Các mô hình có thể áp dụng đối với vùng bãi bồi ngoài đê

Một phần của tài liệu 26580 (Trang 77 - 79)

4. Kết quả nghiên cứu

4.6.3 Các mô hình có thể áp dụng đối với vùng bãi bồi ngoài đê

a. Mô hình thuần ngư:

Kiểu mô hình này nên được áp dụng cho những vùng ao đầm ngoài đê đã đi vào nuôi trồng ổn định. Để nâng cao hiệu quả, tránh rủi ro về môi trường thì nhất thiết vùng này cần phải được quy hoạch chi tiết các hệ thống cấp và thoát nước. Các cơ quan chính quyền cần có những giải pháp giúp dân về mặt kỹ thuật, tổ chức tập huấn và giao đất lâu dài cho dân yên tâm đầu tư sản xuất. Về phương thức nuôi nên nuôi quảng canh cải tiến hoặc bán thâm canh không nên khuyến khích phát triển nuôi công nghiệp ở vùng này do yếu tố hạn chế lớn nhất của vùng này là khả năng cấp nước ngọt do đó không chủ động được việc điều chỉnh độ mặn dễ dẫn đến rủi ro.

b. Mô hình Ngư - Công kết hợp

c. Mô hình khai thác tổng hợp (nông - công - lâm - ngư - du lịch):

- Toàn bộ diện tích bãi bồi ngoài đê được trồng rừng ngập mặn nhằm tạo điều kiện tăng thêm tốc độ bồi lắng, chắn sóng, gió, tạo sinh cảnh thuận lợi cho những sinh vật biển phát triển và là nơi cư ngụ cho các loài chim trú đông.

- Dưới rừng ngập mặn được dùng để nuôi trồng hải sản theo phương thức bán thâm canh cải tiến và thâm canh. Kích thước và qui mô của đầm nuôi hải sản không vượt quá tỷ lệ 25  30% so với tổng diện tích của rừng ngập mặn.

- Khai thác vỏ và quả của rừng ngập mặn làm nguyên liệu để triết tanin phục vụ cho công nghiệp. Tanin là chất được dùng phổ biến trong công nghiệp thuộc da, nhuộm vải sợi, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp in... ở nước ta, tanin khai thác chủ yếu từ các loài vẹt, trang, sú, đước, đà. Nguyên liệu để chiết tanin thường là vỏ cây, đôi khi là quả. Thực tế cho thấy vỏ của các loài cây sau khi khai thác có khả năng phục hồi nhanh chóng, mỗi cây có thể khai thác nhiều lần và chu kỳ giữa 2 lần khai thác thường là 5 năm.

- Trên rừng ngập mặn nuôi ong và thả kiến cánh đỏ phục vụ cho công nghiệp. Nuôi ong lấy mật và thả kiến cánh đỏ là một nguồn thu không nhỏ trong kinh doanh rừng ngập mặn. Đây là một trong những hoạt động kinh tế được tiến hành với qui mô lớn ở một số nước như Mỹ, úc, ấn Độ, Inđônêsia... Hai sản phẩm quan trọng hiện đang được xuất khẩu có giá trị kinh tế cao là sữa ong chúa và phấn hoa. Hoạt động nuôi ong trong rừng ngập mặn còn có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái. Các loài cây cung cấp mật cho ong, ngược lại trong quá trình hút mật và phấn hoa, đàn ong làm tăng khả năng thụ phấn của nhiều loài cây, tăng năng suất quả (nhất là đối với khu rừng thu quả chiết tanin).

- Khi chúng ta đã thiết lập được một hệ sinh thái bền vững thì cũng có nghĩa là đã hình thành một khu du lịch khoa học - sinh thái lý tưởng, thu hút khách thập phương tới chiêm ngưỡng các sinh vật cảnh, tham quan và trao đổi kỹ thuật khai thác, sử dụng lâu bền vùng bãi bồi cửa sông ven biển.

- Sau 3  10 năm có thể khai thác hợp lý một số sản phẩm của rừng trên cơ sở chặt tỉa dưới 30% phục vụ cho xây dựng, chất đốt công nghiệp hoặc qui

5. Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu 26580 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)