5. Cấu trúc luận văn
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Kết quả của các nghiên cứu [21],[16] trên cơ thể chó đã cho thấy tính hiệu quả của chitosan trong việc điều trị vết bỏng. Các phân tích miễn dịch chứng tỏ Chitosan góp phần đẩy nhanh quá trình xâm nhập của bạch cầu trung tính, sự sản xuất collagen cũng như sự tái tạo của tế bào.
Ở nghiên cứu [13], hiệu quả của hỗn hợp trị bỏng Chitosan – chất kháng đông được so sánh với Chitosan không có chất kháng đông. Kết quả đã chỉ ra rằng, Chitosan không có chất kháng đông cho hiệu quả trị bỏng tốt hơn nghĩa là chất kháng đông đã làm giảm khả năng trị bỏng của Chitosan.
Trong tài liệu [6], tác giả đã thử nghiệm khả năng trị bỏng của hỗn hợp Chitosan – Bacterial Cellulose – nano bạc trên vết bỏng ở chuột. Kết quả thí nghiệm chứng tỏ sự có mặt của nano bạc đã đẩy nhanh quá trình lành hóa vết thương (từ 15 ngày khi không có nano bạc sang 12 ngày khi có nano bạc). Tuy nhiên, khi tăng lượng nano bạc trong hỗn hợp thì hiệu quả trị bỏng gần như không thay đổi.
Tương tự, ở nghiên cứu [15], gel Chitosan có thêm bạc sunfađiazin đã được thể hiện tính năng trị bỏng tốt hơn gel Chitosan không có bạc sunfađiazin.
Từ những nghiên cứu trên, ta có thể thấy tiềm năng gia tăng tính trị bỏng của chitosan bằng cách thêm vào các vật liệu cũng có tính kháng khuẩn như nano bạc, Bacterial Cellulose, bạc sunfađiazin …
Curcumin là một hợp chất có tính chất kháng viêm, chống oxy hóa, liền sẹo,…đã và đang sử dụng ngày càng nhiều trong y học. Việc kết hợp Curcumin trong hỗn hợp Chitosan – nano bạc có thể thêm một số tính năng của gel trị bỏng như trị thâm, liền sẹo. Đây là những tính năng chưa được đề cập tới trong vật liệu trị bỏng ở các nghiên cứu kể trên.
Phương pháp tạo vật liệu kháng khuẩn có khả năng trị bỏng từ AgNP – Curcumin – Chitosan cũng như thử nghiệm tính hiệu quả của nó được đề cập chi tiết ở những chương sau.
CHƯƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU