CHƢƠNG 3: YẾU TỐ LÃNG MẠN TRONG TIỂU THUYẾT MARC LEVY – NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Marc Levy. (Trang 46 - 51)

MARC LEVY – NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Trong nguyên tắc xây dựng tính cách, chủ nghĩa lãng mạn thời cận đại coi trọng vẻ riêng, cái đặc biệt độc đáo, thậm chí nhấn mạnh đến mức cực đoan, phi thưởng, ngoại lệ. “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật” (V. Hugo). Chủ nghĩa lãng mạn thường đem những nhân vật có tình cảm mạnh mẽ và lý tưởng đẹp đẽ đối lập với thực tế nghèo nàn và thù địch xung quanh, thể hiện đúng nguyên tắc của chủ nghĩa lãng mạn là “lấy tâm hồn và trái tim làm cơ sở để nói lên những nguyện vọng khơng rõ rệt muốn tiến tới một cái gì tốt đẹp hơn, cao cả hơn, tìm cách tự thỏa mãn bằng những lý tưởng chỉ có trong trí tưởng tượng” (Bielinski). Do ngun tắc chủ quan, cho nên những tính cách trong chủ nghĩa lãng mạn trên ý nghĩa nào đó, chẳng qua là “phân thân” của tác giả [5, tr.176].

Marc Levy từng tiết lộ, ông viết tiểu thuyết phần nhiều dựa trên những trải nghiệm của bản thân. Nhiều câu chuyện và nhân vật của Marc Levy đều được minh họa từ những gì ơng trải qua, nhìn thấy và cảm nhận được. Với nhân vật Arthur, khi được hỏi ơng có phải là ngun mẫu ngồi đời của Arthur không, nhà văn chia sẻ: “Người duy nhất nói tơi giống Arthur chính là vợ tơi. Nhưng nếu bạn hỏi cơ ấy có giống Lauren khơng thì chúng tơi khơng gặp nhau trong một cái tủ ở phịng tắm. Cơ ấy cũng khơng thể đi từ phòng này sang phòng khác bằng cách xuyên tường. Nhưng tính cách cơ ấy cũng giống Lauren”. Hay với việc tạo ra một nhân vật như Susan trong Em ở đâu?, “đó là một cảm hứng cá nhân từ những người mà tơi quen biết, qua những hồn cảnh mà tôi đã sống”. Marc Levy khơng chủ trương tạo ra những điển hình bằng lí trí và kĩ thuật, mà ơng đã thể hiện mình là một nhà văn lãng mạn ở chỗ, ông tạo ra nhân vật bằng trái tim và tâm hồn, bồi đắp da thịt cho nó bằng chính những kinh nghiệm mà mình nếm trải. Nhân vật của Marc Levy, vì thế, mang dấu ấn chủ quan rõ rệt.

Thế giới nội tâm nhân vật là đối tượng không thể thiếu được khi mô tả, tái hiện cuộc sống của con người. Chủ nghĩa lãng mạn lại càng đề cao yếu tố tình cảm và chủ trương đi sâu khám phá đời sống nội tâm nhân vật. Marx Levy cũng xây dựng thế giới nhân vật của ông theo cùng một nguyên tắc như vậy. Marc Levy thường đi sâu miêu tả thế giới bên trong của nhân vật, thế giới cảm giác, cảm xúc phong phú của con người cá nhân trước thiên nhiên, cảnh vật, con người và với chính mình. Trong nhiều cuốn tiểu thuyết, tác giả miêu tả những băn khoăn, thắc mắc, gay cấn của nhân vật quanh xung đột của chính họ và với những mối quan hệ. Trong bức tranh vừa lãng mạn vừa hiện thực trong sáng tác của Marc Levy, các nhân vật trẻ thường mang đậm tính lãng mạn và cũng có những nét giống nhau, trước hết là mang bóng dáng của tác giả, từ đó hình thành một thế hệ mới giàu hoài bão và ước mơ, thiết tha đấu tranh cho quyền sống, quyền tự do cá nhân. Đó là một nữa bác sĩ nội trú có cá tính mạnh mẽ và dữ dội, hay một Susan sống theo lí trí và hồi bão đến cố chấp. Một Arthur lạnh lùng nhưng có một nội tâm phong phú và sục sơi,cất giấu những triết lí nhân sinh về cuộc đời được che đậy bởi vẻ ngoài bận rộn của một kĩ sưu trẻ, một Philip dạt dào tình cảm, giàu tình yêu thương và cả sự kiên nhẫn chờ đợi, khi tình yêu trở về rồi ra đi khi khơng có một lời hứa hẹn, hay một Jonathan bất chấp tất cả, không ngại ngần trước cái chết để anh được ở bên Clara vĩnh viễn ở kiếp sau. Có những tác phẩm của Marc Levy được đổi mới kết cấu theo dòng tâm lý, để đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú của con người.

