Đặc điểm về địa hình thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu 26580 (Trang 39 - 48)

4. Kết quả nghiên cứu

4.1.2 Đặc điểm về địa hình thổ nhưỡng

Giao thuỷ nằm ở bờ Nam hạ lưu sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng và xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam. Theo kết quả nghiên cứu địa mạo của Phân viện Hải Dương Học - Hải Phòng và kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ đất của Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp thì có thể phân chia thành các loại địa hình như sau:

Nhóm địa hình đồng bằng cao

- Địa hình vàn thấp bị ứ đọng nước - Địa hình thấp trũng

Đặc điểm thổ nhưỡng phân theo các nhóm địa hình:

- Nhóm đất địa hình đồng bằng cao: Nhóm địa hình thuộc chân vàn có địa hình tương đối bằng phẳng không bị ứ đọng mước mùa mưa, có địa hình cao từ 0,7 - 1,7m. Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho thấy hầu hết phần diện tích này đang được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (cấy lúa 2 vụ) và tập trung ở các xã phía Bắc của huyện (ngoại trừ phần đất ven sông của các xã Giao Hương và Hồng Thuận).

- Nhóm đất có địa hình vàn thấp không bị ứ đọng nước mùa mưa: có địa hình cao từ 0,2-0,7m. Theo kết quả phân tích địa mạo thì nhóm đất này thuộc khu vực đồng bằng thấp tích tụ sông biển. Trên bản đồ cho ta thấy được sự phân bố của nó tập trung ở các xã thuộc trung tâm huyện.

- Nhóm đất có địa hình vàn thấp bị đọng nước mùa mưa (3-4 tháng) có địa hình 0,2-0,7m, tập trung chủ yếu ở các khu vực phía tây và tây nam của huyện (các xã Giao lâm, Giao thịnh giao Tiến và giao Tân) và một phần ở các xã Giao Hải Giao An. Đặc biệt có một phần đất giáp đê của khu vực xã Giao Thiện cũng thuộc nhóm đất này. Theo kế quả của các nghiên cứu về xu thế bồi tụ của cửa sông lớn có đặc điểm cao dần về phía cửa sông, vì vậy kết quả của vùng Giao Thiện có thể là do quá trình quai đê lấn biển khi phần diện tích bãi bồi chưa bồi đắp theo đúng quy luật tự nhiên của quá trình.

Đặc điểm của loại đất này hiện tại vẫn bị nhiễm mặn ít do khả răng tiêu thoá nước, rửa mặn kém. Đặc biệt có một số nơi của khu vực xã

Giao Tân thấy xuất hiện loại đất phù sa glây. Đó là do đất của vùng này bị ngập nước lâu ngày làm sinh ra hiện tượng glây trong đất.

- Nhóm đất thuộc địa hình trũng: Phân bố chủ yếu ở khu vực phía Tây Nam (trừ vùng ven đê đang sản xuất nông nghiệp của xã Giao lâm) và toàn bộ diện tích vùng bãi bồi ngoài đê. Nhóm đất này ngập nước thường xuyên. Đặc điểm thổ nhưỡng thuộc loại đất mặn nhiều. Hiện trạng là những khu cát sát biển, cánh đống muối, nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn vv..

Bảng 1 Bảng thống kê diện tích các thành tạo địa mạo khu vực giao thủy - Nam Định

STT Tên các thành tạo Diện tích (ha)

1 Lòng lạch sông, kênh lạch 2.268,1

2 Bãi bồi ven sông 455,0

3 Đồng bằng thấp, tích tụ sông - biển hỗn hợp thành

tạo cuối Hlocen muộn - hiện đại 8.580,1 4 Đồng bằng cao, tích tụ sông - biển hỗn hợp,

thành tạo trong Holocen muộn 5.353,6

5 Đê cát biển, tích tụ biển - gió 2.219,1

6 Bãi cát biển 197,7

7 Bãi bồi cao tích tụ sông - biển 3.892,8

8 Bãi bồi thấp, tích tụ sông - biển 2.975,8 9 Đồng bằng dốc, nghiêng trước cửa sông, tích tụ

do tác động mạnh của sông - triều 5.514,2 10

Đồng bằng nghiêng gợn sóng, phát triển hệ thống đê cát ngầm, tích tụ dưới tác động của sông và dòng ven bờ

