Phương pháp chiết mẫu thực vật

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHẦN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SÓ HỢP CHÁT CỦA LOÀI AN ĐIỀN LÁ THÔNG (HEDYOTIS PINIFOLI4 WALL EX G. DON) TẠI THỪA THIÊN HUẾ (Trang 40)

Mẫu thực vật thường được chiết theo phương pháp chiết rắn lỏng. Có nhiều kỹ thuật chiết như: chiết ngấm kiệt, chiết ngâm dầm, chiết Soxhlet, chiết lôi cuốn hơi nước…

Đối với kỹ thuật chiết ngấm kiệt: mẫu thực vật khô được chiết lần lượt với từng loại dung môi n-hexane, EtOAc và BuOH. Với mỗi loại dung môi được chiết ba lần. Cất loại dung môi dưới áp suất thấp bằng máy quay cất chân không sẽ thu được các cao chiết tương ứng để tiếp tục nghiên cứu.

Đối với kĩ thuật chiết ngâm dầm: Ngâm mẫu thực vật (bột cây) trong bình chứa bằng thủy tinh hoặc thép không rỉ, bình có nắp đậy. Tránh sử dụng bình bằng nhựa vì dung môi hữu cơ có thể hòa tan một ít nhựa, ảnh hưởng đến kết quả.

Rót dung môi tinh khiết (H2O, MeOH) vào bình cho đến bề mặt của lớp bột cây. Chiết mẫu ở nhiệt độ từ 550C – 600C. Sau đó, dung dịch chiết được lọc ngang qua một tờ giấy lọc. Quá trình chiết được lặp lại nhiều lần, mỗi lần chiết khoảng 1h. Gộp dịch chiết, cất loại dung môi dưới áp suất thấp bằng máy quay cất chân không, thu được cao chiết tổng. Có thể gia tăng hiệu quả

chiết bằng cách thỉnh thoảng đảo lộn, xốc đều hoăc sử dụng máy siêu âm. Cao chiết tổng này được chế thêm nước và chiết phân lớp lần lượt với n-hexane và CH2Cl2 bằng phễu chiết. Với mỗi loại dung môi thực hiện chiết 3 lần. Các dịch chiết được cất loại dung môi sẽ thu được các cao chiết tương ứng (cao chiết n-hexane và CH2Cl2) để tiếp tục nghiên cứu.

Trong khuôn khổ đề tài này, tôi thực hiện việc chiết mẫu theo kỹ thuật chiết ngâm dầm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHẦN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SÓ HỢP CHÁT CỦA LOÀI AN ĐIỀN LÁ THÔNG (HEDYOTIS PINIFOLI4 WALL EX G. DON) TẠI THỪA THIÊN HUẾ (Trang 40)