Giọng đối thoại hiện đại

Một phần của tài liệu (Trang 63 - 70)

6. Bố cục của khóa luận

3.3.2. Giọng đối thoại hiện đại

Phát huy thế mạnh của một ngòi bút trữ tình tài hoa và nhân bản, bắt kịp mạch sống và nguồn sống mới của thời đại, Hữu Thỉnh đã tạo cho mình một “tông” riêng trong hệ thống giọng điệu đa thanh của trường ca hiện đại. Cái “tông” giọng riêng ấy chính là giọng nói và giọng đối thoại.

Giọng điệu nói- một giọng thơ khá gần gũi với lời nói hằng ngày. Nó làm gia tăng tính chất tự sự cho thơ nói chung và trường ca nói riêng. Trong ba tập trường ca của mình, Hữu Thỉnh đã “Lựa chọn những hình ảnh gần gũi, sử dụng câu thơ gần như lời nói thường tạo nên một giọng điệu hết sức chân thành, tự nhiên, bộc lộ nhiều vấn đề ý nghĩa” [15]. Khi nhà thơ nói về suy nghĩ chân thật của người lính:

Ấy thế mà tại sao nó cứ đòi giết anh

Chỉ vì anh thương một gốc sim và nhớ em không nói được.

(Đường tới thành phố)

Giọng thơ vang lên như một câu nói tự vấn đầy sắc cạnh gợi trong lòng người đọc những xúc động khôn nguôi. Đối với kẻ thù tàn bạo và hung ác, bất nhẫn bất lương, Hữu Thỉnh đã dành cho chúng những “lời tuyên bố”, “những lời bất cần câu nệ”, lời thơ như lời nói sắc cạnh: “Kẻ thù không ưng ta gọi anh, em/ Đừng chú bác ông bà gì ráo”. Qua giọng điệu thơ như vậy, Hữu Thỉnh như khẳng định một cách chắc chắn lập trường tư tưởng chính trị, lập trường cho con đường thơ của mình đối với kẻ thù không cần và không nên có thái độ khoan nhượng.

Vốn là một cây bút trữ tình nhân bản, nhạy cảm và giàu thương yêu, Hữu Thỉnh đã viết về những đau thương, mất mát, thiệt thòi, đắng cay của những người phụ nữ “lặng lẽ hi sinh và lặng lẽ vĩ đại” với giọng điệu nói ta hay thấy trong cuộc sống thường nhật hằng ngày: “Chị buồn như bông điệp xé đôi”; “Một mình một mâm cơm/ Ngồi bên nào cũng lệch”; “Những đêm trở trời trái gió/ Tay nọ ấp tay kia”. Tiếp nhận tư tưởng nhân văn, niềm cảm thông sâu sắc và tha thiết với từng số phận con người, Hữu Thỉnh đã biết sử dụng giọng điệu nói đúng cách “gạt bớt phần kể lể thở than và thay vào đấy sự đong đầy của tâm trạng” [36] để làm nên những cung bậc cảm xúc chân thật trong thơ.

Không chỉ làm mới lạ trường ca của mình bằng giọng nói, Hữu Thỉnh còn làm phong phú hơn trong hệ thống trường ca đa thanh của mình bằng giọng đối thoại.

Bakhin từng nói rằng: “Chân lí không nảy sinh và không nằm trong đầu một con người riêng lẻ, nó nảy sinh giữa những con người đang cùng nhau đi tìm chân lý và trong quá trình giao tiếp đối thoại giữa họ với nhau. Lúc đó sẽ

tìm ra chân lí” [27, tr. 34]. Như vậy đối thoại được hiểu là sự xâm nhập thường xuyên ngôn từ của “người khác” vào ngôn từ của một chủ thể, tạo thành tính đối thoại bên trong phát ngôn đó. Đối thoại trong văn học là khái niệm “siêu ngôn ngữ học”, khác với khái niệm đối thoại, hội thoại của ngôn ngữ học chỉ giới hạn trong lời hỏi- đáp. Xu hướng đối thoại tạo nên giọng phức điệu đa thanh của ngôn ngữ trong tác phẩm. Vì thế giọng đối thoại đã trở thành giọng phổ biến trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

Khảo sát ba trường ca: Sức bền của đất, Đường tới thành phố

Trường ca biển của Hữu Thỉnh ta thấy giọng đối thoại xuất hiện rải rác ở một vài chương, vài đoạn của ba trường ca này. Nhưng xuất hiện một cách tập

trung, đầy đủ và rõ ràng nhất là ở chương một của Trường ca biển, phần đối

thoại giữa biển cả và người lính:

“Đến một ngày kia những người lính đã tới biển của mình. Cuộc gặp gỡ của triệu năm với đứa con trận mạc. Không chỉ người lính lạ lẫm, chính biển lạ lẫm đầu tiên. Biển thốt lên: “Người thắng trận sao mà hốc hác quá”… Người lính nói: “Tôi đi qua nhiều bóng mát để về đây” [12, tr.145].

