Nghĩ suy về thân phận con người

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 47)

6. Bố cục của khóa luận

3.1.2. Nghĩ suy về thân phận con người

Có một nhà văn đã từng nói rằng: “Những bi kịch cá nhân luôn tồn tại song hành cùng bi kịch của lịch sử và thông qua những số phận ấy, người ta thấy hiện lên dáng vẻ, bóng hình của dân tộc, của thời đại, của nhân loại nói chung”.

Bi kịch con người thời hậu chiến từng được văn học sau những năm tám mươi nhìn lại và khắc họa. Để có được chiến thắng mùa xuân năm 1975,

để có được sự nối liền sông núi, nam bắc sum họp… dân tộc ta phải trả bằng máu, nước mắt và cả cái chết. Và đôi khi sự chết chóc chưa phải là nỗi đau tột cùng. Chết là chấm hết một cuộc đời nhưng sự tàn tụy của tuổi trẻ, sự mòn rỉ,

méo mó của tâm hồn, sự cô độc mới là ám ảnh thành nỗi đau nhói buốt: Cây

vàng mã mua cất vào góc tủ/ Chị sợ đốt rồi hương khói biết bay đâu (Trần

Anh Thái). Giọng thơ xói buốt, nhức nhối đến nghẹn ngào.

Là một nhà thơ, một người đặc biệt nhạy cảm với vấn đề thân phận, những câu thơ của Hữu Thỉnh là nỗi đau thấu tận tâm can về những bi kịch, những số phận con người:

Em có thể mất anh bất cứ lúc nào Em có thể bơ vơ khi em còn rất trẻ

(Trường ca biển)

Trong trường ca Đường tới thành phố, Trường ca BiểnSức bền của

đất nhà thơ đã nghiêng mình xuống các bi kịch với cái nhìn thông cảm thực

sự để “mỗi khi va chạm vào thân phận, lập tức thơ ông hay đến độ xuất thần” [21, tr.33]. Hình ảnh người mẹ đã “đi vào chiều sâu nhân bản với tất cả chấp nhận, thua thiệt, cam chịu của một kiếp người” trong trường ca Hữu Thỉnh:

Làm lụng đến già còn bao nhiêu tất bật Sáng úp mặt ngoài đồng

Chiều còng lưng cuốc đất

Qua tết lại bắt đầu cơm sắn cơm khoai

(Sức bền của đất)

Hình ảnh người mẹ lam lũ tần tảo, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thức khuya dậy sớm, vất vả một một đời đã đi vào trang thơ Hữu Thỉnh với tất cả niềm kính yêu:

Mẹ đang gánh rạ giữa đồng

Có lẽ chúng ta không bao giờ quên được hình ảnh người mẹ nén cơn đau tiễn con ra trận qua giọng thơ trầm tư, bùi ngùi, lắng sâu:

Những bà mẹ gặp nhau trong lo toan tầm tã Tiếng gọi vào nghe rõ

Suốt chiều sâu Mẹ nén đau Giấu tờ bao tử

Sáng mai lại tiễn con nhập ngũ Bốn nghìn năm đất nước Mấy khi yên

(Đường tới thành phố)

Phải đi qua chặng đường chiến tranh chứng kiến những nỗi đau, sự mất mát lớn, Hữu Thỉnh mới viết nên được những vần thơ xúc động với giọng thơ da diết, lắng sâu về hình tượng người mẹ như thế. Hình ảnh người mẹ giấu bao đau thương trong tận đáy sâu cõi lòng để con yên tâm lên đường đánh giặc. Chính vì thế mẹ là người “gánh cùng một lúc mấy cuộc chiến tranh”:

Người mẹ khóc nhưng không ai hay biết Trong đêm dài họ lặng lẽ kéo nhau đi Lời ru ấy trong trái tim người mẹ Có bao giờ người mẹ giết lời ru.

(Đường tới thành phố)

Hình ảnh người mẹ cũng chính là hình ảnh quê hương và cũng chính là hình ảnh nhạy cảm nhất trái tim con người. Mẹ là người có sứ mệnh lớn lao, là sức mạnh cho những đứa con đang trên đường hành quân ra trận

Những cánh đồng in dấu chân mẹ Cứ ngày ngày ra khẩu lệnh cho tôi

Giọng thơ mở ra hướng suy nghĩ chân thật, đầy xúc cảm. Mẹ là nơi bắt đầu của tình yêu thương và cũng là nơi đọng sâu cuối cùng của tình yêu ấy. Sự vĩ đại của người mẹ có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc. Chính vì thế hình ảnh người mẹ trong trường ca của Hữu Thỉnh là điểm tựa, là nơi trở về, là niềm tin và là sức mạnh cho những đứa con xa ở chiến trường:

Mẹ là người con thương nhớ nhất Đất nước ngày có giặc

Mẹ vẫn đỏ miếng trầu cau Ấm một vùng tin cậy phía sau.

