Ứng dụng của tanin

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CT3 TRONG MÔI TRƯỜNG NaCl VÀ HCl CỦA TANIN ĐƯỢC CHIẾT TÁCH TỪ VỎ CÂY KEO LAI (Trang 25 - 27)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Ứng dụng của tanin

a. Ứng dụng làm chất chống oxi hóa

Các nhà khoa học cho rằng tanin là các chất chống oxi hóa giữ vai trò chủ đạo. Thông thường, chất chống oxi hoá được xem là một hàng rào quan trọng chống lại tác hại phá huỷ của quá trình oxi hoá, có liên quan đến một loạt các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, chứng viêm khớp, đau nhức. Những chất chống oxi hóa này trung hòa các gốc tự do - sản phẩm có hại trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Hoạt tính tiêu biểu nhất của polyphenol khi bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do là

ngừa ung thư và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Polyphenol có 3 tác dụng: Trước tiên, nó ngăn ngừa các gốc tự do phá hoại các ADN, mô thức khởi phát ung thư.

Thứ hai, nó ngăn ngừa hiện tượng phát triển không kiểm soát của tế bào, nghĩa là làm chậm phát triển ung thư.

Thứ ba, một số polyphenol có khả năng giết các tế bào ung thư mà không đụng đến tế bào lành [12].

b. Ứng dụng trong y học

Tanin cho kết tủa với các ion kim loại nặng như muối bạc, muối thủy ngân, muối chì, kẽm…. và các alkaloit nên làm giảm sự hấp thụ của những chất này trong ruột, vì vậy được ứng dụng để giải độc trong những trường hợp ngộ độc alcaloid và kim loại nặng. Dung dịch tanin cho kết tủa với protein tạo thành một màng trên niêm mạc, phối hợp với tính làm săn se da nên được dùng làm thuốc súc miệng khi niêm mạc miệng và họng bị viêm loét, chữa bỏng, loét do nằm lâu.

Tanin có tác dụng làm đông máu nên dùng đắp lên vết thương để cầm máu, chữa trĩ, rò hậu môn. Ngoài ra tanin còn được dùng để chữa các bệnh đường ruột như: viêm ruột cấp tính, mãn tính, cầm đi ngoài.

Tanin có tính kháng khuẩn, kháng virus, được dùng trong điều trị các bệnh viêm ruột, tiêu chảy mà búp Ổi, búp Sim, vỏ Ổi và vỏ Măng cụt là những dược liệu tiêu biểu đã được dân gian sử dụng [12], [22].

c. Ứng dụng trong công nghệ thuộc da

Da động vật thường có chứa nhiều protein, nếu không qua xử lý thì các protein này rất dễ bị thay đổi. Thuốc thuộc da có thể có nguồn gốc thực vật, khoáng vật và dầu béo. Tanin là một chất thuộc da được sử dụng từ lâu. Giai đoan đầu tiên là xử lý ban đầu: ngâm tẩm, lạng mỡ, nhổ lông, rửa da, ngâm axit hoặc kali nitrat, làm cho da sạch mỡ, sạch lông, hết vi khuẩn, trở nên mềm và sạch sẽ. Giai đoạn tiếp theo là quá trình thuộc da: tùy theo yêu cầu mà chọn các thuốc thuộc da khác nhau để gây biến đổi cho các protein dạng sợi, giữ cho da mềm, bền, không bị thối, nhớt. Cuối cùng là bước nhuộm màu, sấy khô, mài phẳng, vò mềm, đánh bóng…[6].

d. Ứng dụng trong một số ngành công nghiệp khác

Tanin được tìm thấy nhiều trong thực vật như lá cây chè; quả nho, ổi, táo, hồng,... Nên tanin được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất đồ uống như rượu, bia, nước giải khát. Trong chè có chất tanin, tanin vào dạ dày sẽ kết hợp vớiprotein, vitamin B1 và chất sắt trong thức ăn, hình thành những hợp chất khó hấp thu. Chất này còn ức chế sự bài tiết dịch vị và dịch ruột. Vì vậy, việc uống nước chè sau khi ăn vừa gây lãng phí các chất dinh dưỡng ăn vào, vừa làm cho bộ máy tiêu hóa kém hấp thu các chất protein, vitamin và chất sắt. Ngoài ra, tanin còn được sử dụng trong công nghiệp nhuộm, chế tạo mực đen [12].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CT3 TRONG MÔI TRƯỜNG NaCl VÀ HCl CỦA TANIN ĐƯỢC CHIẾT TÁCH TỪ VỎ CÂY KEO LAI (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)