1.099,4

Tổng diện tích các thành tạo 32.555,7

4.1.3 Phân bố hành chính, hiện trạng các loại hình sử dụng đất và hệ thống thuỷ lợi

- Toàn huyện có 21 xã và 1 thị trấn, trong đó có 9 xã giáp biển; 4 xã và 1 thị trấn Ngô Đồng giáp với Sông Hồng; 5 xã giáp sông sò. Qua

bảng cơ cấu sử dụng đất cho thấy nền kinh tế của đại bộ phận những người dân Giao Thuỷ chủ yếu là phát triển trồng lúa 2 vụ

Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất của huyện

Số TT Các loại đất Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

1 Đất trồng lúa 9.435,7 43,53

2 Đất trồng lúa kết hợp nuôi tôm 119,1 0,55

3 Đất ruộng màu 173,7 0,8

4 Đất ruộng cói kết hợp nuôi tôm 78,5 0,36

5 Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 2.159,9 9,97

6 Đất có rừng trồng 161,2 0,74 7 Đất có rừng ngập mặn 959,5 4,43 8 Đất có rừng ngập mặn kết hợp nuôi tôm 376,3 1,74 9 Đất làm muối 611,6 2,82 10 Đất xây dựng 65,3 0,3 11 Đất giao thông 109,4 0,5 12 Đất quốc phòng 1,6 0,01

13 Đất nghĩa trang- nghĩa địa 85,6 0,39

14 Đất làm nguyên vật liệu xây dựng 14,4 0,07

15 Đất ở 4.180,6 19,29

16 Đất bãi bồi chưa sử dụng 2.834,8 13,08

17 Đất cồn cát, bãi cát 258,7 1,19

18 Đất bằng chưa sử dụng khác 48,7 0,22

19 Đất ao, sông nhỏ 337,3 1,53

Bảng 3: Cơ sở hạ tầng và các hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất (Bản đồ hiện trạng cấp nước) TT Nội dung ĐVT 2000 2007 1 Hệ thống điện Số trạm điện Chiếc 60 66 Công suất Kw 13790 15290

2 Đường giao thông Km 798.7 798.7

Đường liên tỉnh Km 47.5 47.5 Đường liên huyện Km 26.2 26.2 Đường liên xã Km 218 218 Đường liên thôn Km 507 507

3 Hệ thống thuỷ lợi

Tổng chiều dài mương tới tiêu

toàn huyện Km 2997 3008

- Bê tông hoá Km 0 5

- Chưa bê tông hoá Km 2997 3003

Hệ thống thuỷ lợi: Đặc điểm của hệ thống thuỷ lợi huyện Giao Thuỷ là cấp ở các cống phía bắc và tiêu ở các công phía nam.

- Cống cấp cho hệ thống nông nghiệp: Cống hạ Miêu 1, Cống hạ Miêu 2, Cống cáp Xuyên, cống Liêu Đồng

- Cống tiêu cho toàn bộ vùng phía nam của huyện: Cống Cồn 5, Cống Mốc Giang, Cống Hoành Đông, cống 10, Cống Đại Đầu xã Giao Lạc, Cống Cai đề, cống số 9, cống 8b

- Các cống tưới, tiêu phục vụ cho đồng muối: Cống Triết Giang A, Cống Ang.

- Cống phục vụ thuỷ sản: Cống tây cồn Tàu, Cống Đồng Hiệu, Cống Thuỷ sản, cống 14.

