Vẻ đẹp của cuộc sống

Một phần của tài liệu Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Marc Levy. (Trang 26 - 33)

2.1.1.1. Thiên nhiên – cái đẹp bất tận

Trong lịch sử phát triển của văn học lãng mạn Pháp, vào thế kỉ XVIII, văn học Pháp trờ nên hoàn toàn cá nhân và đượm màu tình cảm. Mọi nhà văn đều thể hiện trong tác phẩm của mình những cá tính, tâm trạng, phong cách tưởng tượng, và cả cảm hứng của mình, nghĩa là tác động những tâm tư tình cảm của mình tác động trực tiếp hay gián tiếp đến với những sự vật xung quanh thế giới của mình. Như vậy để gửi gắm những cảm xúc hay tâm sự của chính mình. Tác giả bắt đầu có thiên hướng tìm đến vạn vật xung quanh, tìm đến những ý nghĩa đẹp đẽ bên ngoài. Họ cảm nhận mãnh liệt vẻ đẹp hùng tráng hay sức quyến rũ vơ biên của thiên nhiên, từ đó họ tìm cách thực hiện một bức tranh hiện thực,

đầy màu sắc, có khả năng làm cho thiên nhiên đó sống động nơi người khác và kích động trí tưởng tượng của độc giả tương tự như cảnh trí đó đã kích động trí tưởng tượng của chính họ. Từ đó sản sinh ra sức rực rỡ trong văn thái của họ. Họ muốn đi vào truyền thơng với những gì chúng ta ngày nay gọi là “linh hồn bí

ẩn của sự vật”. Họ liên kết thiên nhiên với tất cả những biến cố, tất cả những

cảm xúc trong đời sống tinh thần của họ; họ tìm nơi thiên nhiên niềm an ủi và yên bình khi họ đau khổ, hay chỉ tìm những đề tài trầm tư. Giai đoạn đó của thế kỉ XVIII, tình cảm về thiên nhiên trở nên một trong những chủ đề của văn học lãng mạn. Và như thế, phải chăng đó là một thể loại cảm xúc rất quen thuộc xuyên suốt từ đó cho đến bây giờ đối với chúng ta những con người đang ở thế kỉ XXI.

Cũng đơn thuần đi theo dòng cảm xúc mạch lạc đó thì Marc Levy mang nhiều tâm trạng khác nhau dưới sự kết hợp với đời tư và quang cảnh thiên nhiên, biến thiên nhiên thành kẻ tâm sự mở rộng cho niềm vui, cũng như nỗi buồn và cả sự lo lắng của chính mình. Từ đó đã xây dựng nên một mối liên kết hai chiều của con người với thiên nhiên và thiên nhiên với con người.

Trong tác phẩm Nếu em không phải một giấc mơ Marc Levy đã giới thiệu đến bạn đọc khung cảnh của một thành phố biển xinh đẹp San Francisco thơ mộng nằm phía bắc bang Califonia, một trong những thành phố biển xinh đẹp và đông đúc nhất Hoa Kì. Ở đó có thứ ánh nắng khơng nơi nào có được. “Căn phịng tràn ngập một màn ánh sáng vàng rực rỡ chỉ có ở bình minh San Francisco mới có”[6, tr.1]. Và từ khung cảnh vừa xuất hiện ở đầu tác phẩm, từ

căn hộ theo phong cách kiến trúc của Victoria ở phố Green kiểu Mỹ, đầy tính sáng tạo và nghệ thuật của chủ nhân đi theo hướng phóng khống, tự do ơng lại tiếp tục dẫn chúng ta đến với khung cảnh ngột ngạt và ồn ào tại bệnh viện San Francisco Memorial nơi nhân vật chính Lauren Lyli làm việc và phải quay như chong chóng khi bệnh viện không thể ngưng việc tiếp nhận bệnh nhân. Trên con đường trở về nhà khi bị ra lệnh phải nghỉ ngơi sau ca trực dài kiệt sức, Lauren xảy ra tai nạn. Chiếc xe Triumph đã làm cho cô lộn nhào trên phố Polk, Lauren

bất tỉnh và hơn mê từ đó. Lauren gặp Arthur trong một hồn cảnh khó có thể tin được, khi cơ là một “con ma vơ hình”: “Những gì tơi sắp nói với anh thật khó

tin, khó chấp nhận, nhưng nếu anh chịu chấp nhận, nhưng nếu anh chịu lắng nghe câu chuyện của tơi, nếu anh có thiện ý cho rằng tơi nói thật thì có thể là cuối cùng anh sẽ tin đấy, và anh có tin hay khơng là một việc rất quan trọng vì anh là người duy nhất mà tơi có thể chia sẻ điều bí mật này, mặc dù anh không hề hay biết”. [6, tr.40] Sau đó thật may vì Arthur đã tin lời Lauren nói là thật,

