Lợi ích chiến lược của quần đảo Hoàng Sa

Một phần của tài liệu Đóng góp của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa (Trang 30 - 31)

7. Bố cục

1.2.4.1. Lợi ích chiến lược của quần đảo Hoàng Sa

Đối với Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, chẳng những là vị trí tiền tiêu bảo vệ sườn phía Đông của đất nước, bảo vệ vùng biển và các hải đảo mà còn giống như những chiếc tàu nổi theo dõi các con đường hàng hải quốc tế và các hoạt động của các nước trên vùng biển quốc tế.

Dường như không vô ích khi nhắc lại rằng nếu Việt Nam ít quan tâm đến việc khai thác lợi ích từ các đảo thuộc Hoàng Sa thì các thế lực khác ở khu vực Viễn Đông nay cũng sẽ thực hiện điều này.

Theo thuyền trưởng tàu “La Marne” và Đại úy Kaufman thủ trưởng hàng không quốc gia Pháp, quần đảo Hoàng Sa có vai trò chiến lược lớn: thứ nhất là về vị trí tuyệt vời của các nhóm đảo này trong việc giám sát bờ biển Đông; thứ hai là những lợi ích của những vùng tàu đậu của mặt trong nhóm đảo Lưỡi Liềm, nơi mà một sân bay có thể kết nối một cách thuận lợi tứ giác Fort Bayard - Hà Nội - Đà Nẵng - Hoàng Sa.

Không một vùng biển nào trên thế giới với diện tích tương đương 3/4 Địa Trung hải mà lại có tầm mức quan trọng về phương diện giao thông như biển Đông. Muốn từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, tàu thuyền phải chạy qua biển Đông. Nếu đi vòng sẽ tốn kém và mất thời gian hơn rất nhiều. Biển Đông là thủy đạo nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua Eo biển Malacca. Mọi di chuyển bằng hàng hải giữa các quốc gia thuộc Vòng đai Thái Bình Dương với vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Tây Á, Địa Trung Hải và xuống châu Úc đều thường xuyên đi qua vùng biển này. Hoàng Sa là một quần đảo nằm trên thủy lộ đó.

Những tranh chấp căng thẳng đã và đang xảy ra tại Hoàng Sa cho thấy việc kiểm soát Hoàng Sa vô cùng quan trọng trong việc nắm quyền kiểm soát thuỷ đạo quan trọng của Đông Nam Á và của thế giới. Điều này ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải của tất cả các quốc gia trên thế giới chứ không chỉ liên quan đến lợi ích riêng của các nước tham gia tranh chấp quần đảo Hoàng Sa.

Ngoài ra, quần đảo Hoàng Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm

31

rađa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè... Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông.

Một phần của tài liệu Đóng góp của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)