Chống hải tặc trên biển

Một phần của tài liệu Đóng góp của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa (Trang 52 - 61)

7. Bố cục

2.2.2. Chống hải tặc trên biển

Trong thế kỉ XIX, hoạt động của hải tặc trải rộng trên toàn bộ vùng biển Việt Nam, là mối đe dọa thường trực đối với an ninh hàng hải và đời sống của người dân ven biển. Sử sách triều Nguyễn nhắc đến nhóm hải tặc với nhiều tên gọi khác nhau. Nói chung có thể tạm phân thành hai loại dựa theo xuất xứ. Một loại có nguồn gốc từ Trung Quốc được gọi như các tên như : Tề Ngôi, Thanh Phỉ, giặc Tàu Ô hoặc đơn giải là “giặc biển”. Loại thứ hai là loại nhóm cướp biển có gốc gác từ khu vực Đông Nam Á hải đảo như Indonesia, Malaysia được gọi là giặc Đồ Bà ( hay Chà Và). Bên cạnh đó còn có các nhóm cướp trong nước thỉnh thoảng xuất hiện, các nhóm này nhiều khi vừa là thổ phỉ, vừa là hải tặc. Các nhóm hai tặc thường lợi dụng khoảng thời gian thuyền bè đi lại trên biển nhiều để cướp bóc. Đó là những lúc thuyền của nhà nước được cử đi chuyên chở các loại hàng hóa, hay thuyền dân đi lại buôn bánh bắt hải sản.

Các nhóm hải tặc có xuất xứ Trung Quốc. Người Việt thường quen gọi những nhóm hải tặcđến từ Trung Quốc là giặc Tàu Ô. Còn trong sử sách ghi chép, những nhóm hải tặc đó gọi là Tùy Ngôi, Thanh Phỉ, hải tặc, giặc biển...Thành phần các

53

nhóm hải tặc này rất phức tạp, có thể là các tội phạm bỏ trốn, có khi là quan quân bất mãn, chống đối triều đình nhà Thanh bỏ đi làm cướp, hoặc là người dân thất cơ lỡ vận mà tụ tập thuyền bè đánh cá, vừa làm cướp biển độ nhật... Trong đó, Tề Ngôi là tên gọi khá quen thuộc để chỉ những nhóm cướp biển xuất hiện ở vùng biển Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Cuối thế kỉ XVIII, giặc biển Tề Ngôi với trang bị tốt và khá đông đảo, là một bộ phận quan trọng của thủy quân Tây Sơn. Sau khi Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, các nhóm Tề Ngôi mất chổ dựa nên quay trở lại nghe cướp biển. Khi không được sự ủng hộ nào lại bị sự truy đuổi của cả triều Nguyễn và nhà Thanh, phạm vi của các nhóm Tề Ngôi chỉ còn quanh quần các đảo thuộc vùng biển ddông bắc Việt Nam được ghi nhận trong khoảng một thập niên đầu thế kỉ XIX, còn sau đó hoàn toàn vắng bóng. Mặc dù chỉ còn một nhóm tàn quân sau biến cố chính trị - quân sự lớn, nhưng hải tặc Tề Ngôi cũng gây ra những bất ổn nhất định về an ninh trên biển, nhất là vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian đầu thế kỉ XIX. Mỗi khi xuất hiện, nhóm Tề Ngôi thường đi với số lượng khá đông. Năm Gia Long thứ 2 ( 1803) , có “ hơn trăm chiếc thuyền của giặc Tề Ngôi ra vào khoảng Tiên Yên và Vân Đồn, xâm bức bão

