3.1 Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thích nghi đối với nuôi tôm (điều kiện đất đai, độ mặn ...)
- Sử dụng ảnh viễn thám để cập nhật, chỉnh lý bản đồ nền, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các loại bản đồ liên quan khác ở ngoài thực địa. - Dùng công nghệ GIS để xử lý hệ thống cơ sở dữ liệu không gian và
thuộc tính, xây dựng các bản đồ đơn tính.
- Chồng ghép các lớp bản đồ đơn tính theo chỉ tiêu đã phân cấp để xây dựng bản đồ thích nghi nuôi tôm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. - Thành lập bản đồ quy hoạch nuôi tôm và đề xuất một số giải pháp cụ
thể cho việc quy hoạch vùng nuôi tôm của huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung của đề tài chúng tôi tiến hành theo các phương pháp sau:
- Điều tra, thu thập dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian có liên quan đến NTTS vùng nghiên cứu (ảnh viễn thám, các loại bản đồ liên quan, số liệu hiện trạng NTTS, các số liệu về môi trường…). - Sử dụng ảnh Viễn thám, các phần mềm GIS để xử lý hệ thống cơ sở
- Chồng ghép các loại bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ các vùng thích nghi cho nuôi tôm, bản đồ đề xuất quy hoạch nuôi tôm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
- Các công cụ để thực hiện đề tài: Máy in, phần mềm (ARCGIS, MICROSTATION, MAPINFO, WORD, EXCEL).
- Phương pháp phân tích, so sánh các số liệu điều tra.
Lược đồ mô hình đánh giá vùng nuôi tôm
Dữ liệu viễn thám (ảnh vệ tinh)
Nguồn dữ liệu Bản đồ đơn tính Các lớp BĐ khác Đầu ra
Dữ liệu đầu vào Mô hình Mô hình
Dữ liệu số (Bản đồ nền Bản đồ HTSDĐ) Địa hình Thích hợp xây dựng ao nuôi Thổ nhưỡng Chất lượng đất Các loại bản đồ khác Nguồn nước Nguồn nước thích hợp Số liệu thống kê từ các báo cáo CSHT và KTXH Loại bỏ - Các khu DC - Khu XD - Đồi núi có rừng - Các khu vực cấm Sông, biển Bản đồ thích nghi (nuôi tôm)