Xác định các loại hình sử dụng khi đánh giá

Một phần của tài liệu 26580 (Trang 71)

4. Kết quả nghiên cứu

4.5.2 Xác định các loại hình sử dụng khi đánh giá

Thực tế cho thấy nuôi trồng thuỷ sản trong những năm gần đây đem lại hiệu quả hơn hẳn so với các hình thức sử dụng cho sản xuất nông nghiệp khác. Xuất phát từ thực tế, để sử dụng hợp lý vùng bãi bồi ven biển Giao Thuỷ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi cho nuôi tôm.

Bản đồ thích nghi được thành lập thông qua việc chồng ghép các bản đồ sau:

- Bản đồ khả năng cung cấp nước mặn - Bản đồ thổ nhưỡng - Bản đồ nền địa hình - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Bản đồ địa mạo - Bản đồ các khu vực cấm 4.5.3 Phương pháp đánh giá

Phương pháp điều kiện hạn chế

Thực hiện theo phương pháp cây quyết định: Nghĩa là xem xét các yếu tố chủ đạo mang tính chất quyết định đến khả năng thích nghi cho việc sử dụng mang tính bền vững về môi trường trên quan điểm sinh thái.

Các yếu tố mang tính quyết định (mức độ quan trọng từ trên xuống) - Khả năng cấp nước mặn

- Điều kiện thổ nhưỡng - Hiện trạng sử dụng đất …

Kết quả đánh giá khả năng thích nghi như trên bản đồ.

- Trong đó thích nghi S1 có 3.053 ha gồm một phần đất nhiễm mặn của vùng bãi bồi (ngoại trừ phần đất ngập triều thấp, một phần phía trong đê của xã Giao An và một phần đất ít nhiễm mặn nhưng thuộc địa hình ngập úng của xã Giao Thịnh).

- Loại thích nghi S2 có 1.023 ha gồm các các khu vực đất ít nhiễm mặn của vùng trong đê phân bố rải rác ở các xã ven sông Hồng và sông Sò.

- Loại thích nghi S3 có 1.779 ha thuộc phần đất ít nhiễm mặn và ngập nước của các xã Giao Tiến, Giao Tân.

4.6 Bản đồ quy hoạch nuôi tôm tỷ lệ: 1/25.000

4.6.1 Cơ sở khoa học

Bản đồ đề xuất quy hoạch thể hiện sự khái quát hoá việc sử dụng đất trong lai tương lai gần. Nó được xây dựng từ kết quả đánh giá khả năng thích nghi sinh thái (xem xét các yếu tố tự nhiên), phối hợp với những yêu cầu thực tiễn về khả năng đầu tư cải tạo các yếu tố cơ sở hạ tầng mà các đối tượng nuôi yêu cầu (xem xét về hiệu quả kinh tế trong sản xuất). Bản đồ đưa ra một cách tổng thể chức năng cơ bản của từng vùng nhằm giảm thiểu tối đa tổn hại đến môi trường (xem xét về môi trường) nhưng vẫn cân đối được bền vững về mặt kinh tế và xã hội.

Xuất phát từ điều kiện thực tế chúng tôi xây dựng bản đồ quy hoạch nuôi tôm như sau:

4.6.2 Bản đồ quy hoạch nuôi tôm

Tận dụng tối đa tiềm năng thích nghi tự nhiên tức là trên cơ sở lợi ích kinh tế khắc phục toàn bộ nhứng yếu tố hạn chế của đối tượng đánh giá để đạt được lợi ích tốt nhất nhưng có xem xét đến vấn đề mất cân bằng sinh thái. Với phương án này sẽ chuyển đổi toàn bộ phần đất nhiễm mặn, một phần đất ít nhiễm mặn bị ngập úng mùa mưa và những phần đất đang trồng cói + tôm; lúa + tôm, đất làm muối sang chuyên tôm có xem xét đến vấn đề cách ly với vùng ngọt hoá. Tuy nhiên trong phương án này chấp nhận rủi ro cao hơn để đạt được mục đích kinh tế.

Trên cơ sở bản đồ phân cấp thích nghi các vùng thích nghi tương ứng sẽ phù hợp với phương thức nuôi tôm như sau:

- Vùng S1 với diện tích đưa vào quy hoạch là 2.701 ha thích hợp với nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh.

- Vùng S2 với diện tích đưa vào quy hoạch là 1.008 ha thích hợp với nuôi tôm quảng canh cải tiến.