- Cống tiêu đống muối và khu dân cư và nông nghiệp: Cống Quất Lâm, Cống Chỉ Lam, Cống Cát Đàm Thượng, Cống cát Đàm Hạ, Cống Thức Hoá, Cống Duy Tắc, Cống Giao Hùng

Nhận xét:

- Giao Thuỷ Là huyện thuộc vùng đất phù sa của Đồng bằng châu thổ sông Hồng (Thuộc nhóm đất tốt có tầm cỡ trên thế giới) có địa hình tương đối bằng phẳng.

- So với địa hình của khu vực lân cận thì đất đai giao thuỷ thuộc loại vùng hạ lưu sông Hồng thấp trũng. Vì thế tiếm năng phát triển các loại hoa màu rất hạn chế

- Là một huyện ven biển nên hàng năm phải gánh chịu trực tiếp và ảnh hưởng của thiên tai

- Có diện tích bãi bồi, rừng ngập mặn tương đối lớn là một tiềm năng cho việc phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện tại.

- Địa hình lòng dẫn cửa sông biến động mạnh, có xu hướng chuyển dịch về phía Nam. Bờ phía Nam (xã Giao Thiện) bị xói lở mạnh với cường độ xói 3 - 4 m/năm. Bờ phía Bắc (xã Nam Phú) được bồi tụ cao với xu thế ổn định, tốc độ bồi lấp khoảng 3 - 4 cm/năm, đáy lòng dẫn được bồi lấp khoảng 7 - 10 cm/năm.

Một số hình ảnh về Sự biến động cửa ba lạt qua nhiều năm (Nguồn: TT. Tư liệu địa chính - Bộ tài nguyên và môi trường)

- Các bãi bồi được bồi cao tăng dần về phía cửa sông Hồng và từ đê biển ra phía biển. ở vùng gần cửa sông có mức độ bồi cao khoảng 3 - 5 cm/năm,

- Trong những năm gần đây do quá trình khai thác vùng bãi bồi cửa sông Ba Lạt để nuôi trồng thuỷ hải sản và khai thác tự nhiên (đón lõng) bằng đắp bờ đìa, khoanh đầm làm cho quá trình bồi tụ, xói lở xảy ra rất không đồng đều theo lãnh thổ và theo thời gian, ngăn cản quá trình bồi lấp các ô trũng sau cồn và thu hẹp không gian lắng đọng trầm tích bãi triều cao.

- Là một trọng điểm lúa của đồng bằng sông Hồng, nhưng hiện nay quỹ đất chưa sử dụng còn rất hạn chế. Vì vậy việc mở rộng phát triển kinh tế theo quy mô mở rộng là không thể. Để phát triển kinh tế bắt buộc phải chú trọng phát triển theo chiều sâu.

4.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm

4.1.4.1 Lịch sử phát triển vùng nghiên cứu

Nghề nuôi tôm ven biển huyện Giao Thủy luôn gắn liền với lịch sử phát triển và khai hoang lấn biển vùng bãi bồi. Cho đến nay, lịch sử phát triển vùng được chia ra qua 5 giai đoạn chính. Đặc biệt, giai đoạn đầu nổi bật về sự khai hoang lấn biển, phát triển vùng kinh tế mới; giai đoạn gần đây chủ yếu là phát triển nuôi tôm. Lịch sử của sự phát triển đó được thể hiện rõ qua bảng 4.

Bảng 4: Diễn biến quá trình quai đê lấn biển và phát triển NTTS [9]

Dòng thời gian

Các sự kiện nổi bật

Hình thành đê Ngự Hàm (từ phía Đông kéo dài xuống cuối xã Giao Lâm). Bao thành vùng của các xã: Giao Yến, Giao Long,

Năm 1943 Giao Hải, Giao An, Giao Xuân, Giao Thiện, Giao Lạc. Hình thành một vùng đất nằm phía trong đê bao trên 4.000 ha. Khi đó, nhân dân được vận động ra định cư để khai hoang, ổn định sản xuất.

