7. Bố cục
2.3.1. Khai hác, đánh bắt cá
Ngành nghề chính của cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng cũng giống như các tỉnh ven biển miền Trung là nghề khai thác, đánh bắt cá và các loại hải sản từ biển. Với dụng cụ và thuyền bè chưa được trang bị một cách đầy đủ cũng như điền kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, một số đảo không có cây nên đã làm nhiều ngư dân gặp không ít khó khăn trong việc khai thác, đánh bắt cá ở khơi xa. Đặc biệt với ngư dân hai tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, ngư trường đánh bắt chủ yếu của họ là ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa, mà chủ yếu là khu vực đánh bắt xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Cùng với các ngư dân ven biển miền Trung thì ngư dân Quảng Nam - Đà Nẵng tận dụng khai thác tối đa ở khu vực ngư trường này, bởi đó không chỉ đóng vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng cá, tôm, hải sản... phong phú, cũng như lượng phốt phát khá lớn, có nhiều loại động thực vật và có trữ lượng dầu lớn.
Quảng Nam là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế thủy sản, có bờ biển chạy dài trên 125km, ngư trường vùng khơi rộng lớn cùng quần đảo Cù Lao Chàm với nguồn lợi hải sản phong phú, giá trị kinh tế cao; vùng ven biển có hai cửa sông lớn là Cửa Đại (Tp. Hội An) và Cửa An Hòa (huyện Núi Thành), hình thành hai vùng cửa lạch làm nơi đi lại và trú đậu thuận tiện cho tàu thuyền đánh cá. Điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi bởi luồng lạch sâu, là cơ sở để phát triển các cảng cá lớn, là trung tâm công nghiệp đánh cá của địa phương trong tương lai. Những năm gần đây, nhiều ngư dân đã mạnh dạn đầu tư đóng mới, cải hoán nâng cấp tàu có công suất lớn để vươn khơi khai thác với các nghề như câu mực khơi, lưới vây ngày, lưới vây ánh sáng,... bước đầu đạt hiệu quả kinh tế tương đối cao, cải thiện thu nhập đáng kể cho một bộ phận ngư dân. Trong khi đó, Đà Nẵng là một trong những thành phố cảng lớn mạnh nhất cả nước, hiện nay Đà Nẵng có khoảng hơn 1.322 tàu cá lớn nhỏ, với công suất gần 100.000CV. Cùng với cơ sở hậu cần nghề cá hoàn thiện, hoạt động đánh bắt hải sản ở Đà Nẵng đã chuyển mạnh về chất. [32, tr.1,2]
67
Đối với nghề cá Quảng Nam, các nghề chủ đạo khai thác hải sản xa bờ là nghề câu mực xà và nghề lưới vây khơi. Ngư trường hoạt động của các nghề này rất rộng và trải dài từ phía Bắc quần đảo Hoàng Sa đến phía Nam của quần đảo Trường Sa. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 422 chiếc tàu cá vỏ gỗ lắp máy có công suất máy chính từ 90CV trở lên đủ khả năng đánh bắt, dịch vụ thủy sản xa bờ với tổng số lao động là 5.471 người. Sản lượng hải sản khai thác xa bờ chủ yếu là sản lượng khai thác của nghề câu mực xà và nghề lưới vây khơi. Trong năm 2013 và 7 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh đã khai thác được 116.546,694 tấn sản lượng khai thác hải sản xa bờ (trong đó có 39.080,426 tấn sản lượng khai thác của nghề câu mực xà và nghề lưới vây khơi). Thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, hiện nay nhiều nhóm hộ ngư dân của các địa phương ven biển trong tỉnh đăng ký đóng mới tàu cá vỏ thép và tàu vỏ gỗ để đáp ứng nhu cầu khai thác hải sản xa bờ. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Quảng Nam đã sâu sát, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện toàn diện trên các mặt công tác, như: triển khai xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghề khai thác hải sản, tổ chức sản xuất khai thác hải sản trên biển theo mô hình tổ, đội đoàn kết (đã thành lập được 05 nghiệp đoàn với 317 tàu/1.172 thành viên; 126 tổ đoàn kết sản xuất trên biển với 896 tàu/7.770 lao động tham gia), công tác hướng dẫn sản xuất, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá... nhằm thúc đẩy phát triển nghề khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá xa bờ, cụ thể như: khuyến khích ngư dân tích cực đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá, nâng cao năng lực sản xuất, từ đó đội tàu cá của tỉnh tiếp tục phát triển nhanh hơn, đóng góp tích cực vào việc khai thác nguồn lợi hải sản ở vùng biển xa, tăng cường lực lượng tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển đã giúp cho ngư dân bù đắp chi phí sản xuất tăng do giá nhiên liệu liên tục tăng trong thời gian qua. Nhờ đó, ngư dân có điều kiện, yên tâm tiếp tục bám biển sản xuất.
