- Bước 4: Tổng kết công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp và hoàn thiện các nội dung về quản lý đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính như: chỉnh lý
5. Tỷ lệ cơ giới hoá khâu
4.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất/1ha đất sản xuất nông nghiệp của 3 xã nghiên cứu trước và sau DĐĐT
xã nghiên cứu trước và sau DĐĐT
Số liệu tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất/1ha đất nông nghiệp của 3 xã nghiên cứu được thể hiện tại bảng 4.17.
Từ số liệu tại bảng 4.17 cho thấy kết quả sản xuất nông nghiệp các xã điều tra năm 2003 có sự khác biệt tương đối lớn. Nếu như giá trị sản xuất 1ha đất nông nghiệp của xã Thuỵ Liễu đạt 19,73 triệu đồng thì ở xã Cát Trù đạt 21,62 triệu đồng. Sự chênh lệch về giá cũng như các chỉ tiêu khác có thể được giải thích do có sự khác nhau về đất đai, địa hình, trình độ canh tác...
Cũng từ số liệu bảng 4.17 cho thấy, vẫn trên đồng đất ấy, con người ấy nhưng với việc các thửa ruộng đã gọn vùng, gọn thửa, diện tích các ô thửa lớn đã làm giảm chi phí trong sản xuất và khuyến khích các hộ nông dân đầu tư thâm canh nên kết quả sản xuất nông nghiệp của 3 xã điều tra (năm 2007) đều tăng so với trước dồn đổi (năm 2003): giá trị sản xuất/1ha của cả 3 xã đều tăng, cao nhất là xã Cát Trù (giá trị sản xuất đạt 26,59 triệu đồng, tăng 4,97 triệu đồng so với trước dồn đổi), lý do: xã này có địa hình bằng phẳng, đất đai được sự bồi đắp phù sa của sông Hồng nên màu mỡ và năng suất của các cây trồng vật nuôi đều cao hơn và đạt hiệu quả hơn. Cùng với việc giá trị sản xuất tăng thì chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI)/ha đất nông nghiệp của 3 xã cũng tăng mạnh: xã Văn Khúc giá trị MI năm 2007 đạt 9,86 triệu đồng, tăng 2,61 triệu đồng so với năm 2003; xã Thuỵ Liễu đạt 9,9 triệu đồng, tăng 2,62 triệu và cuối cùng đạt cao nhất vẫn là xã Cát Trù với giá trị MI năm 2007 là 10,04 triệu đồng, tăng 2,43 triệu đồng so với trước DĐĐT.
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất/1ha đất nông nghiệp tại 3 xã điều tra
Xã điều tra Bình quân chung
Thuỵ Liễu Cát Trù Văn Khúc Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2007 So sánh (+,-) Năm 2003 Năm 2007 So sánh (+,-) Năm 2003 Năm 2007 So sánh (+,-) Năm 2003 Năm 2007 So sánh (+,-) Giá trị sản xuất (GO) Tr.đồng 20.60 25.23 4.63 19.73 24.11 4.38 21.62 26.59 4.97 20.44 24.98 4.54 Chi phí trung gian (IC) Tr.đồng 7.91 8.86 0.95 6.99 8.04 1.05 8.89 10.12 1.24 7.85 8.43 0.58 Giá trị gia tăng (VA) Tr.đồng 12.69 16.37 3.68 12.74 16.07 3.32 12.73 16.47 3.74 12.59 16.56 3.96 Thu nhập hỗn hợp
(MI) Tr.đồng 7.38 9.93 2.55 7.28 9.90 2.62 7.61 10.04 2.43 7.25 9.86 2.61
GO/IC Lần 2.60 2.85 0.25 2.82 3.00 0.18 2.43 2.63 0.2 2.6 2.96 0.36
VA/IC Lần 1.60 1.85 0.25 1.82 2.00 0.18 1.43 1.63 0.2 1.6 1.96 0.36
MI/IC Lần 0.93 1.12 0.19 1.04 1.23 0.19 0.86 0.99 0.14 0.92 1.17 0.25
GO/1 công lao động 1000 đ 48.27 77.28 29.01 45.80 70.45 24.65 53.49 83.58 30.09 45.50 77.82 32.32 VA/1 công lao động 1000 đ 29.95 48.13 18.18 30.19 46.42 16.23 31.50 49.92 18.41 28.15 48.06 19.91 MI/1 công lao động 1000 đ 17.56 30.28 12.72 17.80 28.57 10.77 18.82 31.56 12.74 16.05 30.72 14.67
Do GO và MI tăng nên giá trị ngày công lao động của người dân cũng đã được nâng lên: xã Cát Trù đạt 31,56 nghìn đồng/1 công lao động (tăng 12,74 nghìn đồng), xã Văn Khúc đạt 30,72 nghìn đồng (tăng 14,67 nghìn đồng ) và xã Thuỵ Liễu đạt 28,57 nghìn đồng (tăng 10,77 nghìn đồng). Hiệu quả đồng vốn đầu tư cho sản xuất của bà con cũng đã tăng lên, khiến bà con yên tâm hơn trong đầu tư sản xuất: sau dồn đổi, giá trị GO/IC bình quân chung đạt 2,85 lần, tăng 0,25 lần so với trước dồn đổi; VA/IC đạt 1,85 lần, tăng 0.25 lần và MI/IC đạt 1,12 lần, tăng 0,19 lần so với trước dồn đổi.
Từ những số liệu phân tích trên có thể thấy tác dụng và vai trò to lớn của chính sách DĐĐT trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.