6. Cấu trúc luận văn
3.3. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM TANIN RẮN BẰNG PHỔ HỒNG NGOẠI (IR)
Quá trình tách Tanin rắn theo cách như sau:
Bước 1: Dung dịch tanin được chiết với điều kiện tối ưu đã nghiên cứu
Bước 2: Xử lí dung dịch sau khi chiết với clorofom nhiều lần để loại tạp chất sau đó cho qua phễu chiết để loại tướng clorofom, dịch chiết còn lại đem cất đến khô thu được tanin rắn Hình 3.5.
Sau đó tiến hành đo phổ hồng ngoại (IR) của mẫu Tanin rắn tách được trên tại Phòng thí nghiệm trường ĐH Bách Khoa, Thành phố Đà Nẵng. Kết quả phổ hồng ngoại được trình bày ở Hình 3.6.
Hình 3.6. Phổ hồng ngoại của Tanin rắn
Ta có thể xác định một số số sóng và loại dao động chính được trình bày ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả phân tích phổ IR của Tanin rắn tách từ vỏ keo lai
Số sóng (cm-1) Loại dao động Số sóng (cm-1) Loại dao động
3406 -OH 1160 -C-O-C-
1617 Nhân thơm 1124 -C-O-
1508 C=O 1030 C-C-O
1452 C=C thơm 844 CH benzen thế para
1344 C=C thơm 772 CH thơm
1242 =C-O-C
So sánh kết quả phổ hồng ngoại của mẫu tanin trên với thư viện phổ, qua Bảng 3.4 cho thấy, tanin tách từ vỏ cây keo lai có các nhóm chức phù hợp với các công thức của tanin đã được công bố.
Từ kết quả phổ IR kết hợp với một số dữ liệu nghiên cứu ở tài liệu tham khảo cho thấy trong thành phần Tanin vỏ cây keo lai gồm nhiều cấu tử, trong đó chủ yếu là hỗn hợp của các polyphenol. Kết hợp với các điều kiện tối ưu cho quá trình chiết tanin từ vỏ cây keo lai, chọn phương pháp tách Tanin bằng cách cất đến khô dung
dịch chiết được để nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường NaCl 3,5%, môi trường axit và ứng dụng làm lớp lót cho màng sơn.