Sự thâm nhập của yếu tố kì ảo

Một phần của tài liệu Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Marc Levy. (Trang 53 - 56)

Yếu tố kỳ ảo xuất hiện rất sớm và đã trở thành một dòng chảy liên tục trong lịch sử văn học nhân loại từ thời cổ đại, qua trung đại đến cận, hiện đại. Kỳ ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của nghệ sĩ, là phương thức tư duy nghệ thuật được thể hiện bằng những yếu tố có tính siêu nhiên nằm ngồi tư duy lý tính của con người. Nó được các nhà văn sử dụng trong quá trình phản ánh hiện thực, chiếm lĩnh đời sống, thể hiện quan niệm về con người, về cuộc

đời cũng như phản ánh ước mơ, khát vọng và cả nỗi sợ hãi, bất bình… của con người trước cái phức tạp và bí ẩn của đời sống.

Với tiểu thuyết Marc Levy, yếu tố kì ảo có mặt tiêu biểu trong hai tác phẩm Nếu em không phải một giấc mơ và Kiếp sau. Trong Nếu em không phải một giấc mơ, yếu tố kì ảo xâm nhập vào hiện thực qua việc nhân vật chính, nữ

bác sĩ Lauren trở thành một bóng ma tồn tại ngay giữa thế giới thực sau tai nạn giao thông thảm khốc: „Thế rồi lần đều tiên, một chuyện lạ đã xảy ra: tự nhiên,

tơi thấy mình đang ở ngồi, ở chính dãy hành lang mà tơi cứ tưởng tượng hồi ấy. Thoạt tiên tơi tưởng trí tượng tượng của tơi đang chơi khăm mình, bởi vì tơi làm việc ở bệnh viện, tơi đã biết rõ từng ngóc ngách…Khơng ai trơng thấy cơ cả, người ta đi đi lại lại qua mà không ý thức được cơ đang có mặt. Người đã thấm mệt, cơ đành nhập vào thể xác của mình”.[6, tr.42,43] Sự xuất hiện của cô

trong cuộc đời Arthur, khiến cho cuộc sống của anh bị đảo lộn, tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng Arthur phát điên do sức ép quá lớn từ công việc. Anh làm quen với một bóng ma núp trong tủ áo, mà khơng hề biết rằng mình là người duy nhất trên thế giới này nhìn thấy linh hồn của Lauren. Càng hiểu cô, u cơ, Arthur càng quyết tâm tìm mọi cách đưa hồn ma đặc biệt này trở về với đời thường. Anh sẵn sàng gác lại tất cả dự định của cá nhân để mang Lauren về với khát khao được sống của cô.

Marc Levy cũng sáng tạo những sự kiện kỳ ảo trong tiểu thuyết Kiếp sau, bằng cách bố trí liên hồn các sự kiện lạ lùng: người chết ở kiếp trước, kiếp sau gặp nhau rồi nhận ra nhau và yêu nhau. “Anh gặp Clara. Thật lạ, họ đều cảm thấy như đã từng gặp nhau ở đâu đó -cảm giác đó cứ vấn vương, ám ảnh cả hai người – nó kéo hai người lại gần nhau, nhưng, khi họ chạm vào nhau – điều kỳ lạ đã xảy ra…”.“Trong màn đêm Luân Đôn, hai bàn tay nhập vào thành một và cơn mê lại bắt đầu tái hiện”;”Đây là lần đầu tiên họ gặp nhau trong cơn mê, và mỗi người đều không biết nguyên nhân. Mặc dù cả hai đều không thể thốt ra một lời nào, song ít nhất họ cũng khơng bị đau đớn như những lần trước. Trái lại tay vẫn nắm trong tay , cơ thể họ dường như song tồn vượt qua mọi thời

gian”; “Clara và Jonathan nhìn nhau sửng sốt, trên con phố vắng vẻ, những bong đèn cột thôi không nhấp nháy nữa. Họ chậm rãi ngước đầu lên. Phía trên tịa nhà, nơi họ đứng nắm tay nhau, tấm biển bằng đá trắng có khắc hàng chữ: “Vào thế kỉ XIX nơi đây từng là trung tâm đấu giá của quận Mayayfaair” [8, tr.183] “Em có tin rằng, người ta yêu nhau đến mức cái chết cũng khơng xố

được ký ức khơng ? Em có tin rằng, tình cảm sẽ tồn tại vĩnh cửu và mang lại sự sống cho con người khơng ? Em có tin rằng thời gian có thể mãi mãi tái hợp những người yêu nhau mãnh liệt đến độ không bao giờ mất nhau?”[8, tr.206]

Nhà văn cịn sử dụng hình thức tiên tri để dựng lên kiểu nhân vật có khả năng kỳ lạ: tiên đốn được chính xác chuyện xảy ra trong tương lai. Đó là người đàn bà kì quặc mà Jonathan gặp trong quán rượu và đã nói với Jonathan những lời tiên đốn đầy bí ẩn: “Ánh sáng của một ngơi sao không cần đến thời gian để

tới với chúng ta , chính thời gian đã dẫn đường cho nó. Cần phải hiểu bản chất của thời gian là gì, đó là phương tiện cho một chuyến du lịch trong chiều của thời gian. Thân xác của chúng ta bị giới hạn bởi những sức mạnh vật lí đối kháng với chúng, nhưng linh hồn của chúng ta có thể vượt quá được”. [8, tr.39].

Lời giải thích mơ hồ mag ý nghĩa tâm linh, kì bí. Lời tiên đốn bắt đầu cho một cuộc gặp gỡ trong tương lai dưới sự sắp xếp của kiếp trước: “Ơng Gardner, vào

lúc này, có điều gì đó đã khiến ơng đốn ra tơi khơng phải là một bà già mất hết lí trí. Hãy thật chú ý đến những điều tơi sắp nói với ơng đây: Đừng bỏ cuộc. Cô ấy đang trở lại, cô ấy đang ở đây. Ở đâu đó trên trái đất này, cơ ấy đang chờ đợi ơng, tìm kiếm ơng. Từ giờ trở đi thời gian của cả hai đang trôi dần. Nếu như một trong hai người chối bỏ người kia, điều đó cịn tồi tệ hơn chối bỏ cuộc sống, điều đó có nghĩa là cả hai sẽ đánh mất linh hồn. Chặng cuối của chuyến du hành sẽ vơ cùng uổng phí vì hai người đã tiến tới rất gần đích. Khi hai người nhận ra nhau, đừng bỏ qua nhau.”[8,tr.42]. Và những lời bà già bí ẩn đó nói

đều đúng với diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Chi tiết cuối cùng khi bà ta biến mất cũng đầy kì ảo hoang đường: “Người đàn bà tóc trắng biến mất. Tim

anh bắt đầu đập dồn, anh chạy vội ra hành lang. Song dòng người đã nuốt chửng mọi hi vọng có thể tìm lại bà ta”[8, tr.42].

Yếu tố kỳ ảo đã đem lại một hiệu quả sâu sắc trong việc định danh, định tính, giải thích hành trạng của nhân vật, tạo nên những nhân vật đầy đặn, có chiều sâu, những mẫu hình vừa quen thuộc vừa mới lạ, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người đọc. Yếu tố kì ảo cũng làm gia tăng tính chất lãng mạn cho tiểu thuyết Marc Levy, với việc tạo ra những bối cảnh khác thường, những sự kiện khác thường, thậm chí những cặp tình nhân khác thường nhất mà người ta có thể tìm ra trong đời sống thực. May ra, trong những giấc mơ tươi đẹp thì có thể…

Một phần của tài liệu Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Marc Levy. (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)