Về hiện thực cuộc sống hôm nay

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 59)

6. Bố cục của khóa luận

3.2.2.Về hiện thực cuộc sống hôm nay

Trong các trường ca hiện đại thời chống Mỹ, các tác giả không chỉ lấy lịch sử làm chất liệu cho cảm hứng trữ tình mà còn hiện đại hóa trường ca bằng cách thể hiện những suy tưởng, chiêm nghiệm sâu sắc về hiện thực đời sống hiện tại cùng với những vấn đề nóng bỏng liên quan đến số phận cá nhân đặt trong số phận lịch sử dân tộc ở những thời điểm quan trọng của lịch sử.

Trăn trở, ưu tư trước nỗi dâu bể của cuộc đời, trước một hiện thực cuộc sống bề bộn có nhiều xáo trộn, các tác giả trường ca đã sử dụng giọng điệu triết lý, suy tư, chiêm nghiệm để nhìn nhận và suy ngẫm :

Những trầm tích giữa bộn bề năm tháng Khuất mình nhưng chưa khuất bóng Khuất mình nhưng không khuất lặng Như mây trắng trên trời.

(Trầm tích- Hoàng Trần Cương)

Vẫn trong mạch giọng điệu ấy, ở trường ca của Hữu Thỉnh, mọi sự suy tư, triết lý, chiêm nghiệm luôn gắn với chiều sâu cảm xúc của nhà thơ khi nhà thơ nghĩ, dự cảm về con người, về cuộc sống hôm nay :

Mẹ đã nuôi con lớn Đã dạy con khôn

Sống sướng vui và đau khổ với con người Sống dễ dàng và khó khăn với con người Sống cởi mở và phòng xa với con người

Biết đem cho mà không làm người được cho cảm thấy mắc nợ

Biết nhận mà không sợ bị coi là tham lam Và khó nhất là biết từ chối.

(Trường ca biển)

Trở về cuộc sống đời thường, con người được sống dưới bầu trời hòa bình không còn phải đối diện với mưa bom bão đạn nhưng cái tôi trữ tình đầy trách nhiệm luôn hướng về cộng đồng, về đất nước vẫn không quên những năm tháng gian khổ ở chiến trường. Chính vì thế những cảnh vật, những sự kiện vẫn ám ảnh trăn trở, những tiếng thở dài vẫn hắt ra cung điệu buồn :

Cổ nhân vẫn còn đây Máu chưa lành vết chem Mồ hôi vẫn còn đây Còn mặn hơn biển mặn Nợ cũ còn đây

Biển nham nhở sẹo.

(Trường ca biển)

Những cái chết của đồng đội, những nấm mồ không được sưởi ấm hương khói trở thành những vết thương nhức nhối, đau âm ỉ, trở thành một vết thương sâu hoắm khó chữa lành:

Có cách chi giữ nguyên được ngày này Khi chúng ta chẳng còn trong đội ngũ Con ngựa già trí nhớ

Đi tìm những người lính Nhưng họ đã già rồi

Và chính ta cũng đang già đi.

(Trường ca biển)

Bước ra từ cuộc chiến, nhà thơ đã chứng kiến tận mắt những mất mát, đau thương của dân tộc và nhà thơ cũng đang từng bước nhìn đất nước đổi thay. Nhà thơ không chỉ cho ta thấy cái nhìn toàn diện về những tháng năm gian khổ ở chiến trường mà còn nói lên những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống hiện tại bằng giọng thơ chiêm nghiệm, triết lý:

Đất chẳng bao giờ héo Trời thăm thăm không mòn

Khi vui chán vạn khi buồn một ta.

“Những u uẩn, những day dứt không cùng, đó phải chăng là triết lý sâu sắc mà Hữu Thỉnh muốn gửi gắm tới độc giả- những con người trong cuộc sống hiện đại đừng bao giờ quên quá khứ” [38]. Trong ông, quá khứ như một điểm tựa để tự hào, để bình yên :

Cái hầm, cái bậc sẽ hư

Lòng tôi mắc nợ chiến khu một đời Núi cao cho thác đổ hồi

Trường Sơn dài rộng cho tôi mặn mà Xe thồ vành hỏng tháo ra

Còn lăn theo suốt đời ta đời mình.

(Trường ca biển)

Thời gian trôi qua, tất cả sẽ trở về với cát bụi theo quy luật của tạo hóa, nhưng quá khứ hào hùng một thời cả dân tộc đánh Mỹ, những ân tình ân nghĩa một thời giữa đồng đội, đồng chí với nhau sẽ trường tồn mãi mãi nhắc nhở con người hãy biết trân trọng và tự hào về quá khứ.