(Giữ nguyên diện tích rừng ngập mặn và rừng trồng không chuyển đổi)

Bảng 8: Diện tích các loại đất chuyển sang nuôi tôm DVT: ha Số TT Các loại đất Diện tích hiện trạng Diện tích còn lại Tăng/ giảm 1 Đất trồng lúa 9.435,7 9.250,1 - 184,9 2 Đất NTTS khác 2.159,9 1.439,74 - 720,16 2 Đất làm muối 611,6 474,5 - 137,1

3 Đất bãi bồi chưa sử dụng 2.834,8 2.501,1 - 333,7 4 Đất cồn cát, bãi cát 258,7 206,51 - 52,19 5 Đất bằng chưa sử dụng khác 48,7 10,75 -37,95

Tổng cộng 15.349,4 13.883,4 -1.466

Bảng 9: Diện tích quy hoạch nuôi tôm theo đơn vị hành chính

DVT: ha

STT

Địa phương Diện tích hiện trạng Diện tích quy hoạch Tăng/ giảm Phương thức nuôi 1.076 1.263,57 + 187,57 TC - BTC 1 Giao Thiện 23,83 + 23,83 QCCT 2 Giao An 433,8 534,7 + 100,9 TC - BTC 176,2 286,4 + 110,2 TC - BTC 3 Giao Lạc 285,1 + 285,1 QCCT 80,62 100,4 + 19,78 TC - BTC 4 Giao Xuân 63,59 + 63,59 QCCT 5 Giao Hải 12,23 + 12,23 TC - BTC 15,41 + 15,41 TC - BTC 6 Giao Long 121,7 + 121,7 QCCT 247,4 132,4 - 115 TC - BTC 7 Bạch Long 141 + 141 QCCT 128,4 76,16 - 51,88 TC - BTC 8 Giao Phong 130,0 + 130,0 QCCT 82,86 214,9 + 132,04 TC - BTC 9 Giao Lâm 166,5 + 166,5 QCCT 18,08 64,83 + 46,75 TC - BTC 10 Giao Thịnh 9,7 + 9,7 QCCT 11 Giao Tân 29,01 + 29,01 QCCT 12 Giao Hương 37,57 + 37,57 QCCT

Đề xuất các mô hình sử dụng đất hợp lý với vùng bãi bồi ngoài đê của huyện Giao Thuỷ:

- Bảo vệ rừng ngập mặn đang hiện có là một điều kiện không thể thiếu để bảo đảm cho sự bền vững của quá trình nuôi trồng. Đồng thời phải làm cho bên ngoài và trên những bờ vuông nuôi trồng thuỷ hải sản có những đai rừng và rặng cây vừa cho thêm thu nhập cây lấy gỗ, củi và quan trọng hơn là giảm một cách có hiệu quả tác hại của sóng biển và gió bão. Bên cạnh đó rừng ngập mặn là nơi cư trú của rất nhiều các loài chim, loài thuỷ sản và còn là một tác nhân quan trọng của quá trình bồi tụ vùng cửa sông.

- Trồng mới những vùng bãi bồi chưa sử dụng mà không có khả năng nuôi nhuyễn thể.

- Đối với những vùng đất đang được nuôi nhuyễn thể thì tiếp tục sử dụng cho đến khi bãi được bồi cao không còn khả năng nuôi nhuyễn thể thì trồng rừng ngập mặn. Bao nhiêu diện tích trồng rừng mới phía ngoài thì có thể chuyển bấy nhiêu diện tích vùng phía trong sang nuôi thuỷ sản theo phương trâm “nhuyễn thể tiên phong, rừng lấn bãi, thuỷ sản lấn rừng”.

- Đối với những cồn cát nhô cao phía ngoài nên trồng những rặng phi lao chắn sóng.

4.6.3 Các mô hình có thể áp dụng đối với vùng bãi bồi ngoài đê.

a. Mô hình thuần ngư:

Kiểu mô hình này nên được áp dụng cho những vùng ao đầm ngoài đê đã đi vào nuôi trồng ổn định. Để nâng cao hiệu quả, tránh rủi ro về môi trường thì nhất thiết vùng này cần phải được quy hoạch chi tiết các hệ thống cấp và thoát nước. Các cơ quan chính quyền cần có những giải pháp giúp dân về mặt kỹ thuật, tổ chức tập huấn và giao đất lâu dài cho dân yên tâm đầu tư sản xuất. Về phương thức nuôi nên nuôi quảng canh cải tiến hoặc bán thâm canh không nên khuyến khích phát triển nuôi công nghiệp ở vùng này do yếu tố hạn chế lớn nhất của vùng này là khả năng cấp nước ngọt do đó không chủ động được việc điều chỉnh độ mặn dễ dẫn đến rủi ro.

b. Mô hình Ngư - Công kết hợp

c. Mô hình khai thác tổng hợp (nông - công - lâm - ngư - du lịch):

- Toàn bộ diện tích bãi bồi ngoài đê được trồng rừng ngập mặn nhằm tạo điều kiện tăng thêm tốc độ bồi lắng, chắn sóng, gió, tạo sinh cảnh thuận lợi cho những sinh vật biển phát triển và là nơi cư ngụ cho các loài chim trú đông.