Cỗ Dũng, lại vào cả sông Bạch Đằng, cướp bóc địa phương Kinh Môn” [38,

tr.571]. Năm 1804, “ giặc biển Tề Ngôi tên là Trạc Ngụy xưng là Ninh Hải đại

tướng quân, họp hơn 60 chiếc thuyền, lại quấy rối trấn vạn Ninh trấn Yên Quảng

[38, tr.620-621]. Các năm sau đó, Tề Ngôi hải tặc cũng liên tục xuất hiện: năm 1805, “giặc biển Tề Ngôi họp hơn 50 chiếc thuyền lén lút ở ngoài biển cửa Liêu,

cửa lác và Biện Sơn” [38, tr.639]; năm 1806, “giặc biển Tề Ngôi họp 30 chiếc

thuyền lẩn vào Hoa Phong đốt cướp bảo Phượng Hoàng” [38, tr.654]; năm 1808,

lại có đến “hơn 80 chiếc thuyền giặc tề ngôi bị người Thanh đuổi bắt, chạy trốn đến

ngoài biển Yên Quảng” [38, tr620-621].

Năm 1830, vua Minh Mạng yêu cầu bộ Hình “sức cho các địa phương ven biển phàm thuyền không cùng thuyền chở một ít hàng hóa của người Thanh đến đậu ở hạt, tình có khả nghi thì lập tức bắt tra hỏi, lại nghiêm sức cho các tấn thủ trong hạt cùng dân binh ven biển như có giặc người Thanh ngầm lên bờ lấy nước, lấy củi lập tức bắt giải quan... Lại thuyền dụ cho các địa phương hàng năm từ tháng 2 đến tháng 9, như có giặc biển thì theo chỉ tước mà bắt giải, sang mùa đông thì thôi. Chép làm lệ mãi mãi.

54

Đến đời vua Thiệu Trị, như lời dụ vào năm thứ nhất (1841) cho các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An thì, “bọn giặc biển người nhà Thanh thường thường làm ngăn trở ở đường biển”. Như trường hợp thuyền quân chở các vật hạng công của tỉnh Thanh Hóa từ đồn Biện đến đồn Què. Những người chỉ huy thuyền là Suất đội Lê Đình Hoan khi gặp giặc ở biển lại không biết để đề phòng. Bọn giặc tiến sát đến gần, nhảy sang thuyền của quan quân, cướp hết súng ống, khí giới thuốc đạn và các vật giới của công. năm 1847, nhân việc các tỉnh Bình Thuận và Khánh Hòa có giặc biển cướp những thuyền buôn, vua Thiệu Trị bảo Bộ Binh rằng “nước ta ở liền với nhà Thanh. Gần đây có nhiều giặc Thanh vượt bờ cõi sang sinh việc; về đường bộ thì dân đói ở Khâm Châu họp Đảng đến 600 - 700 người; về đường thủy thì thuền giặc đi 15 - 16 chiếc. Trước kia các thuyền buôn ở Hải Phận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quãng Ngãi vẫn lấy làm khổ; nay tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa lại thấy kêu lên. Ngoài những hải tặc xuất hiện và triều đình xác định được xuất xứ hay dân tính những tên cầm đầu, thì phần lớn các nhóm hải tặc này đều được gọi chung là

giặc biển ” mỗi khi chúng xuất hiện. Và những toán giặc biển được nhắc đến này

đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong nhiều lần xuất hiện ở miền Trung và miền Nam, Hải tặc Trung Hoa thường đi với lực lượng nhỏ, thường vài ba chiếc thuyền. Tính đến khi triều đình kí hiệp ước Nhâm tuất (1862), nhượng ba tỉnh miền Đông nam bộ cho thực dân Pháp thì có 27 lần giặc biên vào cướp phá hết sức liều lĩnh, không những khiến cho thuyền dân mà các thuyền bè chở các sản vật của nhà nước cũng bị tấn công thường xuyên.

Nhằm đảm bảo an ninh trên biển và hạn chế thiệt hại do hoạt động của hải tặc gây ra cho nhà nước cũng như người dân, triều Nguyễn đã tăng cường công tác tuần tra trên biển, đôn đốc những địa phương có hải phận tích cực phối hợp với lực lượng của triều đình. Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã rất lưu tâm đến việc phòng ngừa nạn hải tặc. Nội dung chỉ truyền cho đồn phân thủ ở cửa biển Úc vào năm 1803 cho biết, “từ nay về sau, hễ thấy đích thực có giặc biển qua lại ngoài biển, thì một mặt chạy báo tin hỏa tốc báo cho quan công đường chuyển, tâu, một mặt chạy báo tin hỏa tốc cho các đồn phân thủ ở ven biển vào miền trong, phía nam đến Bình Định. Lại một mặt chạy tin hỏa tốc báo cho các đồn phân thủ ven biển ra miền ngoài, phía bắc, đến sứ Bắc thành, để tiện sức cho tàu thuyền công, tư phòng

55

bị” [28, tr.424] . Thời Minh Mạng, hoạt động diễn tập cũng như tuần tra kiểm soát an ninh trên biển, nhằm dẹp bỏ mối lo về hải tặc vẫn tiếp tục thực hiện thường xuyên. Đồng thời nững quy định về thời gian cũng như cách thức tiến hành cũng rõ ràng và đầy đủ hơn trước.Năm 1830, vua Minh Mạng “Truyền chỉ cho các địa phương ven biển từ Quảng Bình trở về Bắc… hằng năm cứ bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 thì phải 2 lần phái lực lượng binh thuyền đến các hòn đảo mà thuyền giặc có thể đỗ được để tìm x t. Nếu thấy thuyền người Thanh dị dạng ẩn nấp, tình trạng

khả nghi, thì bắt giải cho quan địa phương tra x t” [39, tr.52].

Khu vực biển miền Bắc thường xuyên có nguy cơ bị tấn công bởi giặc biển Trung Hoa cho nên triều đình luôn lưu tâm đến hoạt động tuần phòng. Năm 1831, nhân việc ở biển Nghệ An có xuất hiện hải tặc, vua Minh Mạng sai truyền dụ rằng các địa phương ven biển từ trấn Thanh Hoa trở ra Bắc đều phải theo địa phận mà tuần bắt. Đồng thời yêu cầu thủy quân “thao diễn luôn để ngày thêm tinh thục rồi cho tuần x t ngoài mặt biển để d p yên giặc biển, thế cũng là làm một việc mà được hai… phía Bắc cho đến Quảng Yên, lại diễn tập và đi tuần khắp những nơi c lao và vụng sâu, sao cho đường thủy chỗ đi chỗ dừng đều quen thuộc hết và biển tình

hình mặt biển đều hiểu r hết, nếu gặp giặc biển ẩn nấp thời t y cơ đánh bắt” [39,

tr.136-137]. Về sau, những quy định cụ thể về tuần phòng hải tặc được mở rộng phạm vi hơn trước .

Năm Minh Mạng thứ XVII (1836) nhà vua giao Bộ Binh bàn định thể lệ binh thuyền các tấn phận đi tuần biển từ tấn Thuận An vào đến Đà Nẵng thuộc Quảng Nam, phía bắc đến Việt Yên thuộc Quảng Trị. Quan địa phương có trách nhiệm tuyển cho dân biết nghề bơi lội mỗi tấn 50 người. Cấp cho mỗi tấn phận 2 đến 3 chiếc thuyền ô. Hàng năm, tháng 2 mùa xuân, tháng 8 mùa thu, khi có thuyền công vận tải và thuyền buôn đi lại, thì cứ theo số lính, dân, phu và thuyền ở tấn phận, chia ra hai lần, thay đổi lẫn nhau. Mỗi lần đi tuần thì “mỗi chiếc thuyền ô, 15 lính và phu đem theo s ng, khí giới và hỏa khí, theo tấn phận mình đi lại tuần tiễu, đủ 1 ngày đêm thì về… Nếu tấn phận nào gặp có giặc biển hoặct huyền có dáng lạ, ngày thì bắn ba phát đại bác, đêm thì phóng 5 chiếc pháo thăng thiên làm hiệu… Còn

56

đánh cá, dăm ba người phu ra biển tuần tra các giới phận tiếp giáp: gặp có việc

quan trọng khẩn cấp, lập tức phi báo” [40, tr.922-923].