Để tránh bị các tàu hải giám, tàu cá Trung Quốc uy hiếp, đe dọa, ngư dân miền Trung đã hình thành những biên đội tàu công suất lớn để dựa vào nhau, bảo vệ lẫn nhau cùng bám biển. Trước thông tin Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông một cách ngang ngược, những chiếc tàu công suất lớn của ngư dân Đà
68
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… vẫn nối sóng vươn khơi. Trong những biên đội tàu bám biển hùng hậu ấy có cả những chiếc tàu hậu cần mang theo dầu, thực phẩm… để tiếp tế cho các tàu cá đánh bắt dài ngày. Vừa trở về sau chuyến đi biển dài ngày, tàu cá Đna-90351 của thuyền trưởng Lê Văn Chiến cùng bảy tàu khác trong tổ tương hỗ số 9 lại tất bật chuẩn bị ra khơi. Được mệnh danh là biên đội “sói biển” trên vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa, các tàu trong tổ của ông Chiến đều có công suất 350-500 CV, trang bị phương tiện khá hiện đại. Mỗi lần ra khơi, các tàu nối đuôi nhau chiếm lĩnh ngư trường. “Từ ngày các biên đội tàu bám biển ra đời, anh em có điều kiện hỗ trợ nhau nên hạn chế rủi ro, nguy hiểm, hiệu quả khai thác, đánh bắt cũng nâng cao rõ rệt” - ông Chiến nói. [32, tr. 1, 2]
Từ ngày thành lập các biên đội tàu bám biển, những ngư dân miền Trung đã vững vàng, tự tin hơn trong “cuộc chiến” chống lại các tàu cá bọc sắt, tàu hải giám của Trung Quốc. Những ngư dân ven biển miền Trung nói chung và ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng nói riêng đều sẵn sàng ra khơi, bám biển, quyết tâm giữ vững chủ quyền trên biển của Tổ quốc, cùng với các lực lượng tuần tra, bảo vệ biển đảo thực thi nhiệm vụ vừa khai thác, đánh bắt hải sản vừa thực hiện nhiệm vụ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà từ xưa cha ông ta đã xác lập chủ quyền và bảo vệ chủ quyền cho đến bây giờ.