Trở về cuộc sống mưu sinh đời thường, có bao nhiêu điều phải lo phải suy nghĩ. Những tưởng sau chiến tranh, sau chiến thắng, con người sẽ cất bớt được gánh lo âu nhưng:

Năm thì ngắn mà tháng ba dài thế Nhìn trong nhà rộng đến thì lo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Sức bền của đất)

Cuộc sống sinh tồn vẫn tồn tại biết bao nhiêu điều quay cuồng, biến chuyển. Chính vì thế bước ra khỏi cuộc chiến, những người lính ấy cảm thấy xa lạ, lạc lõng với mọi thứ xung quanh. Cái hiện thực đời sống “sau chiến tranh, mang bộ mặt mới thời hậu chiến với những bi kịch và viễn cảnh không giống như người ta hình dung trong chiến tranh” [9, tr.214] không thôi ám ảnh con người:

Người ta sợ ban đêm như sợ đồng tiền giả Và hoàng hôn là ban mai của cô gái bán mình Những mái tôn the le choán hết mặt sông Đời vật vờ trôi nổi

Những nén nhang, những mâm bông, những mâm trái Những bàn tay khấn vái

Nước lã đổ đi, nước lã lại đem thờ.

(Đường tới thành phố)

Giọng điệu thơ trở nên chùng xuống. Những u uất, những day dứt tràn ra thấm sâu vào thơ khi nhà thơ nhìn thấy trong cuộc sống đời thường không thiếu những người “bị hư danh gạt về một phía” để rồi quên đi tất cả, quên đi tình đồng đội, đồng chí, quên đi những tháng ngày “cứ đói ròng con gái hóa con trai”.

Đã “đi suốt hai chiều đất nước”, lại mang trong mình “những vết thương của tôi còn nhiều hơn cả tuổi đời”, thế mà giờ đây sống trong bầu trời tự do, hít thở không khí hòa bình, con người ấy lại thấy lo sợ:

Đời chẳng còn dễ dàng hơn Sau bao nhiêu lời chúc Ta chẳng dễ dàng đâu Sau bao người đi trước Cây thời gian nhích đốt Âm thầm bao tâm tư.

(Trường ca biển)

Câu thơ dồn chứa sức nặng của một cái tôi trữ tình đầy “những tâm trạng, những suy nghĩ, những dự cảm, những day dứt khôn nguôi của chính nhà thơ về cuộc sống, về hạnh phúc, về hạnh phúc, về thân phận của con người... trước cuộc đời đầy lo toan vất vả với những cám dỗ, bươn trải của

cuộc sống hằng ngày khốc liệt hơn cả những năm tháng chiến tranh” [4, tr.131]. Và qua những chiêm cảm đó, nhà thơ nhận ra thời gian chính là đáp án chính xác nhất cho câu trả lời về những đổi thay của con người và cuộc sống .

Có thể thấy, trong trường ca Hữu Thỉnh, những câu thơ về thế sự thường là những câu thơ giàu chất giọng suy ngẫm, triết lý về nhân thế. Những câu rất đằm được chắt lọc từ một cái tôi trữ tình đã trải nghiệm, chiêm nghiệm những vấn đề của cuộc sống nhân sinh:

Đất dựng nên làng

Từ buổi cha ngâm mình trong nước Vớt đất lên trong nước nóng luộc người Cha bưng đất và bưng mồ hôi khởi nghiệp.

(Trường ca biển)

Bởi một điều đơn giản mà không phải ai cũng nhận ra: Không có đất không thể nào sống được Vì thế:

Cần có đất để làm nên quê hương

Cần có quê hương để vui buồn sướng khổ.

(Trường ca biển)

Đó chính là chất giọng triết lý, chiêm cảm của một cái tôi trữ tình biết cảm nhận, biết lắng sâu sự đời và nhân thế. Tìm về cội nguồn, nắm chặt trong tay những những hòn đất – mạch máu thiêng liêng của dân tộc. Là cách để có cái nhìn sâu hơn về cuộc sống khi va chạm vào đời sống hiện thực không mấy “bằng phẳng”. Chính chiều sâu tâm tưởng không hề bị lý tưởng hóa đã khơi nguồn sáng tạo cho Hữu Thỉnh khi đưa vào thơ những trang đời đã được gạn lọc kĩ lưỡng qua những chiêm cảm, triết lý của nhà thơ về cuộc sống:

Đất chẳng bao giờ héo Trời thăm thẳm không mòn

Khi vui chán vạn khi buồn một ta.

(Trường ca biển)

Và:

Đất đi qua biển thì mau

Người đi qua nỗi khổ đau thì dài.

Ta nhận ra chất giọng triết lý, chiêm nghiệm trong trường ca Hữu Thỉnh khác với các tác giả trường ca khác. Ở Hữu Thỉnh “triết lý là không triết luận dài dòng, triết lý một cách hồn nhiên, tự nhiên. Khác hẳn với khuynh hướng triết luận của Chế Lan Viên đã đành và cũng khác với Nguyễn Khoa Điềm. Triết lý, chiêm nghiệm trong trường ca Hữu Thỉnh là triết lý một cách uyên bác, trí tuệ” [36] .

Với sức vang của giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm về hiện thực cuộc sống trong trường ca của mình, Hữu Thỉnh như muốn đánh thức cái tôi cá nhân quay trở về với bản ngã để nó không bị “xô giật” giữa dòng đời bon

chen xô đẩy, để được “Sống một ngày lội qua cả kiếp người”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 59)