khi bệnh viện thuyết phục bà Kline là mẹ của Lauren việc cho Lauren được chết tự nguyện để khỏi phải là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Họ đã quyết định giành lấy sự sống cho Lauren. Trước hơm đó họ đã cùng nhau đứng trước biển. Tâm trạng của Lauren rối bời và lo lắng, cịn Arthur thì cố chấp và liều lĩnh. Họ cương quyết với nhau một hồi rồi Lauren bất lực khi không thể khuyên được Arthur. Tâm trạng của họ dường như muốn xô ào ạt ra biển: “Gần đến trưa, hai

người đi dạo trên bờ biển …họ sánh bước sát mép nước, nơi từng đợt sóng vỗ vào bờ cát rồi tan đi ln.

- Em nhìn xung quanh chúng ta đi xem, nước biển xùi bọt mép tức giận, nhưng đất liền thì cóc sợ gì cả các dãy núi thì chỉ muốn bao trùm lên tất cả, cây cối thì đua nhau vươn lên đón nắng, ánh sáng ban ngày thì chơi trị thay đổi cường độ và màu sắc từng chút một, chim chóc thì bay lượn trên đầu chúng ta, cá mú thì cố tránh khơng phải làm mồi cho lũ chim mịng biển trong khi chính chúng lại ra sức săn lùng những chú cá bé hơn. Thế giới rất đẹp rất hoàn hảo, mọi tiếng động được kết hợp với nhau rất cân đối: Tiếng sóng xơ, tiếng gió rít, tiếng cát chuyển; và giữa bản nhạc của mn vàn sự sống trong thiên nhiên ấy có em, có anh và những nguời xung quanh chúng ta. Có bao nhiêu người trong số đó được thấy những gì anh vừa tả cho em nghe? Mỗi buổi sáng, có bao nhiêu người nhận thức rằng mình thật là may mắn được thức dậy, được trời đất ban cho cả thị giác, xúc giác, thính giác và cảm giác? Có bao nhiêu người tạm quên được mọi lo toan để hưởng thụ cảnh tượng kì diệu này?”. [6, tr.147]

Đó là lời mà Arthur đã nói với Lauren khi cơ quyết định từ bỏ cuộc sống. Arthur đã để cho Lauren cảm nhận thiên nhiên và cảnh vật hiện hữu xung quanh mình ln theo một quy luật mà con người có cố mong muốn thay đổi vẫn khơng thể nào thay đổi được nó dù chỉ là một khoảnh khắc nhỏ bé. Arthur đã khiến cho Lauren nhận ra được sự tuyệt vọng của mình cần phải được trấn an. Anh khao khát nhìn thấy một Lauren mạnh mẽ có thể đương đầu với mọi khó khăn để có thể cùng anh giành giật sự sống, bởi anh muốn Lauren có thể cùng anh tận hưởng như giây phút này, ngắm hiện tượng kì diệu mà thiên nhiên đem lại mà không phải ai cũng đủ thời gian để chiêm nghiệm cùng anh để nhận ra thế giới này thật hoàn hảo. Một anh chàng kiến trúc sư khô khan chỉ biết đến công việc nhưng Arthur đã khiến cho bạn đọc và cả Lauren hết sức bất ngờ bởi một con người sâu sắc thấm nhuần những triết lí được rút ra từ những gì nghe được, quan sát được, hiểu được. Đằng sau vẻ ngồi lạnh lùng, cơ đơn của Arthur người ta khó mà nhận ra anh ấy đang nghĩ gì, nếu như khơng gặp được Lauren người mà anh có thế quên đi tất cả những lo lắng, và cuộc sống vội vả hằng ngày, điêu đó sẽ giấu Arthur mãi khơng có cơ hội được bộc bạch những suy nghĩ của mình trước sự chuyển động của thiên nhiên.

Và để có được một Arthur như ngày hơm nay, tuổi thơ của anh đã cùng mẹ trải qua những ngày êm đềm bên mẹ. Mẹ Arthur đã khiến cho trái tim cậu biết rung động trước những gì xảy ra trong cuộc sống mà cậu bé có thể cảm nhận được. “Thỉnh thoảng bà lại đánh thức cậu từ sớm tinh mơ chỉ cho cậu cái

thú ngắm mặt trời mọc, chỉ để cho cậu thưởng thức tiếng động của sớm ban mai” [6, tr172]. Arthur đã được mẹ dạy dỗ ngay từ những ngày đầu tiên còn là

một đức trẻ ngây thơ chưa biết gì về cuộc sống xung quanh. Bà đã dạy con khám phá những điều xung quanh: “Trong khu vườn rộng bao quanh ngôi nhà ở

Carmel rồi trải dài ra tận biển, bà thường đưa cậu đi khám phá thiên nhiên, một thế giới riêng mà chỗ thì bà trồng cây cối, chỗ thì bà cố ý để hoang dại. Đối với bà thiên nhiên chỉ có hai mùa, mùa lá xanh và mùa lá vàng, mùa nào bà cũng đưa cậu ra vườn, dạy cho cậu tên các lồi chim chóc đến đậu trên ngọn cây cù

tùng để nghỉ ngơi giữa chặng đường dài di trú”.[6, tr.172] Mẹ của Arthur nhận

ra rằng, thiên nhiên là sắc màu của cuộc sống, là người bạn tốt của con người.