(Sức bền của đất)

Vẫn du dương trong mạch giọng điệu suy tư ấy, nhà thơ đã chạm vào sâu thẳm nội tâm con người khi viết về người phụ nữ- mà cụ thể là hình ảnh người chị với những mảnh đời éo le, ngang trái, với số phận hẩm hiu:

Chị đợi chờ quay mặt vào đêm Hai mươi năm mau trời chóng tối Hai mươi năm cơm phần để nguội.

(Đường tới thành phố)

Hình ảnh người phụ nữ mỏi mòn đợi chờ chồng, càng chờ càng bặt vô âm tín. Hai từ “hạnh phúc”, “sum họp” trở nên xa vời. Những người phụ nữ ấy cứ mỏi mòn trong chờ đợi, trong nỗi khắc khoải triền miên:

Hai mươi năm áo gấm đi đêm Chị màu mỡ mà anh tôi chẳng biết Chị thiếu anh nên chị bị thừa ra Trong giỗ tết họ hàng nội ngoại

Bao nhiêu tiếng cười vẫn côi cút một mình Những đêm trái gió trở trời

Tay nọ ấp tay kia.

Câu thơ đọc lên quặn thắt cả lòng bởi giọng thơ hắt ra những cung điệu trầm buồn. Chiến tranh đã đi qua tưởng chừng như đau thương, tổn thất đã hết nhưng những bi kịch thời hậu chiến vẫn âm ỉ, xoáy sâu bởi vẫn có những mảnh đời, những thân phận như dây leo vất vưởng trong cuộc sống:

Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy Cứ sợ đắm vì mình còn nhan sắc

Ẩn sau từng chữ, từng dòng thơ là sức nặng của thân phận người phụ nữ. Bão giông không ngớt đổ xuống cuộc đời những con người mềm yếu ấy. Nhưng họ vẫn nuôi trong mình niềm tin, sự hi vọng về một ngày mai sum vầy, đoàn tụ:

Chị vẫn tin chữ hợp cuối câu Kiều Hoa mai nở hai lần hoa có hậu

Chị vẫn tin có mùa thu xanh đến cho cuốc kêu tháng sáu

Vẫn tin có ngày hái quả cho anh

(Trường ca Biển)

Thế nhưng những ngày chờ đợi sum họp cứ dài mãi ra, dài đến vô vọng, bởi người thương đã ở lại chiến trường mãi mãi không trở về:

Mãn tang anh chị vẫn chưa già

Tóc chị thắm làm thót lòng nội ngoại

(Trường ca biển)

Giọng thơ chùng xuống, man mác buồn. Nỗi đau càng trào dâng hơn khi nhà thơ cho ta thấy sức tàn phá của cả một cuộc chiến tranh, thấy những người con gái hậu phương âm thầm hi sinh, âm thầm chịu đựng. Nhà thơ đã cho ta thấy “tầm vóc cuộc chiến mà mình đang đi qua không chỉ là người lính hi sinh ở phía trước mà còn là những đau thương dằn vặt ở phía sau, ở quê

nhà. Có những sự hi sinh ta nhìn thấy được, nhưng có những hi sinh không nhìn thấy mà không kém phần vĩ đại” [35, tr.17]:

Một mình một mâm cơm Ngồi bên nào cũng lệch

Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền.

(Đường tới thành phố)

“Cái lúm đồng tiền làm nên duyên con gái, là một hệ số để đo ướm giá trị con người bỗng dưng trở thành mộ huyệt” [21, tr.33]. Sức nặng câu thơ dồn xuống ở chỗ này. Ngày chiến thắng, trong nụ cười đoàn tụ “liệu có ai nhớ đến để trao huy chương cho những nàng Tô Thị bao ngày im lặng “đợi chờ quay mặt vào đêm?” [21, tr.33]. Trái tim nhà thơ đã nghiêng về phía ấy “quan tâm đến thân phận, không ngừng suy tư về nhân thế là cái dây nhất quán chảy suốt đường thơ Hữu Thỉnh” [21, tr.33].

Nghiêng xuống những bi kịch, những mảnh đời, những số phận hẩm hiu trong cuộc sống đời thường bằng chất giọng trầm tư, thấm sâu lan tỏa. Chính sắc thái trầm lắng, xót thương, đau đớn thấm trải sâu sắc qua lớp ngôn từ, qua những hình ảnh về người mẹ, người chị đầy ám ảnh, đầy day dứt và khắc khoải trong lòng độc giả.

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)