Triết lí nhân sinh đậm chất lãng mạn

Một phần của tài liệu Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Marc Levy. (Trang 41 - 46)

Những câu chuyện của Marc Levy đã dạy cho chúng ta rất nhiều điều. Đó là những bài học về tình yêu, tình bạn, về cách đối nhân xử thế, hơn hết là cách mà chúng ta làm người. Đáng nói là, những triết lí của Marc Levy thường được gửi gắm qua nhân vật một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Qua đó nhà văn muốn

người đọc tin tưởng vào tình yêu, vào cái đẹp hơn là hoang mang, lo âu, bất an vì những lẽ vơ thường, vì một thế giới đã tan vỡ và hỗn loạn– kiểu tư tưởng bi quan và hoài nghi thường dễ tim thấy trong các tiểu thuyết hậu hiện đại.

Đó là những triết lí về tình u rất mực đời thường, nhưng nhiều khi người ta vơ tình bỏ quên:

“Yêu khơng thơi chưa đủ, cịn phải hợp với nhau nữa…Phải yêu cái cuộc sống mà ta sẽ sống cùng với người kia, chia sẻ những ước muốn, những mong đợi, cùng có chung những mục đích, chung những đam mê” (trích lời của Susan) [7, tr.89].

“Khơng thể hiểu rõ người kia ngay từ ban đầu, khi yêu người ta phải biết kiên nhẫn” (trích lời của Juan)[7, tr.89].

“Yêu khơng phải là từ bỏ tự do của mình, mà là mang đến cho nó một ý nghĩa” (trích lời của Philip) [7, tr.111].

“Mẹ nói rằng tình u nếu tồn tại người ta sẽ cảm nhận thấy nó trong tức khắc, nếu khơng đó khơng phải là tình u” (Lời của Lisa) [7, tr.208].

“Trong tình yêu, cả hai đều xuất phát từ tính ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân, do đó se khơng gắn bó sâu sắc, khơng hứng thú, và mối quan hệ của họ chỉ duy trì bởi địi hỏi của dục vọng”(Lời của Lauren) [6, tr.105].

“Một trong những phẩm chất cơ bản để hai người sống chung đó là tính vị tha” (Lời của Lauren) [6, tr.106].

“Em tự nhủ, hai người muốn chia sẻ một phần cuộc đời thì hãy đừng tin và đừng làm cho đối tượng tin rằng họ đang bước vào một mối quan hệ nghiêm túc nữa, nếu học chưa thực sự sẵn sàng trao gửi tình cảm. Nếu ai cũng nghĩ đến mình thì sao tìm được hạnh phúc. Hoặc là mình phải cho, hoặc là mình được nhận thế thôi. Riêng em, em thường phải cho rồi mới được nhận, nhưng bây giờ em đã dứt khốt khơng để mắt đến một vài hạng người, thứ nhất là những kẻ ích

kỉ, thứ nhì là những kẻ rắc rối và thứ ba là những kẻ quá bủn xỉn trong tình cảm, khơng dám tạo điều kiện thõa mãn nỗi khát khao và hi vọng của mình. Cuối cùng, em cũng hiểu ra rằng,đã đến lúc mình phải nhìn thẳng vào sự thật và xác định được mình chờ đợi gì ở cuộc sống” (Lời của Lauren) [6, tr.106-107].

Và cả những bài học giản dị rút ra từ trải nghiệm cuộc sống:

“Sự nghi ngờ gặm nhấm con người ta hàng ngày. Thật dễ nếu như có ai đó quyết định thay mình” [trích lời của Philip) [7, tr.113].

“Ra đi không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với một sự từ bỏ, đó cũng có thể là một cách để giữ gìn những gì đã trải qua, nếu người ta biết ra đi trước khi quá trễ” (trích lời của bác sĩ Thomas) [7, tr.135].

“Khiêm tốn cũng có nghĩa là tin vào cuộc sống của chính mình” (Trích lời của Philip) [7, tr.268].

“Ta mơ về một lí tưởng, ta cầu xin nó , nài nỉ nó , trơng đợi nó, và rồi cái ngày mà nó xuất hiện, ta khám phá nỗi sợ hãi khi sống trong cái lí tưởng đó, sợ khơng xứng đáng với giấc mơ của chính mình, sợ phải gắn kết với một thực tế mà ta phải chịu trách nhiệm với nó. Thật q dễ dàng khi chối từ khơng muốn trở thành người lớn, quá dễ dàng để quên đi những lỗi lầm của mình, khi đổ hết sai lầm cho cái gọi là định mệnh vốn che giấu sự lười biếng của chúng ta” (Lời của Susan) [7, tr.222].

Đọc Marc Levy, con người học được cách đối diện với nỗi đau và mất mát theo một cái nhìn tích cực hơn: “Em khơng ngừng tự hỏi cơ bé sẽ tiếp tục sống như thế nào với khuyết tật của mình . Juan đã hiểu được sự im lặng của em, và trước khi em mở lời nói chuyện với cơ bé, cậu ấy đã nói khẽ vào trái tim em: “Đừng để cho cô bé thấy sự buồn đau của cô, cô phải vui lên, điều làm cho cơ bé khác với mọi người khác, đó khơng phải là một bên chân bị cắt cụt, đó là câu chuyện của bé, là sự sống sót kì diệu của bé”(thư của Susan) [7, tr.53].

