6. Cấu trúc luận văn
3.4.3. Nghiên cứu ứng dụng làm lớp lót màng sơn của tanin tách từ vỏ cây keo lai
keo lai
Lấy 3 điện cực thép CT3 diện tích 4 cm2 đã làm sạch bề mặt: 2 điện cực để nguyên, 1 điện cực ngâm trong dung dịch tanin nồng độ 0,5 g/L, trong 40 phút để tạo thành lớp màng bao phủ điện cực. Phủ ngoài cả 2 điện cực 1 lớp sơn xịt áp suất, để khô trong khoảng 30 phút. Sơn xịt áp suất là hỗn hợp nhựa N/C và acrylic Lacquer, phối hợp với chất tạo màu, được đóng gói dưới dạng bình xịt cầm tay, dùng để sơn trang trí và bảo vệ cho các bề mặt gỗ, nhựa, bêtông, kim loại… Chất lượng bề mặt sơn tốt, có độ bóng cao, màu sắc tươi, bền, đẹp. Thời gian khô: khô bề mặt từ 3-5 phút, khô hoàn toàn sau 30 phút.
Sau đó, ngâm đồng thời 3 điện cực trong môi trường NaCl 3,5% trong thời gian khoảng 45 giờ. Tiến hành đo đường cong phân cực. Kết quả được trình bày ở Hình 3.37; 3.38; 3.39
Corr.density: 5.3735E-0002mA /cm2
Hình 3.37. Đường cong phân cực thép CT3 không phủ màng sơn khi không có lót tanin trong dung dịch NaCl 3,5% với thời gian ngâm 45 h
Corr.density: 2.5967E-0002mA/cm2
Hình 3.38. Đường cong phân cực thép CT3 có phủ màng sơn không có lót tanin trong dung dịch NaCl 3,5% với thời gian ngâm 45 h
Corr.density: 1.2821E -0002mA/cm2
Hình 3.39. Đường cong phân cực thép CT3 có phủ màng sơn, có lót tanin trong dung dịch NaCl 3,5% với thời gian ngâm 45 h
Hình 3.40. Tổng hợp các đường cong phân cực của điện cực thép CT3 không phủ màng sơn, không lớp lót (1); có phủ màng sơn, không lớp lót(2) và có phủ màng
sơn,lớp lót tanin(3)
Kết quả xử lí các đường cong phân cực được trình bày trong Bảng 3.8
Bảng 3.8. Giá trị điện trở phân cực (Rp), dòng ăn mòn (Icorr) và hệ số tác dụng bảo vệ Z (%) khi điện cực phủ màng sơn không có lót tannin và phủ màng sơn có lót
tanin trong dung dịch NaCl 3,5%
STT Mẫu điện cực RP(Ohm) Icorr (mA/
cm2)
Z (%)
1 Không sơn, không lót
tanin 149.8489 5.3735E-0002 0
2 Sơn không lót tanin 350.4149 2.5967E-0002 51,6758
3 Sơn lót tanin 528.0915 1.2821E- 0002 76,1403
Như vậy, từ Bảng 3.8 ta thấy, khi ta phủ một màng sơn lên trên bề mặt điện cực sẽ tăng cường khả năng ức chế ăn mòn. Hiệu quả ức chế ăn mòn 51,6758 %. Và nếu điện cực trước khi phủ màng sơn được ngâm vào dung dịch Tanin nồng độ 0,5 g/L với thời gian 40 phút để tạo lớp lót thì tốc độ ăn mòn thép sẽ giảm mạnh. Hiệu quả ức chế ăn mòn tăng lên 76,1403 %. Như vậy, Tanin có khả năng ức chế ăn mòn thép.