7. Bố cục
2.2.3. Tham gia vào lực lượng tuần tra cứu hộ, cứu nạn
Với những hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ, đặc biệt là vùng biển ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những khu vực chứa nhiều nguy hiểm, khó khăn cho những ngư dân làm nghề đánh bắt cá. Vì vậy, kể cả nhà nước phong kiến và nhà nước hiện nay đều tiến hành tổ chức các hoạt động tuần tra, cứu hộ, cứu nạn nhằm giải quyết những nguy hiểm, giúp đỡ ngư dân và những thương nhân hoạt động trên những vùng biển này. Và không chỉ có những hoạt động của các lực lượng tuần tra cứu hộ, cứu nạn của nhà nước mà ở mỗi địa phương thì những hoạt động này đều được tiến hành. Nhân dân địa phương đều trực tiếp tham gia vào các đội tuần tra cứu hộ, cứu nạn cùng với lực lượng nhà nước nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trên vùng biển.
Lịch sử phát triển của dân tộc cho thấy, các triều đại phong kiến nước ta đã chăm lo, phát huy vai trò ngư dân bảo vệ và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển, đảo. Thời Lý, Trần, Lê đã lập những Trấn, đặt Tuần Kiểm ở các xứ cửa biển, đảo,… để quản lý biển, thu thuế các tàu, thuyền nước ngoài qua lại các vùng biển của ta. Vào đầu thời chúa Nguyễn (thế kỷ XVII) đã lập ra các đội Hoàng Sa, Bắc Hải gồm những ngư dân trai tráng, khỏe mạnh ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và khu vực các tỉnh ven biển miền Trung như Quảng Nam, Thừa Thiên... ra vùng Hoàng Sa, Trường Sa (khi ấy còn vô chủ) tuần tra, trấn giữ, khai thác sản vật, xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, đảo. Điều này còn thể hiện sự đặc sắc của chính sách “ngụ binh, ư nông” - gửi lính trong nhà nông - xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và ngư dân của các triều đại phong kiến Việt Nam. Thời bình, họ là những người dân sinh sống, sản xuất, đánh bắt hải sản; thời chiến, họ là những người lính bảo vệ đất nước. Nhờ tư tưởng kết hợp kinh tế với quốc phòng đó, ông cha ta đã phát huy được sức mạnh toàn dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần, giữ vững nền độc lập dân tộc, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
62
Cùng với sự chủ động trong công tác tuần phòng do lực lượng thủy quân đảm trách, nhà nước còn có sự phối hợp với nhân dân các địa phương để phòng bị. Người dân ở những nơi có nguy cơ bị tấn công cao bởi giặc biển được phép tổ chức tuần tra để phòng người giặc biển quấy rối. Chính quyền địa phương vì thế mà có những ưu đãi nhất định đói với họ [38, tr.479]. Ở các đảo có vị trí quan yếu, triều đình dựng đồn và trang bị vũ khí cho người dân phối hợp với binh lính đồn trú ngăn ngừa giặc biển.
Dưới thời chúa Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc về dinh Quảng Nam. Từ đầu triều Nguyễn trở đi nó thuộc về dinh, sau là tỉnh Quảng Ngãi. Nhưng do có liên hệ với cảng Đà Nẵng nên có một số hoạt động liên quan đến tỉnh Quảng Nam. Chẳng hạn, trong số các châu bản triều Nguyễn liên quan đến việc cử người khảo sát, tiến hành cắm mốc, đo vẽ bản đồ, chính sách đối với người thi hành công vụ và thực hiện cứu hộ cứu nạn trên quần đảo Hoàng Sa, hiện còn 4 bản tấu trình đề ngày 27 tháng 6 năm Minh Mạng thứ 11 (1830) của Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam về việc sai tàu tuần tiễu đem nước ngọt đi tìm kiếm cứu hộ cho tàu buôn Pháp gặp nạn ở quần đảo này, và tờ tâu của Bộ Hộ ghi ngày 22 tháng 12 năm Tự Đức thứ 22 (1869) cho biết có 540 người tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) đi trên tàu buôn gặp nạn ở Hoàng Sa đã được quan coi quản cửa biển Đà Nẵng cho thuyền ra cứu vớt và trợ giúp. Từ năm 1938, theo Dụ số 10 ngày 29 tháng 2 năm 1938 của vua Bảo Đại, về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa được sáp nhập vào tỉnh Thừa Thiên, thuộc dưới quyền thủ hiến của tỉnh này, nhưng vẫn có những hoạt động liên quan đến quần đảo lại giao cho một số cơ quan chuyên môn của Quảng Nam. Ví như ông Phạm Phú Dõng, y sĩ bệnh viện Hội An, đã được phái định kỳ theo tàu từ Đà Nẵng ra chăm sóc sức khỏe cho nhân viên hành chính và binh lính trên đảo (ông Phạm Phú Dõng là chắt nội cụ Phạm Phú Thứ, sau năm 1954 tập kết ra Bắc làm Giám đốc Sở Y tế kiêm Giám đốc Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa). Năm 1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho chính phủ Bảo Đại việc quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa (cùng với quần đảo Trường Sa), Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã ra tận quần đảo này để làm lễ tiếp nhận. [47]
Đối với các đảo có đông dân cư sinh sống, triều đình có những biện pháp nhằm phối hợp với người dân sở tại ngăn ngừa giặc biển cướp bóc. Năm 1820, vua
63
Minh Mạng đã cho phép dân ở đảo Phú Quốc lập làm 10 đội ( mỗi đội 50 người). Mỗi đội bỏ của riêng, đóng một chiếc thuyền vượt biển hạng lớn, xà ngang hạn từ 11 thước trở lên và 2 chiếc thuyền hạng nhỏ. Nhà nước cấp cho khí giới để tuần tra phòng ngừa giặc biển [28, tr.424]. Có thể thấy đây là một hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm.
