Tham gia vào lực lượng bảo vệ biển đảo

Một phần của tài liệu Đóng góp của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa (Trang 46 - 52)

7. Bố cục

2.2.1. Tham gia vào lực lượng bảo vệ biển đảo

Đối với Việt Nam, từ các triều đại quân chủ phong kiến biển đảo không chỉ là đối tượng khai thác các nguồn lợi về kinh tế (đánh bắt hải sản và các sản phẩm từ biển, giao thương mậu dịch) mà còn giữ vị trí chiến lược về quân sự quan trọng, đảm bảo an ninh quốc gia. Chính vì vậy, bảo vệ và khai thác lợi thế của biển đảo đã trở thành đường lối nhất quán, xuyên suốt qúa trình phát triển của lịch sử dân tộc. Ngư dân vừa đóng vai trò khai thác nguồn lợi từ biển vừa phối hợp với quân đội triều đình thực hiện nhiệm vụ chính là vừa kiểm soát và bảo vệ trên biển Đông, vừa khai thác tài nguyên ở các hải đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa, nên hoạt động của ngư dân bắt đầu đi từ tháng 3 âm lịch đến tháng 8 âm lịch thì về. Theo Thiên Nam

47

Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ thì lúc đi cuối Đông, không nói thời

gian về; và theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn thì thường đi vào tháng giêng âm lịch đến tháng 8 về (nếu lương thực mang đi có 6 tháng, chép tháng giêng là nhầm).

Cùng với các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thì chính quyền và nhân dân các địa phương ven biển miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi tự giác chấp hành và thực hiện một cách đầy đủ và hết sức nghiêm chỉnh trong việc thực hiện việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở quần đảo Hoàng Sa. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải với chức năng chủ yếu là bảo vệ và khai thác các vùng quần đảo xa giữa biển Đông, cũng có lúc thiên về công việc khai thác, cũng có lúc thiên về công tác bảo vệ nhưng dù là chức năng nào thì cũng không thể thay thế được các đội Thủy quân của triều đình.

Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải cùng với các đội, tổ của nhân dân các tỉnh đặc biệt là Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên, Quãng Ngãi luôn thực hiện những hoạt động mạnh và hiệu quả trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Cùng với các đội Vệ giám thành, biền binh, binh đinh thì dân phu các tỉnh này cũng hoạt động khai thác khoáng vật, hải sản, tổ chức cứu hộ, cứu nạn cùng với quân đội triều đình, có những hoạt động ngay trên quần đảo này như dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền và trồng cây...

Lịch sử bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của dân tộc được viết bằng mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của nhiều thế hệ tráng đinh của cư dân ven biển Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Họ thật sự là những anh hùng vô danh, mãi mãi được lưu truyền trong tâm thức của người ngư dân hôm nay và mai sau. Từ thực tiễn hoạt động của đội Hoàng Sa xưa, trong điều kiện phương tiện tàu thuyền đi lại trên biển thô sơ và luôn phải đối mặt với nguy cơ "một đi không trở lại", đã hình những câu hát, câu thơ trong dân gian:

"Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây"

"Chiều chiều ra ngóng biển xa Ngóng ai đi lính Trường Sa chưa về"…

48 Hay:

Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai, ba khao lề thế lính Hoàng Sa”.

Và, rất nhiều câu ca nói về đội Hoàng Sa và Trường Sa được nhiều người dân trên đảo nhớ và thuộc để truyền cho thế hệ mai sau về một thời bi hùng oanh liệt trong trang sử bảo vệ chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Mỗi chuyến đi là "một đi không trở lại", nên người dân trên đảo lập các ngôi mộ kiểu “chiêu hồn nhập cốt”, hiện còn các mộ của Cai đội Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật và một số "mã liếp" (mộ chiêu hồn) của các đội Hoàng Sa đã bỏ mình trên biển cả. Đó là những ngôi mộ được làm bằng đất sét giả cốt người để con cháu tưởng niệm thờ cúng.

Dưới thời Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền quản lý của tỉnh Quảng Nam. Căn cứ vào tờ trình của Bộ Nội vụ lên Tổng thống, lúc đầu Ngô Đình Diệm quyết định gọi tên là xã Hoàng Sa. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, ngày 13 tháng 7 năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chính thức ban hành Sắc lệnh số 174-NV quyết định thành lập đơn vị hành chính cấp xã đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, gọi là xã Định Hải, trực thuộc quận Hòa Vang của tỉnh Quảng Nam. Những phái viên hành chính Hoàng Sa đầu tiên gồm có ông Nguyễn Bá Thược, cán bộ hành chính hạng I tại Tam Kỳ được bổ nhiệm vào năm 1960. Tiếp đến là ông Hoàng Yến được bổ nhiệm vào ngày 27 tháng 6 năm 1961. Ngày 21 tháng 10 năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ký Nghị định sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long quận Hòa Vang của tỉnh Quảng Nam (xã Hòa Long nay thuộc phần lớn diện tích quận Ngũ Hành Sơn của TP.Đà Nẵng). Đến năm 1982, UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có Tờ trình (ký ngày 9 tháng 11) đề nghị Hội đồng Bộ trưởng thành lập đơn vị hành chính cấp huyện đối với quần đảo Hoàng Sa. Đề nghị này đã được Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng

49

vào ngày 11 tháng 12 năm 1982. Ngày 01 tháng 01 năm 1997 Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Từ đó huyện Hoàng Sa được đặt dưới sự quản lý của chính quyền thành phố Đà Nẵng.

