Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính của 3 xã nghiên cứu trước và sau DĐĐT

Một phần của tài liệu 26549 (Trang 84 - 85)

- Bước 4: Tổng kết công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp và hoàn thiện các nội dung về quản lý đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính như: chỉnh lý

5. Tỷ lệ cơ giới hoá khâu

4.4.1. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính của 3 xã nghiên cứu trước và sau DĐĐT

và sau DĐĐT

Là huyện thuần nông và mang đặc thù của vùng bán sơn địa nên trên đồng đất Cẩm Khê chưa có các loại cây, con đặc sản mang tính chuyên môn hoá cao. Các cây trồng chính ở đây chủ yếu là lúa, ngô, lạc. Ngoài ra đồng đất ở Cẩm Khê còn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao.

Qua điều tra, phân tích và xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel chúng tôi đã có được số liệu để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất của một số cây trồng chính (theo đơn giá năm 1994) tại 3 xã điều tra trước và sau thực hiện DĐĐT. Số liệu tổng hợp được thể hiện ở bảng 4.16.

Từ số liệu tổng hợp tại bảng 4.16 cho thấy, sau DĐĐT các cây, con chính đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước DĐĐT: giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, hiệu quả đồng vốn đều tăng và ngược lại công lao động, chi phí cho sản xuất/ha/vụ đều giảm, trong đó cho hiệu quả cao nhất là mô hình nuôi cá: mô hình nuôi cá ở xã Văn Khúc đã cho giá trị sản xuất (GO) năm 2007 đạt 22952,4 nghìn đồng, tăng 1942 nghìn đồng; giá trị gia tăng (VA) đạt 13532,8 nghìn đồng, tăng 1145 nghìn đồng; công lao động đã giảm từ 293,5 công xuống còn 224,3 công, giảm được 69,2 công so với trước dồn đổi. Cây lúa xuân ở xã Cát Trù đã cho giá trị GO năm 2007 đạt 8597,1 nghìn đồng, tăng 770,2 nghìn đồng; giá trị VA đạt 5182,6 nghìn đồng, tăng 719,7 nghìn đồng so với trước dồn đổi số công lao động đã giảm từ 141,5 công cuống còn 126,8 nghìn đồng, giảm được 14,7 công/ha/vụ...

Nhìn chung, sau DĐĐT các cây, con chính trên đồng đất Cẩm Khê vẫn chủ yếu là lúa xuân, lúa mùa, lạc, ngô và nuôi cá. Song do tình trạng manh mún ruộng đất cơ bản được khắc phục đã làm cho bà con nông dân mạnh dạn đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng và hiệu quả kinh tế của các cây trồng, vật nuôi chính/một đơn vị diện tích đều đã tăng lên, chi phi sản xuất và ngày công lao động giảm xuống, làm cho cuộc sống của bà con nông dân ngày càng được cải thiện.

Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất một số cây trồng chính của ba xã nghiên cứu (Theo giá cố định năm 1994)

Một phần của tài liệu 26549 (Trang 84 - 85)