Đối với cư dân ở ven biển, nhất là những nơi mà hải tặc có thể tấn công thì cũng được vũ trang để chống giữ khi cần thiết. Năm Minh Mạng thứ 14 (1833), cho phép 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa xem xét dân cư ven biển thuộc địa hạt mình… Hàng năm liệu lượng cấp cho mỗi xã thôn 3 hay 5 cây súng điểu sang, mỗi cây súng được 30 phát đạn; lại phát cho 20 hay 30 cây giáo trường để dùng vào việc phòng bị bọn cướp biển Đồ Bà. Đến mùa đông, ki có gió bắc, không lo giặc biển Dồ Bà nữa thì phải nộp lại [38, tr.688]. Từ năm 1834 trở đi, chủ trương này mới được thực hiện ở tất cả các tỉnh có biển và đảo. Vua Minh Mạng đã dụ cho tổng đốc, tuần phủ, bổ chính và án sát các tỉnh ven biển, phải xem xét những hòn đảo thuộc địa hạt mình quản lí, đồng thời sửa sang thuyền bè, chuẩn bị nhân lực, nhà nước chi cấp phí tổn, trang bị khí giới cho dân đi tuần tiễu. Nếu gặp giặc biển thì một mặt chống đánh, một mặt cho thuyền đi báo để khỏi bị chậm trễ việc. Tuy vậy, vua ông vẫn cho rằng “ đó chỉ là một cách t y tiện tạm làm để bảo vệ dân. Còn như việc làm cho hải phận được yên lặng lâu dài, tất phải một phen xếp đặt có quy củ. Vậy chuẩn cho các viên được suy x t, tính toán k , hoặc nên đặt pháo đài, phải binh đến phòng giữ, hoặc nên mộ hương d ng ở đó, để phòng vệ cho dân; làm thế nào cho đi đến
chỗ tốt đ p thỏa đáng, thì bàn k tâu lên, chờ Chỉ để thi hành” [40, tr.108]. Đến đây
quy định tổ chức phòng thủ, kiểm soát ở tất cả các đảo được đặt ra một cách rõ ràng cho các địa phương thực hiện trong cả nước.
Dưới thời Tự Đức, khi mà giặc biển hoạt động nhiều, sự phối hợp giữa nhà nước với dân vẫn được tiếp tục như là một biện pháp cần thiết. Năm 1873, vua Tự Đức giao Bộ Binh tiến hành tổ chức cho dân cư ven biển ở các tỉnh tự nguyện đóng thuyền theo mẫu nhà nước, đảm bảo các tiêu chí nhanh, nhẹ và có thể đặt được các hạng súng lớn phục vụ cho việc truy đuổi giặc biển được hiệu quả. Những cửa biển lớn cần phải bố trí trên dưới 10 chiếc thuyền. Nhà nước tổ chức huấn luyện, trang cấp cho súng và khí giới, lúc có việc sai phái, lúc bình thường thì làm ăn [40, tr.1381-1382].