Công pháp quốc tế quy định rõ, không có bất kỳ quốc gia nào, lực lượng nào được quyền chĩa súng vào ngư dân khi họ đang sản xuất chính nghĩa trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước họ. Vậy mà, theo phản ánh của ngư dân, lính trên tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 46101 lại bắn thẳng vào tàu cá của ngư dân Quảng Nam. Đó là tội ác, nó đi ngược lại hoàn toàn tinh thần nhân đạo, hòa hiếu mà quốc tế dày công vun đắp, xây dựng. Ngay sau khi tàu cá QNa-91939 bị cướp phá tàn bạo trên biển, Hội Nghề cá Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, đòi phía Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho ngư dân Quảng Nam. Bộ Ngoại giao cũng đã lên tiếng, đòi Trung Quốc dừng ngay các hành động vô nhân đạo với ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng nói riêng, ngư dân Việt Nam nói chung. Hoàng Sa và cả Trường Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng. Từ đời này qua đời khác, ngư dân bám biển để mưu sinh và sự hiện diện dân sự của họ là bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
69
Suốt thời gian qua, ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng xôn xao bàn tán về việc cứ hễ tàu cá đến gần vùng biển Hoàng Sa là phía Trung Quốc ngăn chặn, đe dọa, thậm chí xả súng. Vượt qua nỗi sợ sệt, ngư dân vẫn quyết tâm bám biển. Có thể khẳng định rằng, ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng chưa bao giờ muốn rời xa vùng biển Hoàng Sa, tự sâu thẳm trong họ luôn vọng lên tiếng gọi tha thiết từ Hoàng Sa. Nghiệp biển lắm tai ương nên đã rèn luyện họ trở thành những con người can trường với biển. Và vào những ngày này, vượt qua nhiều biến động, ngư dân lại khẩn trương, vượt sóng, vươn ra Hoàng Sa. “Chúng tôi không hề đơn độc trên biển mà luôn có sự đồng hành từ đất liền. Hễ khi có rủi ro nào xảy đến thì các ban, ngành trên địa bàn tỉnh đều đến thăm, động viên, chia sẻ. Giá trị tinh thần đó cộng với hỗ trợ vật chất về nhiên liệu, máy thông tin liên lạc, máy dò cá… giúp chúng tôi kiên trì, an tâm bám biển” - ngư dân Lê Duy Tân tham gia đánh bắt hải sản trên tàu cá QNa-91939 nói. [51]. Nhiều ngư dân khác cho biết, đời sống của ngư dân và các cộng đồng ven biển ngày càng được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ về y tế, về xây dựng âu thuyền tránh trú bão, khu hậu cần nghề cá, đào tạo máy trưởng, thuyền trưởng nên sẽ càng quyết tâm bám biển, như nghĩa cử với đời sống, trách nhiệm với biển đảo thiêng liêng.
2.3.2. Khai thác nguồn tài nguyên khác từ biển
Ngoài việc đánh bắt cá và hải sản từ biển, nguời dân ven biển miền Trung còn có hoạt động khác đó là thu lượm các sản vật từ các tàu đắm, từ các hải sản quý từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, về sau còn đảm trách đi xem xét, đo đạc thủy trình vùng Hoàng Sa. Trong sách Phủ Biên tạp lục (Quyển II), Lê Quý Đôn đã khảo tả khá cụ thể về hoạt động chính của đội Hoàng Sa nơi mà tập trung chủ yếu những ngư dân ven biển Quảng Nam – Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Thừa Thiên... : “... cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tàu, như là gươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiến, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Ph Xuân để nộp,
70
cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi
lĩnh bằng trở về” [12, tr.98].
