Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu 26549 (Trang 39 - 41)

3. Phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Các điểm nghiên cứu phải thoả mãn: (1) các đặc điểm về địa hình, điều kiện canh tác ở các vùng khác nhau của huyện Cẩm Khê; (2) thoả mãn nhu cầu đánh giá tác động của dồn đổi ruộng đất đến sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện nguồn lực, thời gian nghiên cứu hạn chế nên việc nghiên cứu điểm mô hình chỉ tập trung ở 3 xã: Thuỵ Liễu, Văn Khúc và Cát Trù.

- Xã Văn Khúc được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của vùng 1. Vùng 1, gồm 11 xã miền núi của huyện, với diện tích tự nhiên 13283,57ha, chiếm 56,63% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, các xã này gồm:

Lung, Tạ Xá, Chương Xá, Yên Dưỡng, Đồng Lương. Đây là vùng có địa hình đất đai tương đối phức tạp, bao quanh đồng ruộng chủ yếu là đồi, núi, ruộng đồng không được bằng phẳng nên sản xuất nông nghiệp không thuận lợi, hiệu quả kinh tế chưa cao.

ảnh 3.1. Đồng đất xã Văn Khúc

- Xã Thuỵ Liễu được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của vùng 2. Vùng 2, gồm 14 xã, 1 thị trấn thuộc vùng trung du của huyện, với diện tích tự nhiên 8507,27 ha, chiếm 36,28% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, bao gồm Thị Trấn Sông Thao và các xã: Tuy Lộc, Ngô Xá, Thuỵ Liễu, Sơn Nga, Tùng Khê, Thanh Nga, Xương Thịnh, Phú Khê, Sơn Tình, Yên Lập, Phú Lạc, Tình Cương, Điêu Lương, Phùng Xá. Đây là vùng đất có địa hình tương đối thấp, đất đai màu mỡ hơn vùng 1 nên sản xuất nông nghiệp có phần thuận lợi và cho năng xuất cao hơn vùng 1.

- Xã Cát Trù được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của vùng 3. Vùng 3, gồm 5 xã đồng bằng của huyện, với diện tích đất tự nhiên 1664,19ha, chiếm 7,09% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, các xã gồm:

Cát Trù, Đồng Cam, Phương Xá, Sai Nga, Hiền Đa. Đây là các xã có đất đai màu mỡ nhất huyện do phù sa của sông Hồng bồi đắp nên thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp và cho năng xuất cao.

ảnh 3.3. Đồng đất xã Cát Trù

Một phần của tài liệu 26549 (Trang 39 - 41)