Đất chưa sử dụng 224,65 0

Một phần của tài liệu 26549 (Trang 59 - 63)

- Nhóm đất phù sa: nhóm đất phù sa có diện tích 4928,63ha, chiếm 27,10% diện tích đất điều tra Diện tích đất phù sa phân bố ở các xã ven sông

3 Đất chưa sử dụng 224,65 0

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 189,66 0.8

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 16,6 0.07

3.3 Núi đá không có rừng cây 18,39 0.08

Biểu đồ 2: Cơ cấu các loại đất năm 2007

Từ bảng 4.4 và biểu đồ 1 cho thấy: hiện trạng sử dụng đất tại Cẩm Khê chủ yếu là đất nông nghiệp với 17774,89 ha, chiếm 75,78% diện tích đất tự nhiên toàn huyện; còn lại là đất phi nông nghiệp với 5455,49 ha, chiếm 23,25%; đất chưa sử dụng là 224,65 ha, chiếm 0,95%.

* Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp toàn huyện năm 2007 được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2007

TT Loại đất DT (ha) Cơ cấu (%) 1. Đất nông nghiệp 17774,89 100 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10317,42 58,04

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 7218,12 40,61

1.1.1.1 Đất trồng lúa 5659,2 31,84

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 112,43 0,63

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1446,49 8,14

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3099,3 17,43

1.2 Đất lâm nghiệp 6739,75 37,92 1.2.1 Đất rừng sản xuất 4626,47 26,03 1.2.1 Đất rừng sản xuất 4626,47 26,03 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2113,28 11,89 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 709,09 3,99 1.4 Đất nông nghiệp khác 8,63 0.05 1. Đất nông nghiệp 75,79% 2. Đất phi nông nghiệp 23,26% 3. Đất chưa sử dụng 0,95% 1 2 3

Từ bảng 4.5 cho thấy:

- Nhóm đất sản xuất nông nghiệp: với diện tích 10317,42ha, chiếm 58,04% diện tích đất nông nghiệp. Đây là một lợi thế lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp huyện. Trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp thì chủ yếu là đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) với diện tích 7218,12 ha, chiếm 40,61% diện tích đất nông nghiệp và chiếm tới 69,96% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện. Còn lại là đất trồng cây lâu năm chỉ với 3099,3 ha, chiếm 17,43 % diện tích đất nông nghiệp và chiếm 30,03% đất sản xuất nông nghiệp.

- Nhóm đất lâm nghiệp: là huyện trung du miền núi nên nhóm đất lâm nghiệp cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu sử dụng đất của huyện, với diện tích 6739,75ha, chiếm 28,73% diện tích đất tự nhiên và chiếm 37,92% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Đất lâm nghiệp ở Cẩm Khê chủ yếu là đất có rừng sản xuất, với dịên tích 4626,47ha, chiếm 68,64% diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện; số diện tích còn lại là đất rừng phòng hộ của huyện.

- Nhóm đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác:

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản có diện tích 709,09ha, chiếm 3,99% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.

+ Đất nông nghiệp khác có diện tích 8,63ha, chiếm 0,05% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.

Nhìn chung quỹ đất nông nghiệp của huyện ngày càng được khai thác, sử dụng hợp lý hơn. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp có biến động do sức ép của nhu cầu cho mục đích đất chuyên dùng, nhưng với việc thực hiện thành công chính sách DĐĐT đã tạo điều kiện thuân lợi cho nhân dân trong sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, cộng với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý...đã làm tăng hiệu quả sử dụng đất/ một đơn vị diện tích. Trong năm 2007, ngành Nông lâm nghiệp thuỷ sản đạt giá trị: 291,07 tỷ đồng, đạt 109,5% so với kế hoạch và đạt 110% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, huyện đang có hướng đưa dần một phần diện tích

đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản và mô hình lúa - cá - vịt có giá trị kinh tế cao.

4.3. Tình hình thực hiện chính sách DĐĐT ở huyện Cẩm Khê

4.3.1. Cơ sở pháp lý của việc dồn điền đổi thửa

- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 7, văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2 (khoá VII), Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khoá VIII) và Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị năm 1999.

- Đại hội IX của Đảng đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta 10 năm (2001 - 2010) trong đó nông nghiệp nông thôn được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, một trong những vấn đề đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn hiện nay là tình trạng đất đai manh mún, phân tán đã gây trở ngại cho quá trình hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12/3/2003 tại hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về việc tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: “....Khuyến khích tích tụ đất đai, sớm khắc phục tình trạng đất sản xuất nông nghiệp manh mún. Quá trình tích tụ đất đai cần có sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước, có quy hoạch, kế hoạch, có bước đi vững chắc trên từng địa bàn, lĩnh vực, gắn với chương trình phát triển ngành nghề, tạo việc làm. Tích tụ đất đai thông qua việc nhận chuyển nhượng và nhiều biện pháp khác phù hợp với từng thời kỳ, từng vùng”.

- Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết Trung ương (khoá IX) về kinh tế tập thể: “ ...Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc "dồn điền, đổi thửa" trên nguyên tắc tự nguyện, tự thoả thuận và các bên cùng có lợi, kết hợp tổ chức quy hoạch lại đồng ruộng, sử dụng đất đai có hiệu quả...”.

- Quyết định số 68/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX: “....Về đất đai: Điều chỉnh các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho nông dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với đất đai như: Khuyến khích nông dân "dồn điền, đổi thửa"; cho phép nông dân sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn, liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh”.

- Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 17/6/2003 của Ban thường vụ tỉnh uỷ Phú Thọ về tiếp tục thực hiện dồn đổi ruộng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Căn cứ vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc DĐĐT, cho phép tích tụ đất đai và kết quả thực hiện thành công trong công tác DĐĐT của các địa phương đi trước, Huyện uỷ Cẩm Khê đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-HU ngày 15/2/2004 và thông tư số 244/TT - HU, ngày 17/3/2004 về thực hiện dồn đổi ruộng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

4.3.2. Tổ chức thực hiện công tác dồn điền đổi thửa

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước được thể hiện trong nội dung Nghị quyết 18 - NQ/TU ngày 17/6/2004 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ. Huyện uỷ Cẩm Khê đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-HU, ngày 15/2/2004 và hàng loạt các quyết định về thành lập Ban chỉ đạo dồn đổi ruộng đất của huyện, quy chế hoạt động của ban chỉ đạo và công tác triển khai thực hiện công tác dồn đổi ruộng đất trên địa bàn huyện. Từ đó UBND huyện Cẩm Khê mới xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể và ban hàn văn bản hướng dẫn số 77/HD-UB ngày 25/2/2004 về hướng dẫn quy trình dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu 26549 (Trang 59 - 63)