Tình hình nghiên cứu, ứng dụng GI Sở Việt Nam

Một phần của tài liệu 26580 (Trang 31 - 32)

2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

2.6.1 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng GI Sở Việt Nam

ở nước ta, từ thời kỳ bao cấp cho đến những năm 90: Hệ thống dữ liệu không gian được xây dựng chủ yếu ở các cơ quan chuyên ngành như Tổng cục Địa Chính cũ. Các sản phẩm chủ yếu là các bản đồ giấy được xây dựng theo tiêu chuẩn múi chiếu và hệ quy chiếu của Nga, theo tọa độ Gauss và được lấy tên theo hệ thống toạ độ HN-72. ở giai đoạn này chưa có khái niệm áp dụng về lĩnh vực GIS.

Từ những năm 1990 - 2000, bắt đầu thời kỳ mở cửa, hệ thống dữ liệu bản đồ của Việt Nam được dần dần chuyển sang hệ toạ độ WGS-84 theo quy định về múi chiếu của Mỹ, và chính thức chuyển sang hệ toạ độ VN2000 từ năm 2000. Trong giai đoạn này GIS bắt đầu được áp dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiên phong.

Từ năm 2000 đến nay, cùng với sự hội nhập thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ vũ trụ, hàng loạt các phần mềm ứng dụng về lĩnh vực GIS ra đời. Hầu hết các ban ngành ở Việt Nam tiếp cận nhanh chóng các ứng dụng mạnh mẽ về tính ưu việt của lĩnh vực này trong các công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên, đánh giá tác động môi trường quản lý sử dụng đất.

Quản lý sử dụng đất là lĩnh vực ứng dụng GIS tương đối mạnh mẽ ở nước ta cho đến nay một số sở địa chính các tỉnh đã ứng dụng GIS vào quản lý đất đai. Tuy nhiên, việc ứng dụng cũng mới chỉ hạn chế ở các sở trong tỉnh còn các phòng ban cấp huyện, xã hầu như còn chưa được ứng dụng.

Trong lĩnh vực quy hoạch có một số đề tài nghiên cứu như: “ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu quy hoạch đô thị Hà Nội” do tác giả Đinh Thị Bảo Thoa tiến hành. Trong báo cáo quy

hoạch tác giả đã nêu ra 11 loại hình sử dụng đất của thủ đô Hà Nội và dự đoán sự phát triển của thủ đô Hà Nội. [5]

“Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá môi trường phục vụ chiến lược quy hoạch thành phố Hạ Long và các vùng lân cận” do tập thể các tác giả Viện Địa lý tiến hành nghiên cứu tập trung vào việc xây dưng bản đồ sử dụng đất, bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên đề và đưa ra những nhân định sơ bộ phát triển quy hoạch thành phố. [11]

Trong nghiên cứu GIS nhằm mục đích quản lý bảo vệ tài nguyên, tác giả Võ Quang Minh (2002) đã có một số công trình ứng dụng GIS bảo vệ cây nông nghiệp và bảo vệ rừng, phòng tránh sâu hại thuộc phạm vi đồng bằng sông Cửu Long.

Trong giao thông vận tải lần đầu tiên tại Việt Nam, công ty xe bus Hà Nội đã áp dụng hệ thống bản đồ số trong tìm đường đi, các trạm xe và điểm dừng thuộc khu vực thành phố Hà Nội.

ứng dụng đưa bản đồ vào hệ thống máy định vị GPS. Một số ứng dụng trong nghiên cứu, Nông nghiệp, Môi trường, Địa chất đã bước đầu ứng dụng GIS vào phân tích trợ giúp trong quy hoạch và quản lý. Tuy nhiên các ứng dụng này mới chỉ được triển khai mang tính cục bộ và thiếu tính hệ thống.

Trong tương lai, việc đưa GIS vào ứng dụng rộng rãi đối với đời sống xã hội trở nên ngày càng bức thiết hơn và trở thành vấn đề tất yếu nếu muốn đưa đất nước bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thông tin thế giới.

Một phần của tài liệu 26580 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)