Bà đã nhận ra thiên nhiên sẽ giúp bà dạy dỗ đứa con trai bà yêu quý và hi sinh vì nó nhiều nhất: “Khi hai mẹ con dạo chơi gần mép nước bà dạy cậu bà dạy những đợt sóng đơi khi vỗ vào vách đá như muốn được tha thứ vì đã dữ tợn trong những ngaỳ xấu trời “để con tập lắng nghe hơi thở, bắt mạch, hiểu được khí áp trong ngày của biển”: bà thường nói với con trai: “biển cả đưa con mắt chúng ta ra xa, mặt đất đưa bước chân chúng ta đi khắp nơi”. Nhìn lên trời thấy mây với gió quấn quýt nhau dữ dội và mãnh liệt hay âu yếm và nhẹ nhàng, bà bảo cho cậu biết làm thế nào để đoán được thời tiết sắp tới, và quả là bà rát hiếm khi nhầm lẫn. Arthur quen thuộc với mỗi bụi cây, mỗi bãi cỏ trong vườn, cậu có khả năng nhắm mắt mà vẫn không vấp ngã, ngay cả khi giật lùi”[6,

tr.173]. Những bài học đầu tiên Arthur được mẹ anh chỉ dạy là vườn hồng, nơi ấy là nơi anh được mẹ dạy cho cách trân trọng và cắt tỉa hoa hồng. Vườn hồng là một xứ sở thần tiên đầy phép lạ. Hàng trăm mùi hương hòa lẫn nhau thơm ngát quanh năm suốt tháng.

Hay thiên nhiên trong “Kiếp sau” được nhà văn miêu tả trong một khơng gian bí ẩn, mang màu sắc trinh thám như đang phụ họa cho cốt truyện kì bí từ nước Nga sang nước Anh. Từ Saint-Pesesteerbourg tới Boston, từ London tới Florence nơi mà nhân vật bất chấp thời gian, không gian để được ở bên nhau cho đến những ngày cuối cùng.

Rồi trong Em ở đâu?, Marc Levy đưa chúng ta đến với những cơn mưa

chẳng bao giờ chấm dứt, có cả những cơn lũ khơn xiết cả một vùng thung lũng Sula (nằm giữa Nicaragua, Guatemala và Salvador): “Ngay ở thung lũng Sula những dòng nước lũ nâng cao cuộn xiết hơn, xóa sổ tất cả những gì nằm trên đường đi của nó trong một thứ tiếng gầm thét át mọi tiếng động khác. …Nhiều năm sau đó, những người lớn tuổi kể rằng chính vẻ đẹp của cảnh vật nơi này giữ chân cơn bão Fifi ở lại trong hai ngày”. [7, tr.25-26] Cuộc đời của nhân vật Susan là những chuyến bay, những cuộc gặp gỡ vội vã với người mà cô yêu

thương, những lúc cơ thấy lịng mình chùng xuống, quang cảnh xung quanh như là một một người bạn xoa dịu nỗi cô đơn, buồn bã trong lịng cơ, những gì cơ nhìn thấy cơ cũng cho rằng đó là những điều kì diệu: „Có một ánh sáng thật đặc

biệt anh chưa bao giờ thấy được thứ ánh sáng nào như vậy đâu và em cũng vậy. Ở đây, phía trên những đám mây, em đang chứng kiến cảnh mặt trời lặn thực sự, nhìn từ trên cao cảnh tượng đẹp đến khó tả, em cứ tiếc mãi là anh khơng có ở đây để chứng kiến những gì em đang nhìn thấy, lúc nãy em quên nói với anh một điều quan trọng, em nghĩ rằng em sẽ nhớ anh kinh khủng”.[7, tr.90]

Quả thực, thiên nhiên đã gắn kết và gần gũi với con người như một định mệnh khơng thể nào giải thích. Nhân vật trong tiểu thuyết Marc Levy không hề hờ hững, lạnh lùng mà gắn bó với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên, lắng nghe thiên nhiên trong những quyết định của đời mình. Đơi khi thiên nhiên còn là điểm tựa để từ đó con người chiêm nghiệm về cuộc đời, về sự thật diễn ra xung quanh chúng ta. Đó chính là ý thức trân trọng thiên nhiên mà Marc Levy có lẽ đã kế thừa từ văn chương lãng mạn thời cận đại.