Thử đến với nhân vật trong “Em ở đâu”. Họ khao khát thiết tha với tình

yêu ngay cả những khi tình yêu tan vỡ, họ đau buồn nhưng niềm vui sống của mỗi con người vẫn mạnh hơn. Họ khơng đến với tình yêu bởi họ cho rằng có những điều lớn lao hơn trong cuốc sống này họ phải làm, Susan đã rời xa Philip, tình yêu đầu đời thiết tha của cô đến đến với những con người xa lạ, ở một nơi xa lạ mà ở đó họ cần cơ, Philip cũng cần cơ, Philip dường như bất lực khi Susan nói rằng: “Chỉ nên phụ thuộc vào chính mình; những người xung quanh ta đều

chỉ khiến ho ta phải đau đớn” [7,tr.108], nhưng ai biết rằng trong sâu thẳm trái

tim của Susan cần lắm một cuộc sống bình n, ấm áp bên người cơ thương u, nhưng kí ức đã đưa cơ đi quá xa hiện tại, khiến cơ khơng thể nào đối diện với nó và rồi cô tiếp tục cô đơn đễ dàng bị nỗi buồn xâm chiếm, cô cố chấp, ngang bướng khi đối diện với Philip: “Điều anh muốn nói cho em hiểu, đó là em đang hi sinh cuộc đời mình cho rất nhiều người, nhưng em vẫn chỉ có một mình, chẳng có ai trong cuộc đời em để chăm sóc cho em, bảo vệ em, hay ít ra cũng để làm tình với em mỗi đêm” [7, tr.109]. Tóm lại thế giới nội tâm nhân vật trong

Em ở đâu? được tác giả mô tả theo những bước chuyển biến phong phú, đa

chiều. Đó là thế giới nội tâm của con người vừa giàu cảm xúc, vừa có lý trí của những con người có tâm hồn lành mạnh, yêu đời, ham sống và hành động.

Ngoài ra, với bút pháp lãng mạn, Marc Levy còn xây dựng nên trong tiểu thuyết những hình tượng nhân vật thật độc đáo, đặc biệt. Họ đẹp đẽ khác thường, và được miêu tả ít nhiều mang màu sắc lí tưởng hóa, như thể họ bước ra từ những giấc mơ trong trẻo nhất của loài người. Lauren là một nữ bác sĩ làm việc như một cỗ máy khơng chịu ngưng hoạt động của mình, một con người tân tâm, nhiệt huyết, thông minh, giỏi giang trong lĩnh vực của cô: “ Nữ bác sĩ phải

trực hơn hai mươi tư tiếng, quá quy định rất nhiều…Lauren làm việc rất tháo vát và khoa học” [6, tr.6]. Còn Arthur là một kĩ sư chăm chút cho cơng việc anh cịn tự cho mình là: “Chắc mình hơi cầu tồn thối q rồi đấy. Susan lại biểu tượng cho một nhân vật cá tính và chung tình, với phong cách nổi loạn và quyết liệt cơ được xem là nhân vật khơng có căn cứ cụ thể để xây dựng những ước mơ trong cuộc đời chung mà chỉ là những mong ước như ảo tưởng xa xơi khó với tới. Trái tim cơ chứa đựng một tình u lớn lao với nhân loại nói chung nên khơng cịn trọn vẹn trong tình yêu với một con người cụ thể. Trong sáng tác của Marc Levy, nhân vật của ơng thường là trí thức trẻ tuổi (Kĩ sư, Bác sĩ, nhà nhân đạo, họa sĩ…) và đều thể hiện ý thức của con người cá nhân yêu tự do và quyết đoán, Họ có vẻ đẹp thể chất, khỏe khoắn, thông minh nhạy cảm, mang

tính đơ thị có tính lý tưởng của con người hiện đại. Sức hấp dẫn của nhân vật là ở chỗ đó. Các nhân vật nữ đều miêu tả rất đẹp và có sức hấp dẫn: “Cô ấy chưa

đến ba mươi tuổi, lại là đồng nghiệp của mình, cơ ấy lại cịn đẹp chết người nữa” (Lauren được nhận xét gián tiếp khi được các Bác sĩ cấp cứu khi bị tai nạn) [6,tr.22]. Các nhân vật nam đều mang một hồi bão lớn, ln vạm vỡ che chở

cho người phụ nữ của mình (Lí tưởng hóa nhân vật Arthur và Philip). Marc Levy cũng không ngại ngần tạo ra những nhân vật kì diệu, phi thực. Như Lauren – một linh hồn, Zofia – một thiên thần, Lucas – một ác quỷ, rồi những nhân vật phụ cũng đầy màu sắc siêu nhiên như Chúa trời, Lucifer… Tất cả tạo nên một thế giới đan xen giữa thực và ảo, một thế giới lãng mạn phi thường đậm chất Liêu trai ngay giữa lịng xã hội cơng nghiệp phương Tây.