Chỉ vài dòng đối thoại này thôi, Hữu Thỉnh đã cho ta thấy một hiện thực mới sau chiến tranh, sau chiến thắng không chỉ có ánh hào quang rực rỡ mà còn

có cả xót xa, đắng cay và mất mát: “Người thắng trận sao mà hốc hác quá?”

Hiện thực cuộc sống sau chiến tranh có quá nhiều thứ bộn bề cần phải lo toan, có quá nhiều vấn đề để suy nghĩ bởi “hiện thực sau chiến tranh, một hiện thực mang bộ mặt mới thời hậu chiến với những bi kịch và viễn cảnh không giống như người ta hình dung trong chiến tranh” [26, tr.99]. Cho nên sống trong hoàn cảnh mới phải biết cách thích nghi cho phù hợp:

Sống với nước hãy bắt đầu từ nước

Đó là cử chỉ đầu tiên và nghi lễ cuối cùng.

Bước ra từ cuộc chiến, bắt đầu với một cuộc sống mới, cuộc sống của những ngày hòa bình và tự do nhưng không phải vì thế mà tâm hồn con người được bình yên và thoải mái, bởi một lẽ giản đơn mà không hề đơn giản rằng:

ai cũng đang “bơi trên số phận của mình” (Trường ca biển). Và những vốn

sống được tích lũy, được hình thành từ cái tôi trữ tình thế hệ đầy lý tưởng, đầy trách nhiệm và nhiệt huyết trong chiến tranh khi mang nó vào cuộc sống hiện thực thời bình thấy sao mà lạc lõng:

Bao vốn liếng cả một đời góp nhặt

Bước xuống tàu bỗng thành kẻ tay không

(Trường ca biển)

Như vậy, từ điểm nhìn hiện tại, một lần nữa giọng điệu đối thoại giữa người lính và biển cả được nhà thơ biến tấu và chuyển hóa thành những “giai

điệu mới mẻ” trong trường ca của ông. Nó mang theo hơi thở và bắt kịp nhịp

sống con người trong thời đại ngày nay.

Khảo sát ba trường ca của Hữu Thỉnh, chúng ta thấy giọng nói, giọng điệu đối thoại tuy không phải là “nốt âm” chính nhưng lại là “nốt âm” cần và đủ” cho ngòi bút tài hoa đa giọng điệu của Hữu Thỉnh.

KẾT LUẬN

Phương Lựu từng nói rằng: “Nếu cá tính nhà văn mờ nhạt, không tạo ra được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng thì đó là sự tự sát trong văn học” [27, tr.75]. Đúng vậy mỗi nhà thơ, nhà văn để có một phong cách riêng đều phải khẳng định cho mình một giọng điệu riêng, xem như dấu hiệu giúp người đọc nhận ra được họ mà không chút nhầm lẫn với những nhà thơ, nhà văn khác.

Là một nhà thơ khát khao đổi mới, sáng tạo và cống hiến cho tiến trình hiện đại hóa trường ca Việt, Hữu Thỉnh đã chọn lựa và giữ được một giọng điệu thơ độc đáo trong suốt hai mươi năm sáng tác trường ca. Với xu hướng trữ tình hóa trường ca, Hữu Thỉnh đã sáng tạo nên giọng điệu đa thanh với sự hòa quyện đằm thắm, tự nhiên giữa giọng ngợi ca, tự hào, giọng hiệu triệu, hào sảng, thúc giục – kế thừa âm hưởng sử thi của văn học giai đoạn với giọng trầm tư, sâu lắng, giọng triết lý, chiêm cảm, chiêm nghiệm, giọng nói và giọng đối thoại hiện đại. Những cung bậc giọng điệu khác nhau như vậy đã gia tăng chất trữ tình trong trường ca Hữu Thỉnh làm nên một giọng thơ thâm trầm hơn, day dứt hơn và sâu lắng hơn… Tất cả tạo nên một “hợp âm” nhiều bè, nhiều nốt trầm, bổng, thanh cao… để nhà thơ trầm tư, suy nghĩ và chiêm cảm về lẽ đời, lí giải cho các số phận cá nhân, thân phận con người và nghĩ suy về hiện thực cuộc sống hôm nay. Sự kế thừa, tiếp nối và tìm kiếm sáng tạo mới trong giọng điệu trường ca Hữu Thỉnh đã góp phần khẳng định bản lĩnh nghệ thuật độc đáo và cá tính sáng tạo riêng của nhà thơ. Nói như Anh Chi “khi dạt dào nồng nhiệt, khi rủ rỉ dịu êm, lúc trầm xuống nghẹn ngào, lúc vút đanh sắc nhọn… những cung bậc khác nhau trong thơ Hữu Thỉnh vẫn tựa trên một âm giai bao trùm là chất giọng đằm thắm. Trong nền giọng đằm thắm ấy, qua thời gian đầy bão động một phần tư thế kỷ có luyện vào chất nén trầm, nhưng thật đáng quý vẫn giữ được, vẫn nhô trào lên những cơn sóng thảng thốt. Thảng thốt, luôn thảng thốt, luôn phát giác trước thế giới trong con người mình như thể niềm kinh ngạc lần đầu” [32].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (1975), “Mấy suy nghĩ về thể trường ca”, Tạp chí

Văn học số 4, tr.32- 44.

