Chất giọng hồn nhiên, dân giã

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 63)

6. Bố cục của khóa luận

3.3.1.Chất giọng hồn nhiên, dân giã

Vốn là một thi sĩ nhạy cảm, giàu thương yêu, Hữu Thỉnh đã không tự khuôn mình trong những giọng điệu hào sảng, ngợi ca- dư âm của văn học sử thi giai đoạn trước mà nhà thơ còn khơi nguồn cho dòng cảm xúc mềm mại, nhẹ nhàng, đằm thắm trào dâng với chất liệu chủ yếu là “cái giọng tình cảm, nhỏ nhẹ, tài hoa, đôi khi bay bướm, đậm mô típ dân gian” [7, tr.54].

Một điều dễ dàng nhận thấy là “dù viết về chiến tranh hay tình yêu, tâm trạng con người hay non sông mây gió thì thơ Hữu Thỉnh vẫn thấm đẫm sắc

vị dân gian. Điều đó thể hiện trong cảm xúc, suy nghĩ lẫn chất liệu sáng tạo” [7, tr.54]. Nhiều đoạn thơ, câu thơ hay, sâu lắng của Hữu Thỉnh đều bắt nguồn từ cảm hứng dân ca. Hai hình ảnh “hoa gạo đỏ” và “áo bông” trong những câu thơ sau đây được lấy ý từ câu ca dao “Bao giờ cho đến tháng ba/ Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn” đã cho ta thấy cái tài ba, sáng tạo của nét bút thơ Hữu Thỉnh khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn, đắm thắm giữa chất giọng truyền thống và hiện đại:

Đom đóm bay ra hoa gạo đỏ Mẹ ở nhà đã cất áo bông Mẹ có ra bờ sông

Qua bến đò tiễn con dạo trước Đường xuống bến có mười sáu bậc Mẹ nhớ thương con đã bạc mái đầu.

(Sức bền của đất)

Và ngay cả trong “tiết tấu dồn dập của Trường ca biển được coi như

khúc dạo đầu và lời kết thúc của bản trường ca, nó làm sâu lắng thêm mạch trữ tình của tác phẩm” [7, tr.52].

Ra sông lấy sóng mà yêu Đường xa gặp núi lấy đèo mà tin

(Trường ca biển)

Nhận xét về chất giọng mang âm hưởng dân gian trong trường ca Hữu Thỉnh, nhiều nhà phê bình, nghên cứu cho rằng: “Hữu Thỉnh rất có sở trường về cách vận dụng ca dao, thành ngữ vào trong trường ca” [36] để gia tăng “chất giọng khỏe khoắn, hồn nhiên, dân giã” [36], gia tăng giọng điệu trữ tình sâu lắng:

Anh quên không mang trăng vào nhà

Trăng buồn trăng phải sáng qua vườn người.

Hay là:

Người quê nhận đất quê ta

Đảo xin một mảnh sân nhà phơi trăng.

(Trường ca biển)

Bên cạnh thành công đó, “Hữu Thỉnh còn đằm ở thể lục bát”- một thể thơ truyền thống với giọng điệu vốn dịu ngọt, đằm thắm của dân tộc. Đó những câu thơ sáu tám chen vào giữa những trường ca dài: “Áo này sẽ vắt lên dây/ Võng nào buộc gió cho cây tròng trành”; “Cây bưởi ca dao, cây cau cổ tích/ Tôi âm thầm nuôi bong bóng trong chai”; “tình là gì mà trái đào xà tích/ Duyên là gì mà yếm thắm bao xanh/ Phận là gì mà em phải xa anh/ Gặp nhau vẫn gặp nhưng đành quay đi”… Những câu thơ này đọc lên ta rất khó phân biệt được đâu là thơ đâu là ca dao bởi chất giọng ngọt ngào, đằm thắm của nó. Tuy nhiên điều đặc biệt ở trường ca Hữu Thỉnh không chỉ là cách cảm nghĩ dân gian, là ở hình thức thể thơ lục bát dân tộc mà cốt yếu là ở “hồn điệu đến cách nói hồn nhiên dân giã” qua ngôn ngữ đời thường dân giã, bình dị mà thủ thỉ, ân tình:

Mình về một buổi nên duyên, cậu à Tối ăn một bữa ở nhà

Sáng bên ngoại… thế là xa một lèo.

(Đường tới thành phố)

Giọng điệu trường ca Hữu Thỉnh mang nhiều dấu ấn dân gian. Trong ông, người đọc cảm nhận giọng thơ gần với câu ca, nhiều câu thơ có thể coi như ca dao hiện đại bởi nó âm hưởng lời ru và cung nhạc điệu tâm hồn chứa đựng trong nó:

Bên bồi bên lở về đâu

Bên trong bên đục dài lâu tình đời.

Hay là:

À ơi! tình cũ nghẹn lời

Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.

(Trường ca biển)

Lại có những câu thơ mà khi đọc lên sức vang giọng điệu của nó rất gần với “nốt điệu” của Truyện Kiều: “Một lèn, một dốc, một xa/ Gặp cây vịn lại gặp nhà nghỉ chân”; “Hai mươi năm nói gì đây bây giờ”; “Một ngày sợi chỉ mỏng manh/ Giữ sao cho khỏi đứt mình được đây”. Và cũng có những câu thơ mà giọng điệu rất gần với giọng thơ Nguyễn Bính:

Hình như ở xóm vườn trầu

Có người chị- mối tình đầu của anh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Trường ca biển)

Hay là:

Hôm nay lúa lại nhen đồng

Chim bay ngược bão hoa trong thiếp mời Hôm nay tái giá chị tôi

Liền anh cùng với bao người đứng trông

(Trường ca biển)

Phải chăng “đó là điểm gặp gỡ của tinh thần lục bát dân tộc” [38] khi những trái tim thơ cùng vang lên một giọng điệu?

Đặc biệt nhiều câu ca dao được Hữu Thỉnh chắt lọc ý để sáng tạo nên những câu thơ tự do với cung bậc cảm xúc mới và giọng điệu mới:

Ta bới sóng đi tìm các dòng sông Thấy cau bỏ già

Trầu không để úa

Yêu nhau không lấy được nhau Trả gương cho chợ

Trả ngói cho đình

Ngói còn nguyên ngói mà mình tay không.

(Trường ca biển)

Chính cách phối hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa chất liệu thi ca dân gian với cảm hứng thơ hồn nhiên dân giã đã đem tới “sự hài hòa về tổng thể, hồn nhiên mà thâm trầm, suy tư sâu sắc mà cảm xúc dạt dào” [7, tr. 51] cho trường ca Hữu Thỉnh. Không phải không có lý khi Đoàn Trọng Huy phát

hiện: “Trong trường ca của mình, Hữu Thỉnh đã khai thác và biến hóa được

tiếng nói, giọng điệu, âm hưởng dân gian một cách tài hoa” [36].

Phải công nhận rằng: “Hữu Thỉnh vừa rất có ý thức trong việc đi sâu khai thác cái hay, cái đẹp của dân gian, dân tộc, vừa biết dồn tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm, sáng tạo cái mới. Đó là con đường riêng mà Hữu Thỉnh đã đi qua, đồng thời cũng là đại lộ nghệ thuật chung cho những ai muốn khẳng định bản lĩnh, phong cách và tiếng nói nghệ thuật của chính mình” [37]. Chính mạch giọng điệu trữ tình nhỏ nhẹ, hồn nhiên, tài hoa, dân giã, đậm mô típ dân gian đã làm nên bản sắc thơ Hữu Thỉnh.

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 63)