Về lực lượng quản lý trên đảo, theo báo cáo của Thủ hiến Trung phần gửi cho Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam (tức chính quyền Bảo Đại) vào năm 1952 thì bấy giờ một Trung đội Việt binh đoàn gồm 35 người đã được phái ra đóng quân tại quần đảo. Sau năm 1954, nhiệm vụ này được giao cho một đại đội thuộc Trung đoàn 162 đồn trú tại Quảng Nam đảm nhiệm. Đến năm 1957, lực lượng quân sự này được thay thế bằng lực lượng thủy quân lục chiến. Nhưng đến ngày 14 tháng 11 năm 1959 chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho lực lượng bảo an mà chủ yếu là người Quảng Nam ra quần đảo Hoàng Sa thay thế cho lực lượng thủy quân lục chiến. Hiện Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa sưu tầm được danh sách 35 người thuộc Trung đội Hoàng Sa đợt 38 dự trù thay quân vào ngày 15 tháng 10 năm 1969 do Đại tá Lê Trí Tín, Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Nam ký, và một sự vụ lệnh cũng do Lê Trí Tín ký ngày 3 tháng 2 năm 1969 cấp cho 35 người này khi mãn nhiệm kỳ công tác. Chính lực lượng này đã bắt 82 lính Trung Quốc giả dạng ngư dân xâm nhập quần đảo vào tháng 2 năm 1959, đến tháng 2 năm 1961 lại bắt 9 người Trung Quốc vượt biên cập đảo Hoàng Sa giao cho hải quân đưa vào đất liền phỏng vấn. Cứ 3 tháng một lần có sự đổi quân của những người lính bảo an (sau đổi tên thành địa phương quân) thuộc tiểu khu Quảng Nam do một trung úy trung đội trưởng chỉ huy ra làm nhiệm vụ canh giữ quần đảo Hoàng Sa. Cùng ra đảo với họ là những nhân viên khí tượng. Phần lớn những người đi Hoàng Sa đều quê tỉnh Quảng Nam, như các ông Phan Ngọc Quang (Minh An, Hội An), Lê Châu (Đại Nghĩa, Đại Lộc), Trần Hòa (Nam Phước, Duy Xuyên), Nguyễn Văn Lễ (Điện Phước, Điện Bàn), Lê Lan (Điện Trung, Điện Bàn)…[47, tr.13]

Ngày nay, cùng với lực lượng biên phòng, hải quân đang đóng quân trên các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và những đồn biên phòng đóng chốt tại các khu vực ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng ngày đêm thực hiện các đợt tuần tra, bảo vệ biển đảo thì những ngư dân ở đây cũng cùng nhau tham gia vào công tác bảo vệ biển đảo, đặc biệt là chủ quyền thiêng liêng của dân tộc trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa nằm trong quản lý của thành phố Đà Nẵng, là ngư trường khai thác, đánh bắt cá của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng.

50

Trước thông tin Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông một cách ngang ngược, những chiếc tàu công suất lớn của ngư dân Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… vẫn nối sóng vươn khơi. Trong những biên đội tàu bám biển hùng hậu ấy có cả những chiếc tàu hậu cần mang theo dầu, thực phẩm… để tiếp tế cho các tàu cá đánh bắt dài ngày. Để tránh bị các tàu hải giám, tàu cá Trung Quốc uy hiếp, đe dọa, ngư dân miền Trung đã hình thành những biên đội tàu công suất lớn để dựa vào nhau, bảo vệ lẫn nhau cùng bám biển. Những ngư dân đánh bắt cá trên ngư trường này đều thực hiện tốt công tác liên lạc với đồn biên phòng, cảnh sát biển bảo vệ tình hình trật tự trên biển, cũng như đảm bảo công tác khai thác, đánh bắt của ngư dân.

