đáng kể, các ngân hàng nên tăng cường tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, giảm dần dư nợ cho vay hạn chế cho vay các lĩnh vực có rủi ro cao và đa dạng hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, việc chọn lọc các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh cũng là yếu tố đặt lên hàng đầu. Thường xuyên kiểm tra,
53
kiểm soát nội bộ và tăng cường nghiệp vụ quản lý cho vay đối với các cán bộ ngân hàng.
Thứ ba, các ngân hàng nên khuyến khích đầu tư để tăng vốn tự có.
Đối với việc tăng vốn tự có, các ngân hàng nên khuyến khích các nhà đầu tư mạnh từ nước ngoài, các đối tác chiến lược để đề ra hướng đi đúng đắn cho ngân hàng. Chính sách nhà nước đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc trong M&A và vốn góp cổ phần và các hiệp định thương mại tự do (như CP TPP) đã tạo cơ hội tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước.
Đối với huy động vốn, ngân hàng nên thường xuyên xác định nhu cầu nguồn vốn huy động NLP để đưa ra các quyết định cho phù hợp:
NLP = cung vốn - cầu vốn ± dự trữ ngân hàng Trong đó:
Cung vốn là huy động vốn, cấp tín dụng đến hạn khách hàng thanh toán, thu hồi nợ (dự thu tiền lãi, thuế).
Cầu vốn là cấp tín dụng, huy động vốn đến hạn ngân hàng trả, các khoản chi (thuế, lương, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng).
NLP > 0: vẫn phải tiếp tục huy động vốn, nếu trong trung và dài hạn nguồn vốn đang dư thừa thì giảm lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay để phát triển kinh doanh.
NLP < 0: tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong trung và dài hạn. Và đây là nguyên nhân hạn chế kinh doanh của ngân hàng.
5.2. Hạn chế của đề tài
Với đề tài trên, tác giả đưa ra kết luận dựa trên số liệu thu thâp từ 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn chỉ 10 năm tính từ năm 2009 đến năm 2018. Nên kết luận từ bài viết đưa ra phụ thuộc và tình hình kinh tế của giai đoạn, số lượng NHTM trong nước thông số được các NHTM công bố theo các năm nghiên cứu và số lượng NHTM. Có thể nói rằng, kết luận mà bài viết đưa ra chỉ đúng trong phạm vi thời gian trên tức còn bị hạn chế về mặt không gian.
54
Bên cạnh đó, kết quả có được của tác giả được tính toán dựa trên số liệu có được từ việc công bố công khai số liệu từ các NHTM mà tác giả nghiên cứu. Nói cách khác, đề tài trên còn bị giới hạn bởi độ chính xác về mặt số liệu.
Tiếp theo đó, tác giả nghiên cứu hiện tại với lượng kiến thức dành cho mức sinh viên đang theo đuổi chuyên ngành kinh tế nên chưa có cách nhìn nhận đánh giá và tính toán chính xác nhất về vấn đề được đạt ra.
Ngoài ra, bài viết còn có một số điểm hạn chế như sau:
- Chưa phân tích được ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả hoạt động; - Chưa làm rõ được sự ảnh hưởng của các nguồn thu nhập khác nhau trong
thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoài lãi của NHTM;
- Bài viết chỉ hạn chế ở đối tương nghiên cứu là các NH TMCP VN.
5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo được đề xuất
Từ những hạn chế vừa nếu trên, tác giả đề xuất hướng đi tiếp theo nhằm phát triển sâu hơn với đề tài.