Các phương pháp bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CT3 TRONG MÔI TRƯỜNG NaCl VÀ HCl CỦA TANIN ĐƯỢC CHIẾT TÁCH TỪ VỎ CÂY KEO LAI (Trang 37 - 38)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.8. Các phương pháp bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn

a. Phương pháp xử lí bề mặt

Có nhiều cách xử lí bảo vệ theo kiểu này:

* Phủ một lớp không phải là kim loại: men, sơn, vecni, màng chất dẻo,… * Phủ một lớp kim loại khác chống ăn mòn tốt hơn. Việc phủ này có thể thực hiện bằng điện phân (mạ crom, mạ niken…) hoặc nhúng trong kim loại nấu chảy.

* Tạo thành một lớp bề mặt bảo vệ dựa vào một phản ứng hóa học: Khi nhúng một miếng thép vào dung dịch nóng chứa ion phôtphat hay axit photphoric H3PO4, sẽ làm xuất hiện một lớp sắt photphat không thấm [26].

b. Phương pháp bảo vệ điện hóa

Phương pháp bảo vệ điện hóa gồm phương pháp bảo vệ catôt và phương pháp bảo vệ anôt

* Phương pháp bảo vệ catôt

- Phương pháp bảo vệ catot bằng anôt hi sinh:(Bảo vệ bằng protector)

Trong phương pháp này, kim loại cần được bảo vệ được ghép nối với một kim loại khác có thế thấp hơn nhiều ví dụ kim loại kẽm đóng vai trò “anot hi sinh” trong quá trình cung cấp electron cho kim loại cần được bảo vệ [4], [5].

i φ itđ iam Vùng ăn mòn Vùng thụ động

- Phương pháp bảo vệ catôt bằng dòng điện catôt

Nguồn cung cấp electron cho kim loại cần bảo vệ là nguồn điện một chiều từ ngoài. Kim loại cần được bảo vệ được nối với cực âm của nguồn điện cực; cực dương của nguồn được nối với kim loại bất kì cũng được đặt vào cùng môi trường xâm thực.

* Phương pháp bảo vệ anôt

Trong phương pháp này kim loại cần được bảo vệ được phân cực bằng dòng điện anot, khi đó thế của kim loại sẽ rơi vào trạng thái thụ động. Đường cong phân cực trong sự thụ động hóa được thể hiện ở hình vẽ 1.12. [4], [5].

Hình 1.12. Đường cong phân cực trong phương pháp bảo vệ anôt

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CT3 TRONG MÔI TRƯỜNG NaCl VÀ HCl CỦA TANIN ĐƯỢC CHIẾT TÁCH TỪ VỎ CÂY KEO LAI (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)