3. Lại Nguyên Ân, (1981), “Bàn góp thêm về thể trường ca”, Tạp chí

Văn nghệ quân đội số 1, tr.15-25.

4. Lại Nguyên Ân, (1981), “Về thể loại trường ca và tính chất của nó”,

Tạp chí Văn nghệ quân đội số 2, tr.129- 134.

5. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên,

2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Trí Viễn, (2007), Những vẻ đẹp thơ, Nxb Giáo dục.

7. Lý Hoài Thu (1999), “Thơ Hữu Thỉnh- một hướng tìm tòi và sáng

tạo từ dân tộc đến hiện đại”, Tạp chí Văn học, số 12, tr. 51- 56.

8. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại văn học: Ký –

Bi kịch – Trường ca – Anh hùng ca – Tiểu thuyết, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Hoàng Kim Ngọc (1998), Những đóng góp của thơ trẻ thời kỳ chống

Mĩ cứu nước, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Hoàng Trung Thông (1979), Văn học Việt Nam kháng chiến chống

Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Hoàng Trung Thông (chủ biên, 1979), Văn học Việt Nam kháng

chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

12. Hữu Thỉnh (2004) Trường ca Biển, Nxb Quân đội nhân dân, Hà

Nội.

13. Hữu Thỉnh (1998), Thơ Hữu Thỉnh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

15. Hoàng Điệp (2008), “Hữu Thỉnh với thể loại trường ca”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 3.

16. Mai Bá Ấn, (2009) Đặc trưng trường ca Thu Bồn- Nguyễn Khoa

Điềm- Thanh Thảo, Nxb Hội nhà văn.

17. Nhiều tác giả (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao Động.

18. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng

tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia Hà Hội, Hà Nội.

19. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên, 2004), Lịch sử văn học Việt Nam,

tập 3, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

20. Nguyễn Đức Mậu (1980), Trường ca sư đoàn, Nxb Quân đội nhân

dân.

21. Nguyễn Đăng Điệp (2003), “Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới

thơ”, Tạp chí Văn học số 9, tr. 28- 35.

22. Nguyễn Phong Nam (2004), Giáo trình phương pháp luận nghiên

cứu văn học, Nxb Đà Nẵng.

23. Nguyễn Trọng Tạo, (1998), Văn chương cảm và luận, Nxb Văn hóa

thông tin, Hà Nội.

24. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chủ nghĩa hiện sinh- Sự hiện diện và

thành tựu, Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Văn Dân (2008), “Trường ca với tư cách là một thể loại

mới”, Tạp chí sông Hương, số 203 tháng 4, tr.75.

26. Phan Cung Việt (1995), “Nhân đọc Trường ca biển”, Tạp chí Văn

nghệ quân đội, số 4, tr.98- 101.

27. Phương Lựu (chủ biên, 2007), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

29. Thanh Thảo (1977), Những người đi tới biển, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

30. Trần Đình Sử (2002), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục. Hà

Nội.

31. Trần Ngọc Vương (1981), “Về thể loại trường ca và tính chất của

nó”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 2, tr. 129- 132.

32. Anh Chi, “Đường đời, đường thơ Hữu Thỉnh”, Tạp chí Hồn Việt

www. honvietquochoc.com.vn.

33. Diêu Thị Lan Phương (2009), “Yếu tố tự sự trong trường ca trữ tình

hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 4; vienvanhoc.org.

34. Đỗ Thị Hậu, Trường ca Việt Nam hiện đại- nhìn từ góc độ thể loại,

Luận án tiến sĩ, Viện Văn học.

35. Đỗ Thị Thủy (2011), Nét đặc sắc của trường ca Hữu Thỉnh, Khóa

luận tốt nghiệp, Trường Đại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng.

36. Đoàn Trọng Huy, “Hữu Thỉnh- Hoa trái nghệ thuật dọc đường thơ”,

vannghequandoi.com.vn.

37. Phúc Nghệ, “Hữu Thỉnh- thi sĩ của lính”, Báo Văn hóa, ngày

17/10/2011.

38. Nguyễn Thị Liên Tâm (2010), Trường ca về thời chống Mỹ trong

văn học hiện đại Việt Nam, phongdiep.net ngày 03/09/2010.

39. Trần Thiện Thanh (phỏng vấn, 2010), “Đối thoại về trường ca và

trường ca Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Thơ, số 11; vanhocquenha.vn, ngày

Một phần của tài liệu (Trang 63 - 70)