Tình hình nghiên cứu về họ hành tỏi trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ ĐỊNH DANH MỘT SỐ PHYTONCID CHỦ YẾU TỪ CỦ NÉN Ở QUẢNG NAM (Trang 26 - 29)

phân tích thiosulfinates từ hành tây, tỏi, tỏi hoang dã (ramsoms), tỏi tây, hành lá, hẹ, hành tăm, và chive Trung Quốc [23].

Nghiên cứu tại khoa Thực phẩm – Dinh dưỡng, đại học Sunchon, Korea ghi nhận các hượp chất S-Metyl methanenthiosulfinate và S-metyl-2- propene-1-thiosulfinate, trích từ hẹ có khả năng diệt được E. Coli O-157 : H7 là vi khuẩn gây hư hại thực phẩm [27].

Nghiên cứu tại Sơn Đông, Trung Hoa do National Cancer Institute tài trợ : Tại Sơn Đông, tủ lệ người mắc bệnh ung thư bao tử rất cao... Nghiên cứu xem xét cách ăn uống của 564 bệnh nhân bị ung thư so với 1131 người khỏe mạnh. Kết quả ghi nhận những người ăn 85gam hành, tỏi mỗi ngày chỉ có 40% nguy cơ bị ung thư so với người ăn mỗi ngày 28,3gam. Trong số các loại hành và tỏi, hành hương scallions có tiềm năng chống ung thư mạnh nhất, ngoài ra khả năng chống ung thư còn tùy thuộc vào liều lượng hành tỏi vào. Tác dụng chống ung thư được cho là do ở các hợp chất chứa sulfur có trong hành, tỏi. (Journal of the National Cancer Institute Số 84- 1992) [9]

Theo các nhà khoa học trường Đại học Pensylvania khả năng ngăn chặn khối u ung thư của tỏi liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide [36].

Nghiên cứu tại đại học Rutgers, New Brunswick, New Jersey (USA): Glycerol mono-(E)-8,11,12-trihydroxy-9-octadecanoate lá một axid béo loại monoglyceride chưa bão hòa và tianshic acid ly trích từ hạt hành hương có hoạt tính ức chế sự tăng trưởng của nấm Phytophtohora capsici (Journal of Agricultural Food Chemistry Số 23- 2002) [9]

Theo tài liệu ‘Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam’ của Đỗ Tất Lợi. Thí nghiệm trong ống nghiêm, tác dụng diệt khuẩn của hợp chất allicin có trong tỏi rất mạnh dung dịch 1/85000- 1/125000 đủ ức chế sinh trưởng các

trùng Staphylococcus, Streptococus, trùng thương hàn, phó thương hàn,trực trùng lỵ [9].

Ở Việt Nam cây nén thường trồng làm rau ăn và lấy củ làm thuốc. Phần lớn củ nén được sử dụng làm gia vị trong các món ăn và sử dụng như một bài thuốc dân gian trong điều trị các bệnh cảm, trúng độc, côn trùng cắn, ho gà...Những nghiên cứu về củ nén, trên lĩnh vực các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn hầu như còn rất ít chưa có những tổng kết nào mang tính học thuật. Chính vì vậy trong trong nghiên cứu này tôi chọn đề tài : ‘‘Nghiên cứu chiết tách, định danh một số phytolcid có trong củ nén ở Quảng Nam’’ nhằm cung cấp thêm những tư liệu về củ nén trên phương diện vai trò của hoạt chất sinh học.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ ĐỊNH DANH MỘT SỐ PHYTONCID CHỦ YẾU TỪ CỦ NÉN Ở QUẢNG NAM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)