64
Việc phối hợp giữa nhà nước với nhân dân địa phương một mặt hỗ trợ rất nhiều cho lực lượng triều đình đi tuần tra kiểm soát vùng biển. Qua đây, vai trò của cư dân ven biển được thể hiện rõ, đặc biệt là ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam - Đà Nẵng... Một mặt nhà nước sẽ giảm bớt chi phí trong việc tổ chức lực lượng tuần phòng chính quy. Mặt khác, hoạt động của các đơn vị địa phương khá linh hoạt, khi hữu sự vừa có thể chống đỡ và cấp báo để các lực lượng chính quy ứng cứu kịp thời. Ngư dân là người tham gia vào lực lượng Thủy quân, và đã phát huy hết những năng lực thành thạo đi biển của mình.
Thời gian gần đây, ngư dân ven biển của tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn do an ninh trật tự trên biển diễn biến phức tạp. Nhưng với họ, bám biển đánh bắt hải sản đâu chỉ để sống, đó còn là cách khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới vùng biển đảo, cán bộ chiến sĩ bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, cùng với cảnh sát biển vùng II đã luôn sát cánh với các địa phương trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, sẵn sàng giúp đỡ nhân dân, nhất là bà con ngư dân trong công cuộc làm ăn, phát triển sản xuất, xây dựng địa bàn biên phòng vững mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Những năm gần đây, để hỗ trợ cho ngư dân bám biển, khẳng định chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng cũng như cảnh sát biển đã xây dựng mô hình tổ tàu thuyền đoàn kết sản xuất trên biển, vừa để tuần tra cứu hộ, cứu nạn vừa để ngư thuyền sát cánh cùng nhau ra khơi. Với mô hình này đã đạt được kết quả nhất định trong việc vận động ngư dân đoàn kết, tương trợ nhau trong quá trình làm ăn trên biển, đồng thời giúp ngư dân tích cực tham gia, hỗ trợ trong công tác cứu hộ, cứu nạn và bảo vệ an ninh trật tự và chủ quyền biển đảo.
Và để giúp ngư dân ra khơi an tâm làm ăn, cùng với mô hình tổ tàu thuyền an toàn, ngư dân còn sử dụng bộ đàm, thường xuyên kết nối thông tin liên lạc với bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng để tiếp nhận, trao đổi thông tin giữa bờ và biển nhằm kịp thời kêu gọi sự hỗ trợ, nghe thông báo bão, áp thấp nhiệt đới của đất liền cho những ngư dân đang khai thác trên biển, giúp họ kịp thời trú tránh vào nơi an toàn, kêu gọi, vận động hàng chục tàu thuyền, ngư dân ứng cứu lẫn nhau khi gặp thiên tai, hoạn nạn trên biển. Qua hệ thống bộ đàm, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển và cơ quan quản lý tiếp nhận nhiều tin có giá trị từ biển về hoạt
65
động vi phạm của các tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển nước ta để kịp thời có biện pháp ngăn chặn. Cùng với việc triển khai thực hiện có kết quả các chính sách hỗ trợ trên, công tác tổ chức, hướng dẫn sản xuất trên biển đảm bảo hiệu quả và an toàn luôn được các ngành, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện. Việc tổ chức khai thác hải sản trên biển theo mô hình tổ, đội đoàn kết đã phát huy được tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ trong sản xuất, phòng tránh bão, cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ nhau trong sản xuất trên biển cũng như khi vào đất liền, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo an toàn cho người và tàu cá. Công tác đảm bảo cho người và tàu cá cũng được ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ đội Biên phòng, các địa phương nghề cá quan tâm thực hiện có kết quả thông qua các hoạt động: Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, mức độ an toàn của tàu cá trong đóng mới và trong quá trình hoạt động, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định đảm bảo an toàn cho người và tàu cá đối với thuyền trưởng, chủ tàu cá trong quá trình hoạt động và trước khi xuất bến, góp phần hạn chế thiệt hại về người và tài sản do tai nạn, sự cố trên biển. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Vùng Cảnh sát biển 2 đã phối hợp chặt chẽ trong thực hiện công tác phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn tàu cá bị tai nạn, sự cố khi sản xuất trên biển đã hạn chế được các thiệt hại. Qua đó, giúp ngư dân an tâm hơn khi vươn khơi, bám biển sản xuất.
Như vậy, không chỉ có chính quyền địa phương và nhà nước thực hiện các chuyến tuần tra cứu hộ, cứu nạn và đảm bảo an ninh trật tự trên biển Đông mà nhân dân các tỉnh ven biển khai thác ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa cũng tham gia vào công tác này. Đặc biệt, ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, ngư dân khai thác, đánh bắt cá chủ yếu là các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi... vì vậy, việc những ngư dân tham gia vào công tác này là vô cùng quan trọng, mang lại tính hiệu quả cao trong việc cùng với nhà nước và chính quyền địa phương quản lý vùng biển của đất nước.
66