Còn trong công việc khai thác tài nguyên, người dân đã thu lượm nhiều hải vật quý lạ ở Hoàng Sa như hải sâm, rong biển, ốc hoa, ốc tai voi có chiếc lớn như chiếc chiếu, bụng có châu ngọc lớn như ngón tay trẻ em, sắc đục không bằng sắc con trai châu song vỏ ốc có thể tách ra từng phiến, cũng có thể dùng vỏ ốc làm thành vôi; có thứ ốc xà cừ, người ta có thể dùng để dát các đồ dùng; có con đại mạo hay đại mội, tức con đồi mồi rất lớn hay con hải ba (ba ba biển tục gọi là con trắng bông, cũng giống như con đồi mồi, nhưng nhỏ hơn). Những hải sản quý trên tuy cũng có nộp cho nhà vua theo quy định, song vẫn cho đội Hoàng Sa bán, thường thì bán cho thị trường Hội An - nơi tiêu thụ nhiều và có giá hơn. Quan trọng hơn là các hàng hóa thu được từ các tàu đắm, và thu được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng ống. Phủ
Biên Tạp Lục thì ghi:” “những đồ hải vật như gươm và ngựa bằng đồng hoa bạc,
tiền bạc, vàng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, s ng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ” [12,
tr.134]
Chắc chắn trong thời còn chiến tranh, súng đạn thu được ở các tàu đắm ở Hoàng Sa là rất quý giá. Việc đi biển xa khiến các thành viên đội Hoàng Sa rất giỏi đi biển. Từ thời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị thủy quân hoạt động mạnh ở Hoàng Sa cũng đều nhờ những người hướng dẫn hải trình là những dân đi biển giỏi trong đó có dân binh đội Hoàng Sa. Với nhiệm vụ nặng nề, công việc nguy hiểm, biển khơi ẩn chứa nhiều tai họa khó lường trong khi phương tiện thời đó lại khá thô sơ, những người lính trong đội Hoàng Sa thời đó hầu như thường phải đối mặt với sự hy sinh, với cái chết. Chính vì vậy nên ngoài lương thực, nước uống, họ còn mang theo một đôi chiếu, 7 sợi dây mây (hay cây ré), 7 cái đòn tre, nếu chẳng may có mệnh một ở giữa biển thì dùng chiếu ấy quấn xác, đòn tre dùng làm nẹp và lấy dây mây bó lại rồi thả xuống biển. Chiếc thẻ tre nhỏ ghi rõ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người mất được cài kỹ trong bó chiếu, cũng là dấu hiệu nhận biết nếu có ai vớt được. Quả thật họ đúng là những chiến sĩ dũng cảm, vì nước quên thân, được nhân dân luôn tôn vinh, tưởng nhớ. [25, tr. 21-23]
Có thế thấy được rằng, đội Hoàng Sa hay nói đúng hơn là ngư dân ven biển thuộc các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi với chức năng chủ yếu là khai
71
thác các vùng quần đảo xa giữa biển Đông. Các đội "ngư binh” này được tổ chức gọn nhẹ, đơn giản. Chưa chắc Thủy quân đã thông thạo biển đảo bằng những ngư dân này. Họ lại phải tự lo phương tiện (như tiểu điếu thuyền, thuyền câu), lương thực và các vật dụng cần thiết cho những chuyến đi. Lấy kinh phí của tư nhân nhưng đi làm nhiệm vụ của Nhà nước. Theo sách Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn: "Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh xung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng hai nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như gươm, tiền bạc, vòng bạc… Đến kỳ tháng
8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp". Theo Hoàng Việt địa dư chí của
Phan Huy Chú: “Quần đảo Hoàng Sa ở ngoài khơi, các vua đời trước đặt ra quân giữ Hoàng Sa gồm 70 người, thường là lấy người xã An Vĩnh. Hằng năm cứ đến tháng 3 nhận lệnh mang lương thực trong 6 tháng rồi dùng 5 chiếc thuyền ra khơi, đi trong 3 ngày 3 đêm thì đến đảo, đến nơi vừa canh giữ vừa đánh cá mà ăn. Vật báu ở đó rất nhiều, nên đội quân này vừa làm nhiệm vụ canh giữ vừa khai thác vật
báu. Đến tháng 8 thì về cửa Eo (Thuận An) lên tâu nộp ở thành Phú Xuân”. Như
vậy, hải đội Hoàng Sa vượt biển trên những chiếc thuyền câu nhỏ, để tiện luồn lách trong quần đảo có nhiều rạn san hô và bãi đá ngầm hiểm trở. Qua các nguồn sử liệu cho thấy, khi vào trấn nhậm vùng đất phía Nam, Chúa Nguyễn đã cho lập đội Hoàng Sa để bảo vệ và khai thác biển Đông. Đội Hoàng Sa chính thức được thành lập từ năm nào chưa rõ, sử liệu cũ chỉ ghi “hồi đầu bản triều”, “hồi đầu dựng nước” và chấm dứt hoạt động vào những năm thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Ngoài việc khai thác các nguồn lợi từ biển, đảo. Thì người dân ven biển còn