Trong nhiệm vụ tuần tra vùng biển, lực lượng thủy quân do triều đình phái đi (Thủy sư Kinh kỳ) luôn giữ vai trò hàng đầu, vừa đảm bảo an ninh trên suốt triều dài bở biển của cả nước, đồng thời phải kiểm tra đôn đốc nhiệm vụ tuần tra trên biển của các địa phương. Theo quy định vào năm 1838, lực lượng tuần tra kiểm soát trên biển của Thủy sư Kinh kỳ được sai phái được chia làm hai đoàn xuất phát từ Kinh đô đi theo hai hướng nam và bắc. Mỗi đoàn gồm có 4 - 5 chiếc thuyền, chia làm 2 chuyến, mỗi chuyến cách nhau 3 - 5 ngày. Các đoàn thuyền tuần tra này lần lượt đi qua hải phận của tất cả các tỉnh, xem xét hoạt động tuần tra của tỉnh, nhắc nhở đồn biển cẩn thận đề phòng .

Theo quy định thì trừ những trường hợp thời tiết bất lợi,thuyền đi và về không được như ý muốn, còn thì phải đi nhanh về nhanh, không được tự ý dừng lâu, với mục đích là để trên biển lúc nào cũng có sự hiện diện của lực lượng tuần tra. Bên cạnh nhiệm vụ chủ chốt do triều đình triển khai thực hiện thường xuyên đi tuần tra trên biển, thì vai trò của các địa phương cũng rất quan trọng. Những quy định và yêu cầu trong việc thực hiện tuần biển của các địa phương theo đó mà thực hiện. Theo đó, “thuyền đi tuần của các đồn biển thì x t theo hải phận của đồn biển mà qua lại… Thuyền đi tuần của tính phái, thì x t theo hải phận của tỉnh mà tuẩn thám” [28, tr.431-432].

Để có thể nắm được việc thực hiện tuần biển của các địa phương có nghiêm túc hay không, quy định bắt buộc các thuyền đi tuần khi gặp nau phải ký nhận và ghi rõ thời gian địa điểm. Quan phụ trách địa phương sẽ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu trừ đi những ngày mưa gió thuyền không đi được, còn lại những ngày khác việc tuần tra có tiến hành hay không, rồi báo cáo về triều đình. Nếu có xảy ra điều gì không hợp quy cách, hoặc việc tuần tra thực hiện không nghiêm sẽ lập tức tra xét.

Để có thể truy đuổi và tiêu diệt các nhóm hải tặc gây rối, thủy quân triều Nguyễn luôn được trang bị phương tiện, vũ khí cần thiết cũng như có sự luyện tập để đáp ứng nhu cầu. Cả thuyền của Kinh phái đi hay thuyền của tỉnh đều phải có sự chuẩn bị trước khi thực hiện nhiệm vụ. Đó là các loại vũ khí trang bị trên thuyền

57

như hạng súng Quá sơn, súng trường, thuốc đạn, giáo dài , mác sắt, câu liêm… Ngoài ra, thuyền đi tuần còn được trang bị thêm kính thiên lý. Nhằm hỗ trợ cho việc phòng chống hải tặc có hiệu quả, vua Minh Mạng cho châm chước giữa loại thuyền hiệu lớn (như các thuyền hiệu Bình Định) và thuyền cỡ nhỏ (như thuyền Ô, Lê) để chế ra loại thuyền chuyên dụng. Làm sao để thuyền được “nhanh nh tiện lợi, khiến cho sức thuyền có thể gi p cho sức binh. Nếu gặp giặc thì có thể ra biển đuổi cho

đến c ng kỳ bắt được mới thôi” [28, tr.431].

