Hồi tưởng về những năm tháng chiến tranh

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 42)

6. Bố cục của khóa luận

3.1.1. Hồi tưởng về những năm tháng chiến tranh

Ai đó đã nói rằng: “Nghệ thuật chân chính mỗi lần làm rơi nước mắt con người lại làm họ thanh sạch hơn, hoàn thiện hơn”. Đúng vậy đã là những tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính thì không chỉ đem đến cho người đọc niềm vui, tự hào và phấn khởi mà còn phải khơi gợi được nguồn cảm xúc, sự xúc động trong tâm hồn người cảm nhận.

“Sự vĩ đại của dân tộc không chỉ thể hiện trên phương diện hào hùng của những trang sử vẻ vang với những chiến công oanh liệt mà còn vĩ đại trong trong những nỗi đau, giọt nước mắt của đắng cay, mất mát” [11, tr.95]. Chiến tranh là mất mát, là đau thương và để giành được độc lập thì phải đánh đổi bằng xương máu, bằng nước mắt. Chính vì thế, viết về chiến tranh, điều cốt yếu là “xót xa để thấy tự hào, để biết trân trọng, để biết phát huy và giữ gìn những giá trị truyền thống đó” [24, tr.14].

Viết về nỗi đau của dân tộc khi phải hứng chịu đạn bom, chia cắt, chết chóc, đau thương… các tác giả trường ca giai đoạn trước đã khắc họa một cách chân thực, sâu sắc thông qua những câu thơ thấm trải nỗi đau:

Tôi nghe lạnh giữa hai bờ cuộc chiến Cái chết nối hàng

Cái chết đưa tiễn nhau

Xác quân thù xác bạn nối vào nhau

Nỗi đau trong chiến tranh được các tác giả thể hiện bao trùm trong các trang viết là nỗi đau, sự ám ảnh về cái chết. Trường ca Nguyễn Đức Mậu đã tái hiện nỗi đau khi mất bạn bè, người thân với những cái chết ám ảnh, nhức nhối:

Nếu ngôi mộ nối hàng thay cột số Đường Trường Sơn sẽ dài gấp bao lần

(Mở bàn tay gặp núi- Nguyễn Đức Mậu)

Bằng chất giọng trầm tư, sâu lắng, Hữu Thỉnh đã gợi nhắc ký ức về cuộc chiến tranh của dân tộc đau thương những vĩ đại. Nhà thơ đã cho chúng ta nhìn thấy hiện thực một cuộc chiến tranh tàn khốc, ác liệt:

Trăm mảnh đạn đuổi theo người tị nạn Kẻ thù tàn ác hết những gì chúng có Những ngày chúng ta gan góc hết mình

Một gốc cao su nửa giờ trước là ta, nửa giờ sau chúng chiếm

(Đường tới thành phố)

Nhà thơ đã phản ánh một hiện thực chiến tranh sắc lạnh và táo bạo đầy máu và nước mắt khi nói về sự tàn ác, man rợ của kẻ thù:

Kẻ thù trước mặt AR-15 xả liên hồi Cối cá nhân gióng mộ

Pháo tầm xa cố tình thay quy luật B52 hay nhè trước bữa ăn

(Đường tới thành phố)

Giọng thơ sâu lắng, trầm xuống, nhức nhối, xói buốt tâm can người đọc. Khi những hình ảnh thật của chiến trường, một hiện thực chiến tranh gian khổ và nhiều đau thương, bởi tội ác tàn bạo của giặc được tái hiện:

Giặc đổ xuống ba tiểu đoàn trâu điên Bò theo chúng hai hàng máy ủi Trận đánh lại bắt đầu mới nguyên Lại thám báo dò đường, B52 dọn bãi Lại dò đường, dọn bãi tới lui

Đất vụn nát trong bữa tiệc quay cuồng của thép.

(Đường tới thành phố)

Bằng chất giọng trầm tư, sâu lắng, cộng hưởng với những “nốt âm trầm” Hữu Thỉnh đã tô đậm thêm bức tranh về hiện thực đất nước trong chiến tranh đau thương:

Giặc đổ quân sau rừng Ủi và đốt

Cây thở dài trên đất Tàn tung bay

Cán gáo một thõng đôi càng Man rợ xoáy

Đóng đinh vào chân tóc.