- Dưới rừng ngập mặn được dùng để nuôi trồng hải sản theo phương thức bán thâm canh cải tiến và thâm canh. Kích thước và qui mô của đầm nuôi hải sản không vượt quá tỷ lệ 25  30% so với tổng diện tích của rừng ngập mặn.

- Khai thác vỏ và quả của rừng ngập mặn làm nguyên liệu để triết tanin phục vụ cho công nghiệp. Tanin là chất được dùng phổ biến trong công nghiệp thuộc da, nhuộm vải sợi, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp in... ở nước ta, tanin khai thác chủ yếu từ các loài vẹt, trang, sú, đước, đà. Nguyên liệu để chiết tanin thường là vỏ cây, đôi khi là quả. Thực tế cho thấy vỏ của các loài cây sau khi khai thác có khả năng phục hồi nhanh chóng, mỗi cây có thể khai thác nhiều lần và chu kỳ giữa 2 lần khai thác thường là 5 năm.

- Trên rừng ngập mặn nuôi ong và thả kiến cánh đỏ phục vụ cho công nghiệp. Nuôi ong lấy mật và thả kiến cánh đỏ là một nguồn thu không nhỏ trong kinh doanh rừng ngập mặn. Đây là một trong những hoạt động kinh tế được tiến hành với qui mô lớn ở một số nước như Mỹ, úc, ấn Độ, Inđônêsia... Hai sản phẩm quan trọng hiện đang được xuất khẩu có giá trị kinh tế cao là sữa ong chúa và phấn hoa. Hoạt động nuôi ong trong rừng ngập mặn còn có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái. Các loài cây cung cấp mật cho ong, ngược lại trong quá trình hút mật và phấn hoa, đàn ong làm tăng khả năng thụ phấn của nhiều loài cây, tăng năng suất quả (nhất là đối với khu rừng thu quả chiết tanin).

- Khi chúng ta đã thiết lập được một hệ sinh thái bền vững thì cũng có nghĩa là đã hình thành một khu du lịch khoa học - sinh thái lý tưởng, thu hút khách thập phương tới chiêm ngưỡng các sinh vật cảnh, tham quan và trao đổi kỹ thuật khai thác, sử dụng lâu bền vùng bãi bồi cửa sông ven biển.

- Sau 3  10 năm có thể khai thác hợp lý một số sản phẩm của rừng trên cơ sở chặt tỉa dưới 30% phục vụ cho xây dựng, chất đốt công nghiệp hoặc qui

5. Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận 5.1 Kết luận

1. Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích hiện trạng nuôi tôm của huyện Giao Thủy năm 2008 là: 2.243 ha, diện tích thích nghi là: 4.076 ha và diện tích có thể đưa vào quy hoạch là 3.709 ha, tăng 1.466 ha. Trong đó:

 Diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là: 2.701 ha.

 Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến là: 1.008 ha.

 Diện tích ít thích nghi có 1.779 ha thuộc phần đất ít nhiễm mặn và ngập nước của các xã Giao Tiến, Giao Tân. Hạn chế chủ yếu ở đây là độ mặn và địa hình không thuận lợi. Diện tích này không đưa vào quy hoạch vì nếu đưa vào quy hoạch sẽ phải đầu tư lớn mà hiệu quả đem lại không cao.

 Diện tích còn lại là không thích nghi do hầu hết các yếu tố đưa ra phân tích đều không thuận lợi cho nuôi tôm.

2. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, cho thấy dùng ảnh Viễn thám để cập nhật thông tin một cách chính xác nhất, hiệu quả nhất và tốn ít thời gian, kinh phí. GIS là một công cụ thực sự hữu hiệu không chỉ cho nghiên cứu đánh giá vùng nuôi tôm thích nghi mà còn cho các loài khác, lĩnh vực khác. Tuy nhiên khi sử dụng công cụ này vào đánh giá thích nghi cần phải kết hợp với điều tra đánh giá môi trường vùng nuôi, chất lượng nước, độ PH ... để quy hoạch vùng nuôi thực sự có hiệu quả và bền vững.

5.2 Kiến nghị

1. Xây dựng kế hoạch đến 2015 đưa 458 ha vào nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh nhưng cần phải kết hợp với điều tra, khảo sát các điều kiện cụ thể ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả tôm nuôi nhằm xây dựng mô hình nuôi tôm thích hợp trong phạm vi đề xuất quy hoạch vì đây mới chỉ là bước đầu đánh giá vùng có khả năng thích hợp với con tôm.