Nhiệm vụ tuần tra vùng biển là rất quan trọng, vì vậy mà trách nhiệm của những người trực tiếp thi hành cũng rất nặng nề. Vì thế “hải phận nào giặc nổi lên một lần, mà viên tấn thủ và bộ biển hoặc sơ suất không nghe biết, hoặc là x t bắt không nhanh, để đến nỗi bọn giặc chạy thoát được, thì đem viên thủ ngự ở phận sở tại giáng 4 cấp; quản vệ, quản cơ do tinh phái điều giáng 2 cấp, suất đội đều giáng 1 cấp… Còn như thuyền binh Kinh phái qua hạt ấy mà không biết đánh d p, thì

quản vệ cũng đều giáng 2 cấp, suất đội đề giáng 1 cấp [28, tr.422]. Công tác tuần

tra kiểm soát để đảm bảo an ninh trên biển của lực lượng thủy quân và các lực lượng của địa phương đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, hoạt động của bọn hải tặc cũng đã gây ra nhiều hậu quả cho thuyền của dân cũng như thuyền của công.

Thời Triệu Trị và Tự Đức công việc tuần tra vùng biển vẫn được đều đặn thực hiện như lệ cũ. Những quy định về tuần ta kiểm soát biển được quy định từ thời Minh Mạng được tiếp tục duy trì, không có thay đổi gì nhiều trong những quy định chung. Từ sau khi xảy ra sự kiện pháp tấn công Đà Nẵng (Mậu Ngọ, 1858) dù trong nước đang có chiến tranh, vua Tự Đức vẫn quan tâm đến.

Việc tuần tra vùng biển. Tự Đức năm thứ 11 (Mậu Ngọ, 1858), Bộ Binh tâu nói : “Lệ trước, các thuyền đi tuần tiễu ở Nam Kỳ, Bắc Kỳ, cứ tháng 2 thì phái đi , tháng 7 thì r t về. Nhưng mấy năm nay, có những thuyền buôn của Nam Kỳ và Bắc Kỳ, thường thường bị bọn giặc biển đón cướp, vào khoảng tháng 12 và sang tháng iêng. Xin cứ sau ngày điểm binh đầu xuân, phái đi tuần tiễu ngay, để cho sớm d p

yên bọn giặc biển, Vua y theo” [38, tr.544].Tuy vậy, phạm vi tuần tra đã dần dần bị

thu hẹp lại. Tháng 3 năm Kỷ Mùi (1859), vua Tự Đức cho “r t bỏ trạm đường thủy (Biên Ph c, Biên Lễ) ở tỉnh Biên Hòa, đổi đặt 4 trạm đường bộ mỗi trạm mỗi tháng

58

cấp cho tiền (25 quan ), gạo (20 phương), vì là thuyền Tây dương ngăn trở đường thủy” [38, tr.601].

Công tác tuần tra kiểm soát thời Tự Đức mặc dù vẫn được tiến hành theo lệ định từ trước, nhưng càng về sau càng kém hiệu quả do phương tiện phục vụ thiếu thốn, hư hỏng. Nhà nước trang cấp không đủ các hạng thuyền và vũ khí, phải giao trách nhiệm nhiều hơn xuống các địa phương hoặc thuê thuyền dân buôn để sử dụng, mặc dù tài lực ở các địa phương là rất khó có thể kham nổi. Chỉ thị của Tự Đức cho Bộ Binh năm 1865 cho ta hình dung phần nào thực tế này : “Hiện nay thuyền ở Kinh thiếu nhiều, chỉ còn vài ba chiếc, chẳng được việc gì, nên do các tỉnh đem binh thuyền tự giữ lấy, t y theo số giặc, ra biển chặn đánh, chiếu địa phận ở trên cạn mà phòng giữ; hoặc sức cho các tỉnh lựa chọn những thuyền đi buôn hay đánh các, ngầm phục biền binh s ng ống, khí giới, giả dạng làm thuyền buôn, độ 3 - 4 chiếc đi thành một đoàn, dụ họ vào cửa biển, duy ở người ta kh o xếp đặt là

Một phần của tài liệu Đóng góp của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)