Tính đặc thù của sinh viên Sư phạm

Một phần của tài liệu Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm trong điều kiện hiện nay (Trang 53 - 56)

Trong mọi thời đại, người thầy có ảnh hưởng vơ cùng to lớn đối với sự phát triển to lớn của xã hội, họ để lại những dấu ấn của mình trong xã hội tương lai, bởi sản phẩm của người thầy là con người, mà con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử.

Người thầy, người cơ có ảnh hưởng trực tiếp đến các học sinh của mình cả về trí tuệ và nhân cách. Bởi lẽ, trog dạy học dù chương trình, sách giáo khoa có hay, có tốt đến mấy mà người thầy vẫn ì ạch, khơng đam mê, khơng sáng tạo, khơng mẫu mực… thì mọi cố gắng của học sinh, phụ huynh và xã hội đều đổ xuống sông, xuống biển. Như người xưa từng nói: “Đào tạo một người thầy ta được cả một thế hệ”. Gần đây chúng ta phải thừa nhận rằng có những hiện tượng thầy chưa nghiêm, gương thầy chưa sáng khơng phải là khơng có. Bức xúc khơng chỉ dừng lại ở dư luận xã hội, mà chính thức được thừa nhận trong báo cáo của Ủy ban văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội. Đungs là đã có những con sâu bỏ rầu nồi canh, nhưng hình ảnh những người thầy với tài cao đức trọng chưa phải đã hoàn toàn phai nhạt trong ký ức tốt đẹp của xã hội vẫn còn những người thầy với khí tiết cao thượng, với tài năng đức độ của mình. Đó là những tấm gương sáng cho học trị và đồng nghiệp noi theo. Chúng ta là nhưng sinh viên Sư phạm là những người sẽ kế tục sự nghiệp trong người vì thế chúng ta phải là những tấm gương sáng là những người thầy, người “kỹ sư tâm hồn” nghề dạy học của thầy được coi là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, xã hội đã truyền dạy nhau “không thầy đố mày làm nên”, “muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”. Nhận rõ vai trị, vị trí của người thầy trong xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Trách nhiệm nặng

nề và vẻ vang của người thầy là: Chăm lo dạy đỗ con em của nhân dân thành người cơng dân tót, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán

bộ tốt của nhà nước”[29,36]. Đồng chí Phạm Văn Đồng cũng từng nhấn

mạnh: “Người thầy là người chiến sĩ tiên phong trong việc truyền bá cái mới”. Vai trò đặc biệt quan trọng hơn đố với sinh viên Sư phạm bởi họ là nhũng người thầy giáo của tương lai, Những sinh viên đang học ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học Sư phạm trong cả nước. Họ là những người thầy tương lai, đảm nhận việc giảng dạy học sinh từ cấp mầm non đến trung học phổ thông và một số không nhỏ đảm nhận việc giảng dạy sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chun nghiệp. Vì vậy, chúng ta phải tích cực học tập rèn luyện, trau dồi đạo đức đẻ trở thành những người thầy giáo vừa có tài và có đức bởi nhân cách của học trị có trong sáng hay mờ nhạt; ước mơ và lý tưởng sống của học trị có tươi đẹp hoặc đen tối phụ thuộc vào bản thân mỗi người, mỗi gia đình, mỗi xã hội; nhưng trong đó phụ thuộc rất nhiều vào tài năng, lương tâm, cách giáo dục của các thầy cơ. Vì vậy nhiệm vụ của nhà trường không chỉ dạy nghề mà trước hết là phải dạy người. Như ơng cha ta từng nói đến trường “tiên học lễ, hậu học văn”. Để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của mình thì mỗi người thầy, người cô phải tu thân, phải rèn luyện đức từ khi còn là sinh viên ngồi trên ghế giảng đường của trường Sư phạm. Sự rèn luyện ở đây không chỉ về tri thức mà còn về lương tâm, nghĩa vụ, danh dự, tính thiện. Sinh viên phải phấn đấu rèn luyện để trở thành thầy cơ giáo có nhân cách, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Vì sản phẩm mà họ tạo ra cho xã hội là nhân cách của học trò, là lý tưởng sống của các em… Do đặc trưng về nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên sư phạm là trở thành những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục từ mần non đến cấp đại học, các chuyên,gia giáo dục, quản lý giáo dục nên ngay từ đầu kế hoạch đào tạo cũng như chương trình đào tạo sinh viên sư phạm cũng có những nét đặc thù so với các ngành, các trường chuyên nghiệp khác trên phạm vi tồn quốc. Chính vì thế mà mơi trường học tập cũng được quy định rất rõ ràng, chặt chẽ và dần trở thành lối sống, nếp sinh hoạt của sinh viên Sư phạm. Trước hết người giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành

tác phong sư phạm của sinh viên. Người giảng viên khi lên lớp ngoài việc tuân thủ những quy định của Bộ giáo dục đào tạo cịn khơng ngừng nâng cao năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất nghề nghiệp. Chỉ có như vậy thì khi các thầy các cơ bước lên bục giảng mới được sinh viên kính trọng và là tấm gương để các em học tập và có thêm niềm đam mê và phải có lịng u thương con người để yêu nghề hơn. Người giáo viên trong những buổi lên lớp cũng như trong sinh hoạt hằng ngày là tấm gương phản chiếu một thế hệ giáo viên trong tương lai. Do yêu cầu nghề nghiệp nên phần nào cũng tạo nên môi trường học tập của sinh viên Sư phạm cũng mang tính chuẩn mực và nghiêm túc. Vì thế sinh viên Sư phạm được đánh giá là ngoan và chịu khó tìm tịi, nghiên cứu khoa học. Đó là ưu điểm nhưng cũng chính là nhược điểm của sinh viên sư phạm, vì mơi trường học tập đó làm cho sinh viên ít chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội và tìm kiếm tri thức.

Một điểm nữa là trong lối sống của sinh viên sư phạm thể hiện tính tập thể và tinh thần đồn kết cao. Bởi đây cũng chính là yêu cầu cần thiết đối với người giáo viên khi đứng lớp, quản lý học sinh trong một tập thể điều trước tiên phải làm cho tập thể đó thống nhất, cùng tiến bộ. Cũng chính tinh thần tập thể mà làm cho một số bạn sinh viên có tính ỷ lại, khơng có chính kiến riêng, từ đó trở nên nhút nhát, rụt rè. Sinh viên Sư phạm được, đánh giá là có lối sống lành mạnh, chịu khó học hỏi, có khả năng giao tiếp tốt vì mơi trường học tập của sinh viên sư phạm rất chăm chỉ. Tuy vậy ở bên ngồi xã hội thì khả năng nhanh nhẹn, năng động thì họ lại khơng được đánh giá cao như sinh viên các trường khác.

Trong học tập và hoạt động của Đoàn thanh niên của sinh viên sư phạm cũng mang những nét đặc trưng. Quá trình học tập của sinh viên sư phạm gắn liền với việc tích lũy tri thức, là người giáo viên không chỉ hiểu biết những kiến thức trong nghành học mà còn phai biết những kiến thức về xã hội trên các lĩnh vực. Vì thế địi hỏi sinh viên sư phạm phải có lối tư duy mạch lạc, biện chứng khi xem xét nhìn nhận bất kỳ một vấn đề nào đó. Kể cả trong hoạt động của Đồn thanh niên, hoạt động tình nguyện cũng mang màu

sắc riêng mang đặc thù của sư phạm. Bên cạnh những mặt tiến bộ, mặt tích cực thì phần nào đó do đặc thù nghề nghiệp, mơi trường học tập vẫn còn những hạn chế nhất định

Một phần của tài liệu Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm trong điều kiện hiện nay (Trang 53 - 56)