3.2. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên

Thiên nhiên và cảnh vật trong trong truyện của Marc Levy đều rất đẹp. Ông thường hay miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm như miêu tả cảnh chiều hôm, cảnh vật man mác gợi buồn. Đặc biệt trong tiểu thuyết Nếu em khơng phải

một giấc mơ, có những đoạn tác giả miêu tả vô cùng độc đáo phù hợp với tâm

trạng nhân vật . Thiên nhiên dữ dội và bùng nổ như chính tâm lí nhân vật đang trong tâm trạng muốn thoát khỏi những ràng buộc, gay cấn từ xung đột hay mâu thuẫn:”Nước biển thì sùi bọt mép tức giận, nhưng đất liền thì cóc sợ gì cả các

dãy núi thì chỉ muốn bao trùm lên tất cả, cây cối thì đua nhau vươn lên đón nắng, ánh sáng ban ngày thì chơi trị thay đổi cường độ và màu sắc từng chút một, chim chóc thì bay lượn trên đầu chúng ta, cá mú thì cố tránh khơng phải làm mồi cho lũ chim mòng biển trong khi chính chúng lại ra sức săn lùng những chú cá bé hơn. [6, tr.147]

Rõ ràng, Marc Levy khơng phải chỉ là tả cảnh mà cịn là cảm nhận, không chi tiết rườm rà mà chọn lọc, chấm phá từ điểm mở ra nhiều bình diện, tạo sức gợi sâu xa trong lòng người đọc. Chỗ mạnh nhất của việc miêu tả cảnh vật chính là sự hòa hợp chứng kiến của tác giả. Tác giả dường như để một phần tình cảm

qua trang viết. Thiên nhiên trong các sáng tác thường tĩnh, buồn và hiu hắt. Nói chung nó đã được thi vị hóa, lãng mạn hóa. : Thế giới rất đẹp rất hồn hảo, mọi

tiếng động được kết hợp với nhau rất cân đối: Tiếng sóng xơ, tiếng gió rít, tiếng cát chuyển; và giữa bản nhạc của muôn vàn sự sống trong thiên nhiên ấy có em, có anh và những nguời xung quanh chúng ta” [6, tr.147]

Tác giả đã nhìn thiên nhiên với một con mắt thưởng ngoạn, hưởng thụ và đôi khi đã trùm lên cảnh vật một chất thơ. Những đường nét xù xì, góc cạnh, những đường nét gân guốc, hùng vĩ của hiện thực đã bị loại ra ngoài quan niệm thẩm mỹ của các tác giả. Các tác giả thường chú ý miêu tả những hình ảnh, màu sắc, âm thanh một cách sống động và cảnh vật dường như có hồn riêng., không gian được các nhân vật cảm nhận bằng cảm giác, tri giác, tưởng tượng cùng với sự cảm nhận tình u:

Marc Levy có xu hướng miêu tả thiên nhiên trong khung cảnh êm dịu phù hợp với thế giới tâm trạng của các nhân vật với nhiều xúc cảm yêu đương. Cách miêu tả tình yêu được lồng trong miêu tả cảnh vật cũng là nét đặc sắc của tài năng Marc Levy, thiên nhiên trong truyện của ông không chỉ là thứ thiên nhiên khách quan mà chủ yếu là thứ thiên nhiên chủ quan, nghĩa là nó được thể hiện qua sự cảm nhận của con người. “Ở đây, phía trên những đám mây, em đang

chứng kiến cảnh mặt trời lặn thực sự, nhìn từ trên cao cảnh tượng đẹp đến khó tả, em cứ tiếc mãi là anh khơng có ở đây để chứng kiến những gì em đang nhìn thấy, lúc nãy em quên nói với anh một điều quan trọng, em nghĩ rằng em sẽ nhớ anh kinh khủng” [6, tr-90]. Hay với Arthur trong một đêm mưa gió bão bùng, anh nghĩ: “Ngày xưa lúc còn bé, mỗi khi thiên nhiên nổi giận như thế này, anh chẳng hề sợ hãi gì cả, ngược lại cịn thấy rất thích thú là đằng khác, nhưng tối nay anh có cảm tưởng như đang xem đoạn quảng cáo trích trong Twiser, nói về một trận lốc xoáy khủng khiếp” [6, tr.269].

Con người trong các sáng tác của Marc Levy luôn mở rộng các giác quan để hưởng thụ thiên nhiên như một nguồn lạc thú, thường cống hiến những bức tranh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ, có cả những âm thanh sống động đến bất ngờ: “Ngồi trời gió vẫn gào thét ầm ĩ, càng lúc càng mạnh, cây cối ngả nghiêng như muốn gãy, mưa tn rào rào vào cửa kính xe kêu đồm độp, biển hung hăng xông vào tấn công bờ đá một cách không khoan nhượng.”[6, tr.269]

Có thể nói, thiên nhiên trong tiểu thuyết Marc Levy đã hiện lên sống động và đầy sắc màu lãng mạn. Yếu tố lãng mạn trong việc miêu tả thiên nhiên thể hiện qua cách cảm nhận thiên nhiên gắn liền với tâm trạng con người, thiên nhiên được thi vị hóa, lí tưởng hóa nên ln đẹp đẽ và mĩ lệ.

Một phần của tài liệu Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Marc Levy. (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)