Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu 26549 (Trang 94 - 96)

- Số hộ trả lời: không thay đổ

5. Kết luận và kiến nghị

5.1. Kết luận

1. Huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ đã triển khai thành công chính sách DĐĐT của Đảng và Nhà nước ta. Do thực hiện tốt công tác dồn đổi ruộng đất nên đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp nông thôn, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.

2. Sau DĐĐT đã làm tăng đáng kể quy mô diện tích thửa và giảm số thửa trên hộ, cụ thể:

Toàn huyện, diện tích bình quân/thửa đã tăng từ 231,8m2 lên 411,3m2; số thửa đất bình quân/hộ giảm từ 11,2 thửa xuống còn 6,3 thửa/hộ; hệ số sử dụng đất bình quân tăng từ 1,73 lần 1,9 lần.

Tại 3 xã điều tra, quy mô về diện tích thửa và số thửa/hộ cũng đã thay đổi theo chiều hướng tích cực: diện tích đất bình quân trên thửa sau dồn đổi đạt từ 463m2 (xã Cát Trù) - 602m2/thửa (xã Thuỵ Liễu); số thửa bình quân/hộ chỉ còn 3,6 – 5,6 thửa/hộ; hệ số sử dụng đất cũng đã được nâng lên từ 1,89 – 1,97 lần, tăng từ 0,15 – 0,17 lần so với trước dồn đổi.

3. DĐĐT đã tạo cơ hội để hoàn thiện hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng: hệ thống giao thông nội đồng đã được năng cấp, mở rộng, có một số đã được bê tông hoá, giải đất cấp phối... tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hoá; hệ thống thuỷ lợi nội đồng được xây dựng, cải tạo và kiên cố hoá, đáp ứng việc tưới tiêu chủ động cho từ 60 - 90% diện tích đất canh tác.

4. DĐĐT đã nâng cao hiệu quả kinh tế/ha đất nông nghiệp, cụ thể: giá trị sản xuất/1ha tăng từ 4.38 triệu đồng (xã Thuỵ Liễu) đến 4,97 triệu đồng (xã Cát Trù), (tính theo giá cố định 1994). Giá trị ngày công lao động cũng đã đạt từ 28,5 nghìn đồng đến 31,56 nghìn đồng (tăng 10,77 - 14,67 nghìn đồng, bằng 62,5% - 91,4%).

- Sau DĐĐT các trang trại sản xuất nông nghiệp đã tăng từ 15 trang trại (trước dồn đổi) lên 93 trang trại (sau dồn đổi).

5. Sau DĐĐT đã làm giảm đáng kể công làm đất, công thăm đồng và công thu hoạch. Do đó một lực lượng lớn lao động đã chuyển đổi nghề nghiệp đã làm tăng thu nhập của người nông dân, góp phần cải thiện đời sống, sinh hoạt của người dân.

5.2. Kiến nghị

1. Cần tăng cường công tác khuyến nông, hỗ trợ vốn vay với lãi xuất ưu đãi, giúp các hộ nông dân mạnh hơn nữa trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Định hướng cho các hộ nông dân phát triển sản xuất, có hướng phát triển phù hợp với thị trường, tránh tình trạng sản xuất tự phát.

2. Cần tổng kết kinh nghiệm để chỉ đạo cấp uỷ các địa phương tiếp tục thực hiện công tác dồn, đổi ruộng đất hiệu quả hơn; cần tập trung đầu tư nhiều hơn cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và giữ ổn định đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như trên từng địa bàn.

3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với nông nghiệp, như: sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2003 cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xác định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp hợp lý để người dân yên tâm sản xuất, điều chỉnh hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tăng lên để khuyến khích tích tụ ruộng đất, hình thành các hộ sản xuất quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung.

4. Cần đầu tư về tài chính để cấp lại GCNQSDĐ cho bà con nông dân sau khi đã thực hiện chính sách DĐĐT để đảm bảo các quyền lợi của người sử dụng đất hợp pháp.

Một phần của tài liệu 26549 (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)