Từ năm 1960 - 1982

Giai đoạn này vùng bãi Bạch Long tiếp tục được mở rộng và tạo thành xã mới. Người dân Giao Thuỷ đã bắt đầu nuôi tôm nước lợ vào năm 1980 theo phương thức QC, khoảng 300 ha được HTX Nông nghiệp Giao Thiện và Giao An quai đắp để đánh bắt hải sản tự nhiên.

Từ năm 1982-1992

Thực hiện chủ trương quai đê lấn biển của Chính phủ, vùng bãi bồi Cồn Ngạn, Cồn Lu tiếp tục được mở rộng (gần 10.000 ha). UBND huyện Giao Thuỷ thành lập vùng kinh tế mới Cồn Ngạn, mở rộng sản xuất (16 km đê biển được hình thành). Vùng đất bãi bồi Xuân Thuỷ được công nhận là vùng bảo tồn đất ngập nước RAMSAR (1983). Năm 1985 UBND huyện Xuân Thuỷ đã quyết định ngăn sông Vọp để khai thác tiềm năng vùng bãi bồi. Năm 1987, HTX nông nghiệp Giao Tiến, tỉnh Đoàn và huyện Đoàn đã khoanh đắp vùng bãi bồi để khai thác hải sản.

Từ năm 1992- 1998

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng, mở rộng vùng bãi bồi huyện Giao Thuỷ. Giai đoạn này, 3.200 ha vùng bãi nằm trong đê bao đã được hình thành, trong đó có 1.000 ha diện tích rừng ngập mặn kết hợp nuôi tôm. UBND huyện khuyến khích khai hoang đất bãi triều và được miễn thuế, bỏ qua đấu thầu.

Từ 1999 đến nay

Mở rộng diện tích vùng trồng cói và làm muối sang nuôi tôm. Hàng chục hecta đã được chuyển đổi và bước đầu đạt hiệu quả rõ rệt.

4.1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Huyện Giao Thuỷ thuộc vùng bãi bồi ven biển lấn tiến, từ năm 1997 đến năm 2001 diện tích đất tự nhiên của huyện có tăng lên từ 22.797 ha năm 1997 tăng lên 23.514 ha năm 2001. Giai đoạn năm 2001 - 2004 diện tích có xu hướng giảm dần, xu thế xói lở thắng thế bồi tụ. Trong tổng diện tích đất tự nhiên 23.200 ha (năm 2003) có 11.200 ha đất nông nghiệp [6]. Tốc độ tăng dân số của huyện trong nhiều năm qua đạt 0,6%/năm, năm 2003 tổng dân số của toàn huyện đạt 199.000 người với mật độ dân số 932 người/km2. Tổng số hộ dân trong huyện là 49.000 hộ, với 101.000 lao động [9].

Trong những năm gần đây kinh tế huyện Giao Thuỷ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình năm 5 - 8%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp khoảng 291 - 344 tỷ đồng/năm, trong đó NTTS là 35 - 78 tỷ đồng, GDP đạt 317 - 479 tỷ đồng và GDP đầu người 1.640 - 2.450 ngàn đồng/người/năm [9], sự phân hoá giàu nghèo ở Giao Thuỷ chưa cao, đặc biệt trong cấy lúa, chăn nuôi. Nhưng đối với nghề thương mại và dịch vụ, NTTS và khai thác thủy sản có sự phân hoá tương đối.

Thu nhập trong nuôi tôm nhìn chung cao hơn thu nhập từ làm lúa ở huyện Giao Thuỷ (gấp 1,7 lần), nhưng tỷ lệ thất bại từ tôm về giá trị cao gấp 4 lần so với làm lúa. Nhìn chung tổng thu nhập của các hộ dân nuôi tôm ven biển huyện Giao Thuỷ có chiều hướng tăng dần (từ 13 triệu/hộ năm 1993 lên đến 25 triệu/hộ năm 1998). Tuy nhiên, thiệt hại từ nuôi tôm trung bình 13 - 25 triệu đồng/hộ [35].

Một phần của tài liệu 26580 (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)