2. Việc phát triển diện tích quy hoạch nuôi tôm cho những năm tiếp theo cần phải nằm trong khuôn khổ các vùng đã được đề xuất trên bản đồ. Những

3. Từ những hữu ích của GIS ngành thuỷ sản cần sớm đưa nó ra phát triển rộng rãi, xây dựng một hệ thống GIS đối với tất cả các cấp trong cả nước, tạo thành mạng lưới thông tin quốc gia, làm cơ sở cho việc phân tích lựa chọn một giải pháp phát triển NTTS lâu dài, bền vững, giảm thiểu những mâu thuẫn với các ngành kinh tế khác.

T

Tààiilliiệệuutthhaammkkhhảảoocchhíínnhh

1. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ thuỷ sản, 2001. Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 171: 2001

2. Bộ Thuỷ Sản, 2005, Số 1517/TS-KHTC của Bộ thuỷ sản, Về việc đề nghị xem xét chỉ tiêu quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản năm 2020, Hà Nội. 3. Chu Tiến Vĩnh,2002. Dự báo khai thác thủy sản vụ Bắc, vụ Nam. Viện

Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng.

4. Đặng Văn Đức, 2001. Hệ thống thông tin địa lý. Nhà xuất bản Khoa Học KỹThuật, Hà Nội.

5. Đinh Thị Bảo Thoa, 1997. ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu quy hoạch đô thị Hà Nội. AIT.

6. Hà Xuân Thông, 2002. Thuỷ sản: Lợi thế và cơ hội cho một thời kỳ phát triển. Tạp chí Thuỷ sản, số 9 năm 2002. Bộ Thuỷ sản.

7. Hà Xuân Thông, Hồ Công Hường (2002), Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản Thái Bình đến năm 2010, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản,

Hà Nội.

8. Hà Xuân Thông, Hồ Công Hường, Nguyễn Hải Đường (2003), Thực trạng nuôi tôm trong hệ sinh thái rừng ngập mặn và một số định hướng phát triển, Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, Hà Nội.

9. Lammens, M. và Genst, W.D., 2002. Phân tích dữ liệu không gian và thuộc tính. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật

10. Lưu Đức Hải (2005), Đánh giá chất lượng môi trường đất và nước vùng bãi bồi ven biển Giao Thuỷ, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Hà Nội. 11.Nguyễn Đình Dương và ctv, 1999. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụđánh

giá môi trường chiến lược quy hoạch phát triển thành phố Hạ Long và các vùng lân cận. Viện Địa lý.

12.Nguyễn Chu Hồi (2005), Cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch chi tiết sử dụng hợp lý vùng nuôi trồng thuỷ sản, vùng sản xuất muối ven biển huyện Giao Thuỷ, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Hà Nội.

13.Nguyễn Chu Hồi, Hồ Công Hường (2002), Tổng quan về nuôi tôm ven biển Việt Nam, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Hà Nội.

14.Nguyễn Chu Hồi, Hồ Công Hường (2003), Tổng quan đất ngập triều ven bờ châu thổ sông Hồng, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản, Hà Nội. 15.Nguyễn Chu Hồi, Hồ Công Hường (2004), Qui hoạch và nuôi thử

nghiệm nhóm hầu Ostreidae bằng công nghệ nuôi nhanh Malaysia, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước về quy hoạch phát triển, Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, Hà Nội.

16.Nguyễn Hữu Tăng, Đăng Hữu Thuận (2003), Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

17.Nguyễn Thanh Phương (2005), Nuôi thuỷ sản ven biển nhiệt đới, Khoa thuỷ sản, Trường đại học Cần Thơ,

http://www.ctu.edu.vn/colleges/aquaculture/daotaotuxa/1coastal/index.htm 18.Nguyễn Thế Thận,1999. Cơ sở hệ thống thông tin địa lý GIS. Nhà xuất

bản Khoa Học Và Kỹ Thuật, Hà Nội.

19.Nguyễn Thế Thận & Trần Công Yên,2000. Tổ chức hệ thông thông tin địa lý GIS và phần mềm Mapinfo 4.0. Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội.

20.Nguyễn Trọng Nho & Nguyễn Hữu Nghĩa, 2002. Báo cáo hỗ trợ quy hoạch NTTS xã Hoàng Phong - Hoàng Phụ - Thanh Hoá. Dự án Vie

97/030, UNDP.

21.Nguyễn Văn Cư (1999), Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường nhằm khai

Một phần của tài liệu 26580 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)