(Đường tới thành phố).

Con đường hành quân ra trận là con đường nhiều gian nan, vất vả. Mưa bom bão đạn chưa phải là kẻ thù duy nhất mà còn thêm vào đó là đói rét, bệnh tật:

Những cơn khát bậm môi vào bẹ chuối Hiện lên

Những dấu gậy cơn sốt rừng run bắn Hiện lên

Những giọt mồ hôi ròng như nến chảy

(Đường tới thành phố)

Cũng có thể chỉ một cơn ác tính Sau cái rùng mình và cứ thế ra đi

(Đường tới thành phố)

Ký ức về một thời chiến tranh khốc liệt dữ dội đã được nhà thơ gợi nhắc qua chất giọng trữ tình, lắng sâu và những câu thơ khắc khoải, nhói buốt. Hữu Thỉnh đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong trường ca của mình hình ảnh của cái đói (18 lần), bệnh tật (9 lần) như một sự nhắc nhở đầy ẩn ý. Nhắc cho chúng ta biết hiện thực chiến tranh khắc nghiệt, dữ dội biết nhường nào.

Gạo chỉ đủ mười ngày còn dành mang súng Còn mang thuốc

Còn mang nhau

Mang bao nhiêu tai biến dọc đường

Bằng biện pháp tả thực, nhà thơ đã lột tả sự thật khốc liệt của chiến trường trần trụi. Nói như Trần Đình Sử “Chính ý thức về mức độ ác liệt của sự hi sinh lớn lao mới có thể hiện đến tột cùng con người anh hùng của nhân dân ta’’ [30, tr.857].

Các chiến sĩ lắc đầy bao gạo Ngồi chia nhau một điếu thuốc rê Cánh tay họ còn dính đầy bụi cám Khói cứ là cứ bổng cứ như không

(Sức bền của đất)

Gợi nhắc ký ức về hiện thực chiến tranh, Hữu Thỉnh đã “sử dụng nhiều chi tiết cụ thể, thô nhám của sinh hoạt chiến tranh’’ [19, tr.378]. Chính vì thế có nhiều câu thơ “đậm chất nguyên sơ, tươi ròng sự sống’’ như “Chúng tôi nhìn dúm thóc trên tay/ Những hạt thóc biến thành thuốc quý’’; “Những bao gạo vàng khè bụi bám’’ [12, tr.129]; “Con tép chết bom từ bến ngược trôi về/

Nếu không đói không thể nào vớt được’’ [12, tr.74]; “Anh nhớ mãi trước giờ xuất kích/ Đồng đội dúi cho mẩu khoai nướng giục ăn đi’’ [12, tr.37].

Con đường hành quân còn dài lắm, còn nhiều gian khổ và hi sinh ở phía trước. Nhưng không phải vì thế mà những người lính chùng bước, trước mặt là gian khổ, cái chết đợi chờ:

Đường chúng tôi ra trận lại dài thêm... Mỗi tuổi quân chịu sáu tháng mưa rừng

(Đường tới thành phố)

Chế Lan Viên đã từng nói rằng: “một hiện tại đẹp là một hiện tại biết đánh giá và ghi ơn quá khứ, một hiện tại đẹp cũng là một hiện tại đủ sức vươn ra tương lai và vượt lên trên chính mình” [23]. Chính Hữu Thỉnh đã cho chúng ta cảm nhận rõ điều đó khi nhà thơ tìm về quá khứ để gợi nhắc ký ức về cuộc chiến tranh anh hùng nhưng cũng chịu nhiều đau thương mất mát. Nhưng dù bi thương hay hùng tráng thì mục đích cuối cùng của thơ ca là “vươn tới cái lí tưởng nhân văn vĩnh cửu”. Và nhà thơ Hữu Thỉnh đã có được những câu thơ, “những tình thơ” vĩnh cửu đậm chất nhân văn như thế.

Với chất giọng trầm tư, lắng sâu, Hữu Thỉnh đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn mới mẻ, sâu sắc và toàn diện về cuộc chiến tranh anh hùng, về sự vĩ đại của dân tộc “không chỉ anh hùng trong chiến thắng mà cao hơn cả là sự vĩ đại trong những hi sinh, mất mát” [25].

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)