1. Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích hiện trạng nuôi tôm của huyện Giao Thủy năm 2008 là: 2.243 ha, diện tích thích nghi là: 4.076 ha và diện tích có thể đưa vào quy hoạch là 3.709 ha, tăng 1.466 ha. Trong đó:
Diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là: 2.701 ha.
Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến là: 1.008 ha.
Diện tích ít thích nghi có 1.779 ha thuộc phần đất ít nhiễm mặn và ngập nước của các xã Giao Tiến, Giao Tân. Hạn chế chủ yếu ở đây là độ mặn và địa hình không thuận lợi. Diện tích này không đưa vào quy hoạch vì nếu đưa vào quy hoạch sẽ phải đầu tư lớn mà hiệu quả đem lại không cao.
Diện tích còn lại là không thích nghi do hầu hết các yếu tố đưa ra phân tích đều không thuận lợi cho nuôi tôm.
2. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, cho thấy dùng ảnh Viễn thám để cập nhật thông tin một cách chính xác nhất, hiệu quả nhất và tốn ít thời gian, kinh phí. GIS là một công cụ thực sự hữu hiệu không chỉ cho nghiên cứu đánh giá vùng nuôi tôm thích nghi mà còn cho các loài khác, lĩnh vực khác. Tuy nhiên khi sử dụng công cụ này vào đánh giá thích nghi cần phải kết hợp với điều tra đánh giá môi trường vùng nuôi, chất lượng nước, độ PH ... để quy hoạch vùng nuôi thực sự có hiệu quả và bền vững.
5.2 Kiến nghị
1. Xây dựng kế hoạch đến 2015 đưa 458 ha vào nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh nhưng cần phải kết hợp với điều tra, khảo sát các điều kiện cụ thể ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả tôm nuôi nhằm xây dựng mô hình nuôi tôm thích hợp trong phạm vi đề xuất quy hoạch vì đây mới chỉ là bước đầu đánh giá vùng có khả năng thích hợp với con tôm.
2. Việc phát triển diện tích quy hoạch nuôi tôm cho những năm tiếp theo cần phải nằm trong khuôn khổ các vùng đã được đề xuất trên bản đồ. Những
3. Từ những hữu ích của GIS ngành thuỷ sản cần sớm đưa nó ra phát triển rộng rãi, xây dựng một hệ thống GIS đối với tất cả các cấp trong cả nước, tạo thành mạng lưới thông tin quốc gia, làm cơ sở cho việc phân tích lựa chọn một giải pháp phát triển NTTS lâu dài, bền vững, giảm thiểu những mâu thuẫn với các ngành kinh tế khác.
T
Tààiilliiệệuutthhaammkkhhảảoocchhíínnhh