Marc Levy không phải khơng nhìn thấy bản chất của cuộc sống hiện đại, vội vã, tấp nập; nhưng xa hơn nó, ơng hướng chú ý vào một nơi trong trẻo, mát lành khác để thốt ra khỏi cái xơ bồ chật hẹp của thành phố, nơi mà khơng khí cịn có một mùi hương: “Mọi người ai cũng vội vàng đến mức bây giờ, gần như

không thể dừng lại khi đang đi trên vỉa hè, nếu khơng em sẽ có nguy cơ bị cả dòng người đang di chuyển đè bẹp. Anh tự hỏi cái dịng người hỗn độn dường như khơng có gì để chặn lại này đang đi về đâu, phải chăng em là người có lí khi đến nơi đó, nơi mà khơng khí cịn có một mùi hương. Cuộc sống của em hẳn là rất đẹp” [7,tr.142]

Marc Levy nhắc người ta biết trân trọng cuộc sống: “Con không bao giờ được quên rằng sự sống của con rất quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất trên đời, vì vậy đừng bao giờ vi phạm vào tội coi thường món quà quý giá và duy nhất mà thượng đế ban cho ta nhé” (Lời của bà Lili) [6, tr.177], tạo niềm tin

và hi vọng cho con người tiếp tục đứng lên vượt qua sự bất lực của chính mình: “Con ạ, đơi lúc, chúng ta, bất lực khi đứng trước sự mong muốn, nỗi khát khao

hay sự thơi thúc của cõi lịng, và việc này gây ra nỗi đau khổ dằn vặt nhiều khi không thể chịu được. Cảm giác ấy sẽ day dứt con cả cuộc đời, đơi lúc con cũng qn được nó, nhưng đơi lúc lại ám ảnh con ngày đêm đấy. Một phần nghệ thuật sống tùythuộc vào khả năng đánh bại sự bất lực của chúng ta. Không dễ đâu, con ạ, bởi vì sự bất lực thường sinh ra nỗi sợ hãi. Nó sẽ tiêu diệt phản ứng của chúng ta, trí thơng minh của chúng ta, sự ngôn ngoan của chúng ta đấy, và nó sẽ mở cửa cho sự yếu đuối lọt vào tâm hồn chúng ta” (Lời của bà Lili) [6, tr.178].

Hay là những bài học về việc biết quý trọng thời gian, qua lời nhân vật Lauren nói với Authur: “Anh mà muốn hiểu một năm cuộc đời là như thế nào thì

hỏi cậu sinh viên vừa trượt kì thi cuối năm ấy. Một tháng cuộc đời thì anh cứ đi hỏi người mẹ vừa mới đẻ non và đang nóng lịng chờ con mình ra khỏi lồng ấp để được nâng niu nó, nâng niu một đứa trẻ bình n vơ sự ấy. Một tuần cuộc đời

anh đi hỏi người thợ làm việc trongnhà máy hay trong hầm mỏ để ni gia đình ấy. Một ngày cuộc đời anh cứ đi hỏi cặp trai gái nhớ nhung chờ mong được gặp lại nhau ấy. Một giờ đồng hồ thì anh đi hỏi những người bị mắc chứng sợ chỗ kín nhốt trong buồng thang máy hỏng hóc bất ngờ ấy. Một giây cuộc đời thì anh chỉ cần nhìn vẻ mặt người suýt nữa thì bị tai nạn giao thơng là hiểu ngay thơi. Cịn một phần nghìn giây cuộc đời dài như thế nào thì anh cứ hỏi vận động viên điền kinh chỉ giành huy chương bạc tại Đại hội Thế vận hội chứ không phải huy chương vàng, mặc dù mục đích tập luyện bao năm chỉ vì một chữ vàng ấy. Cuộc đời mà chúng ta được hưởng thật là kì diệu, Anh Arthur ạ, em nói được câu này là do em hiểu rất sâu sắc chứ không phải nói chơi đâu, bởi vì từ khi bị tai nạn, em mới biết quý từng giây, từng phút. Cho nên em xin anh, chúng ta hãy tận hưởng một mà chúng ta còn được ở bên nhau đi” (Lời của Lauren) [6, tr.273].

Cuộc sống trong những cuốn tiểu thuyết của Marc Levy không phải là thiên đường, không phải là vùng đất hoành tráng và tuyệt vời của thế giới cổ tích mà là cuộc sống của những con người thời đại mới, thời đại công nghệ ồn ã, quay cuồng. Con người đang sống trong một thế giới phẳng có quá nhiều điều diễn ra khiến chúng ta vô cùng thất vọng và tiếc nuối cho một thời đại đã qua, con người dần sống vơ tâm hơn với đồng loại, cuốn theo vịng xốy của đồng tiền, cơng nghệ biến con người thành những cơng cụ biết nói. Những tác phẩm mà Marc Levy viết ra mang những vẻ đẹp đích thực của cuộc sống, những bài học mà tất cả chúng ta đều phải gật đầu suy ngẫm. Cuộc sống là phải biết đương đầu và vượt qua khó khăn, quý trọng từng giây phút của cuộc đời, đối diện với nỗi đau chứ đừng bao giờ trốn tránh nó.

Một phần của tài liệu Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Marc Levy. (Trang 41 - 46)