2.1.1.2. Cuộc sống – bài ca ngọt ngào

Với Arthur chàng trai kĩ sư tưởng chừng anh ta chỉ biết đến công việc và cuộc sống nhàm chán của một con người bận rộn luôn muốn chạy trốn khỏi quá khứ u buồn, nhưng chính anh, là người đã cho Lauren thấy được phép nhiệm màu của cuộc sống, trong giờ phút tuyệt vọng tưởng chừng như buông xuôi tất cả. Họ quyết định giành giật cuộc sống của mình, dù hi vọng ấy rất mong manh. Khi bà Kline phải lắng nghe sự thuyết phục của hội đồng y khoa để cho Lauren con gái bà được chết tự nguyện, cuối cùng “Sau bốn giờ bị nài ép và dỗ dành kiểu ấy, sức chịu đựng của bà Kiline đuối dần và nước mắt đầm đìa, bà phải cơng nhận rằng ý kiến của hội đồng y khoa là hợp lí”.[6, tr.116] Bà Kline nhìn

đứa con gái tội nghiệp bà vơ cùng hoảng sợ, lo lắng, bàng hoàng, buồn bã và thất vọng. Linh hồn Lauren nhìn mẹ cơ trong im lặng và bất lực, lúc này cô mới khao khát cảm nhận được cuộc sống quý giá biết bao, trước đây là một bác sĩ nội trú, cơ bận rộn đến nỗi khơng thể cho mình được một giấc ngủ yên trọn vẹn, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bây giờ khi đứng giữa thời khắc suy nghĩ về cái chết và sự sống mong manh, về những điều đau đớn cô khao khát được làm điều bình dị đơn giản nhất có thể thơi: “Thế rồi em về nhà ngồi bên bậu cửa sổ. Em muốn được hưởng thụ một lần

cuối toàn bộ ánh sáng, toàn bộ cảnh đẹp, toàn bộ mùi vị và tiếng xào xạc của thành phố”.[6, tr.11] Có lẽ khi cận kề cái chết con người mới nhận ra những giá

trị đích thực mà cuộc sống này mang lại, tâm trạng của Lauren khiến ta xúc động và nhận ra cuộc sống là niềm hạnh phúc lớn lao của cả một con người. Lauren dường như tuyệt vọng “cơ phải nhìn thẳng vào sự thật mới được khơng những cô chỉ biết nằm sống dở chết dở mà còn làm hỏng cuộc đời của mẹ mình”. [6, tr.118] Những ngày trơi qua với Lauren dường như dài vô tận: “lạy chúa em cũng không muốn xa anh đâu, em chỉ mong ước, em chỉ mong ước cuộc sống bên anh sẽ khơng bao giờ ngừng, mặc dù nó chưa thực sự bắt đầu bao giờ cả”. [6, tr.288] Cơ ao ước thời gian có thể ngừng lại để cô được sống trọn vẹn

những ngày bên người hết lịng u thương cơ, đó là Arthur.

Với Susan trong Em ở đâu?, một cơ gái đã qua kí ức đau buồn khi cơ lên mười bốn tuổi, mọi việc xảy ra khiến cho Susan trở thành một cô gái mạnh mẽ, chạy trốn quá khứ. Philip chàng trai khổ sở biết bao khi đối diện với nỗi đau của người mà anh yêu thương khi anh không làm được gì. Anh chỉ muốn chứng minh cho Susan thấy rằng cuộc sống của cơ là những vì sao sáng lấp lánh giữa nền trời đen tối. Philip mong muốn Susan trở về bên mình, tha thiết cần cơ ấy bên đời, nhưng Susan cô ấy cố chấp mãi miết đi theo chỉ dẫn trái tim mình. Philip đã phải lên giọng nói lớn: “Đừng cố gắng ngắt lời anh, anh nói tiếp vẻ quyết đốn; anh biết rõ tất cả những cảm xúc và tất cả những trị lẩn tránh của em, anh có thể hiểu chính xác mỗi nét biểu hiện trên gương mặt em. Sự thật, đó là em sợ phải sống, và chính vì để thốt khỏi nỗi sợ hãi này mà em đi cứu giúp những người khác. Nhưng Susan, em chẳng đối diện với điều gì hết, em đang bảo vệ cho cuộc sống của họ, chứ không phải cuộc sống của chính em. Bỏ rơi những người yêu quý em mang tình yêu đi mang tình yêu đến cho những người mà em không hề quen biết, số phận của em hơi kì lạ làm sao. Anh biết điều đó

giúp em tồn tại, nhưng em đang qn đi chính mình [7, tr.75]. Đi qua nỗi đau không thể nào quên, ám ảnh bởi quá khứ mất đi những người thân yêu nhất của

Một phần của tài liệu Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Marc Levy. (Trang 26 - 33)