Đặc biệt, trong những ngày Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải dương 981 vào khoan thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam vào mùa hè năm 2014, thì Đà Nẵng là một “đầu cầu” quan trọng, nơi xuất phát của các lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam lên đường đến vùng biển Hoàng Sa để đấu tranh quyết liệt buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Khi biết thông tin về việc Trung Quốc đưa thiết bị giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt trên vùng biển mà nhiều ngư dân vẫn thường đi về cũng như đưa nhiều tàu thuyền các loại đi theo để bảo vệ giàn khoan này và gây nhiều khó khăn cho ngư dân các tỉnh miền Trung, lão ngư Nguyễn Văn Triển bức xúc: “Khu vực này là vùng biển của Việt Nam. Từ xa xưa đến nay, ngư dân Việt Nam nói chung và ngư dân các tỉnh miền Trung nói riêng đều coi vùng biển này là ngư trường truyền thống của mình. Đây không chỉ là ngư trường mà còn là “lối đi” trên biển để ngư dân đến những vùng biển ở xa hơn của Tổ quốc. Đây chính là những “bãi mía”, “ruộng lúa”, “nương dâu” của người dân vùng biển chúng tôi. Trung Quốc không có lý do gì để vào đây hạ đặt giàn khoan hay đưa tàu thuyền vào khi chưa có sự cho phép của Nhà nước Việt Nam. Tôi mong Đảng, Nhà nước cùng bà con ta kể cả những người làm ăn sinh sống ở ngoài nước kiên quyết đấu tranh bằng nhiều hình thức để buộc Trung Quốc rút giàn khoan và tàu thuyền ra khỏi vùng biển này của Việt Nam”. [55]. Là một tỉnh có thế mạnh về kinh tế biển, trong những năm qua, ngư dân tỉnh Quảng Nam không ngừng đầu tư để đóng mới và cải hoán tàu thuyền có công suất lớn, đủ sức vươn khơi bám biển dài ngày. Đội tàu thuyền của ngư dân Quảng Nam có gần 4.200 chiếc với tổng công suất trên 302.000

51

CV. Phương tiện có quy mô ngày càng lớn hơn, thiết bị ngày càng hiện đại hơn là những yếu tố thuận lợi để nghiệp đoàn nghề cá vươn ra khơi xa. Hiện tại các nghiệp đoàn nghề cá đã bắt đầu lắp đặt đầy đủ các phương tiện đi biển hiện đại như máy bộ đàm máy tầm ngư, máy định vị, máy dò ngang để hành nghề vây rút chì ở tuyến khơi và mô hình lưới rê hỗn hợp trên tàu khai thác hải sản xa bờ. Để nâng cao năng lực hành nghề trên biển, mấy năm trở lại đây, ngư dân đã mạnh dạn đầu tư mua các phương tiện thông tin liên lạc, mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên, trang bị đầy đủ các thiết bị chống cháy nổ và trang bị đầy đủ áo phao cứu sinh trong mỗi chuyến ra khơi.

Vươn khơi bám biển, không một ngày rời xa biển để không những mưu sinh mà còn góp phần giữ gìn và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên biển, ông Hồ Thanh Hưởng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã kêu gọi bà con ngư dân bên cạnh việc kịch liệt lên án các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, cần tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc, quyết tâm bám sát ngư trường, vươn khơi bám biển dài ngày. Giữ gìn và bảo vệ biển chính là bảo vệ không gian sinh tồn của chúng ta.

Sát cánh cùng các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam là hàng ngàn ngư dân miền Trung, trong đó có ngư dân Đà Nẵng, kiên trì bám biển, vừa tiếp tục khai thác các nguồn lợi hải sản trong vùng biển truyền thống để mưu sinh, vừa hỗ trợ lực lượng chức năng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng ấy, nhiều chiến sĩ và ngư dân Đà Nẵng đã bị tàu Trung Quốc tấn công gây thương tích và thiệt hại. Đỉnh điểm là vụ việc tàu cá ĐNA 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa (ở phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng) cùng 10 ngư dân trên tàu đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26 tháng 5 năm 2014 trong vùng biển Hoàng Sa, khiến dư luận trong nước và quốc tế vô cùng phẫn nộ. [51, tr. 3]

Trong những ngày đấu tranh sôi sục ấy, Đà Nẵng là “điểm hẹn” của giới báo chí và truyền thông trong nước và quốc tế. Hàng trăm phóng viên Việt Nam và hàng chục phóng viên, thông tín viên của các hãng truyền thông lớn trên thế giới, từ Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật, Canada… đã đổ về Đà Nẵng, theo tàu Cảnh sát biển và

52

Kiểm ngư Việt Nam ra điểm nóng ở vùng biển Hoàng Sa. Họ đã trực tiếp chứng kiến sự hung hãn, phi nhân, bất chấp luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đang “phô diễn” tại hiện trường và đã đưa tin phản ánh và tố cáo những hành động bạo ngược của Trung Quốc với công luận thế giới. Vừa là “đầu cầu” kết nối, vừa tham gia đấu tranh trực diện với đối phương để bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, Đà Nẵng còn đảm nhận vai trò hậu phương trong công tác cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công gây hư hại. Đây là nơi bảo trì, sửa chữa cấp tốc các tàu Cảnh sát biển, tàu Kiểm ngư và tiếp nhận điều trị chiến sĩ, ngư dân Việt Nam bị thương tích; đảm bảo khôi phục sức khỏe và sức mạnh chiến đấu cho con người và phương tiện một cách nhanh nhất, sẵn sàng cho cuộc đấu tranh lâu dài nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, buộc Trung Quốc phải nhổ neo, cuốn cờ, rút giàn khoan Hải dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam vào trung tuần tháng 7 năm 2014. Biển Đông tạm thời bình yên trở lại, ngư dân Đà Nẵng tiếp tục lên đường ra ngư trường Hoàng Sa thân thuộc khai thác hải sản, vừa để mưu sinh, vừa góp phần canh phòng mặt biển cho Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Đóng góp của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)