đoạn 2013-2017
2.3.1 Các nhân tố bên ngoài
a) Môi trường kinh tế vĩ mô
Chuyển biến tích cực đã thể hiện rõ tại nền kinh tế Việt Nam các năm trở lại đây. 10 năm qua, kinh tế đạt tăng trưởng cao nhất. Tống sản phẩm trong nước (GDP) 2015 chạm ngưỡng 6.68%.So với khu vực và thế giới thì tốc độ tăng trưởng kinh tế này khá tốt. Trung bình trong thời kỳ 2010-2017 GDP đạt 6% thấp hơn mức 7.5% / năm của thời kỳ 2005- 2010.
43
Biểu 3: Các sản phẩm bán chạy nhất của công ty năm 2017. (Nguồn: Phòng kế toán)
Khi trong nước bình quân thu nhập đầu người được nâng cao dần bởi sự gia tăng về tốc độ phát triển kinh tế. Nó làm gia tăng những nhu cầu cần thiết trong đời sống xã hội - kinh tế. Nhiều đơn vị, nhiều ngành kinh tế trong nước từ đó được tạo cơ hội kinh doanh, trong đó ở tầng lớp nhân dân, hàng tiêu dung có nhu cầu ngày một lớn. Tạo ra sự rộng lớn trong thị trường nội địa. Lúc này trên thị trường, việc sản phẩm được tung ra là hệ quả của việc nắm bắt xu hướng nhu cầu hàng hóa cao.
Ngoài ra hiện nay có sự mở cửa trong nền kinh tế, đây là điều kiện cho các sản phẩm hấp dẫn và có chất lượng với người tiêu dùng, các trình độ quản lý cao và công nghệ mới được công ty liên doanh nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Kinh nghiệm cho việc học tập là nhiều hơn đối với các doanh nghiệp. Từ đó tạo ra nỗ lực trong động lực để thúc đẩy việc nâng cao NLCT
Lãi suất ngân hàng: khi lãi suất ngân hàng tăng là tín hiệu tốt cho người gửi tiền nhưng đối với những người vay vốn làm cho chi phí cao hơn. Công ty phải cân nhắc khi đẩu tư mở rộng sàn xuắt kinh doanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đặc biệt, với các dự án trăm triệu thì công ty càng phải cân nhắc sao cho các nguồn lực được sử dụng hiệu quả .
44
Tỷ giá hối đoái: nguyên liệu cùa Công ty chù yếu là nguồn hàng từ các nước như Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia,… tuy nhiên các nguyên vật liệu phụ trợ chủ yếu nguồn hàng từ Việt Nam. Trong thời điểm hiện nay thì tỷ giá hối đoái luôn thường biến động và có xu hướng tăng như: USD/VND có lúc đến 23.000đ/USD, NDT/VND lên đến 3600đ/NDT, điều này khiến cho giá hàng nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh bị đẩy lên cao khiến cho tính cạnh tranh trong giá bán của công ty bị mất đi.
Yếu tố lạm phát: lạm phát trong nước ở mức cao. Tý lệ lạm phát toàn phần tăng nhanh và lên đến đinh cao 28,5% vào tháng 8/2008 đã khiến người tiêu dùng trong nước có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm, làm giảm một phần sản phẩm tiêu thụ. Hơn nữa, lạm phát tăng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào dẫn đến tăng giá thành sản xuất, tăng giá sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên lạm phát từ năm 2012 giảm dần xuống 4.086% vào năm 2014, giảm mạnh còn dưới 1% năm 2015 nhưng lại tăng lên 3.244% vào cuối năm 2016. Lạm phát trên 3% ở mức khá thấp sẽ làm chi phí hoạt động của công ty giảm đi và nâng cao NLCT tương đối của công ty.
b) Thể chế, chính trị:
Xây dựng chiến lược dài hạn của các doanh nghiệp khá dễ dàng vì tình hình ổn định của chính trị tại Việt Nam.
Việc tăng thuế các loại hàng hóa nhập khẩu tạo điều kiện cho mặt hàng giấy in mã vạch, giấy in hóa đơn, mực in được sản xuất tại nhà máy của công ty tại Bắc Ninh có được lợi thế về chi phí tuy nhiên các mặt hàng được nhập về từ các nước khác như Trung Quốc, Malaysia,… như máy chấm công, camera,… sẽ có chi phí cao hơn.
Doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh thuận lợi nhờ vào sự dần hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Ngoài ra hệ thống pháp luật rõ ràng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Việt Nam đã trớ thành thành viên thứ 150 của WTO, điều đó chứng tỏ sự tham gia vào sân chơi chung về thương mại và chứng minh rằng Việt Nam phải chấp hành mọi nội qui của sân chơi này tạo ra một môi trường kinh doanh chung, luật rõ ràng và công bằng, Việt Nam sẽ nhập được nguyên vật liệu rẻ hơn từ các quốc gia thành viên giúp giá thành sản phẩm hạ tính cạnh tranh tăng.Tuy nhiên khi tham gia vào WTO thì mọi thành viên đều
45
được hưởng những quyền lợi như nhau(xoá bỏ hàng rào thuế quan, bảo hộ nhà nước giảm dần tiến tới loại bỏ...) nên đó cũng chính là những thách thức dành cho các doanh nghiệp trong nước trong đó có công ty Digitech. Các doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm khách hàng và đầu tư vào nước ngoài nhờ sự mở rộng giao lưu quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, việc Việt Nam gia nhập WTO, không chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ là các đối thủ mạnh, Việt Nam còn gặp sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều quốc gia khác trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Do chính sách thuế không ổn định khiến Công ty khó có thể chủ động trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất và hiệu quà hoạt động kinh doanh của mình. Thêm vào đó. trong các cơ quan chưa có sự thống nhất, cùng một văn bản nhưng ở các cơ quan khác nhau có những cách hiểu khác nhau khiến cho vấn đề giải quyết thủ tục vô cùng phức tạp dẫn đến thời gian xử lý hồ sơ kéo dài, làm tiến độ sản xuất kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng.
Sự can thiệp của nhà nước vào các vấn đề kinh tế đôi khi còn chậm và thiểu chính xác gây nên những thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp.
c) Kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng là 1 nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là 1 công ty kinh doanh về mảng công nghệ số như Công ty Cổ phần Digitech Corp.
Trong vòng 20 năm qua, đất nước ta đã thay da đổi thịt. Nhiều công trình mới đã được xây dựng. Cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy, đường không, đường bộ, nhất là cảng biển... đã được nâng cấp và mở rộng quy mô đáng kể. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ phục vụ cho tốc độ phát triển kinh tế đòi hỏi thì cơ sở hạ tầng và trang thiết bị còn nhiều yếu kém. Hệ thống đường sá, giao thông, cảng biển, sân bay, kho tàng, bến bãi, cung ứng điện và năng lượng khác... còn nhiều bất cập. Điều này làm cho các chi phí kinh doanh nói chung và kinh doanh thiết bị điện tử của Việt Nam nói riêng cao hơn hẳn các nước khác, bản thân các công ty tốn nhiều chi phí đầu tư, làm giảm lợi nhuận của họ cũng như khả năng mở rộng dịch vụ. Ảnh hưởng của kết cấu hạ tầng cũng như phát triển công nghệ được thể hiện ở:
46
Thứ nhất, mạng lưới mạng truyền tin (network) như mạng cáp quang, cáp đồng được lắp đặt bởi các nhà mạng trên khắp cả nước là yếu tố sống còn của công ty khi các sản phẩm camera an ninh, máy chấm công,… đều sử dụng hệ thống mạng này để truy cập và sử dụng. Đối với camera IP thì tốc độ của mạng nhanh hay chậm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm quan sát camera. Đối với máy chấm công thì máy tính sẽ kết nối với đầu đọc vân tay qua mạng ethernet để đọc và tải dữ liệu.
Thứ hai, để công ty có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ từ xa qua các phần mềm như Teamviewer, Ultraviewer thì cần có kết nối mạng giữa khách hàng và công ty thông qua World Wide Web. Công cụ này giúp cho công ty loại bỏ được chi phí rất lớn để cho kỹ thuật viên phải di chuyển sang các địa điểm, thậm chí các tỉnh khác để hỗ trợ về phần mềm và cả phần cứng. Tương tự đó là hệ thống điện, khi các sản phẩm đều cần đến nguồn điện để sử dụng.
Thêm nữa, hệ thống đường xá phục vụ việc đi lại của kỹ thuật viên thi công ở các tỉnh xa. Đường xá có thuận lợi thì chi phí và thời gian di chuyển, làm việc của nhân viên công ty sẽ được rút ngắn và sẽ giúp công ty đẩy cao năng suất lao động. Các cửa hàng kim khí, thiết bị điện, thiết bị mạng – các nguồn cung nguyên vật liệu phụ cấp hiện nay xuất hiện và trải khắp địa bàn Hà Nội, và ở các thị trấn, thành phố nhỏ khác ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. Điều này khiến công việc thu mua các nguyên vật liệu phụ cấp như dây điện, dây mạng, switch,… trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí di chuyển cho các kỹ thuật viên thi công, đặc biệt là khi thi công ở các tỉnh khác.
d) Lực lượng lao động trong nước:
Có thể nói hạn chế về sự phù hợp trong nhân lực hiện nay là một vấn nạn của các ngành kinh tế - kỹ thuật nói chung và lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng: vừa thiếu sự đào tạo chuyên sâu vừa thiếu nguồn cung.
Việt Nam có nguồn nhân lưc dồi dào với quy mô dân số lớn, tháp dân số trẻ, và đang trong thời kỳ “dân số vàng”. Đến năm 2010 dân số Việt Nam là 86.928 triệu người, nữ chiếm 50.54%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 50.393 triệu người (chiếm 58% tổng dân số).
47
Trình độ học vấn của lực lượng lao động đang dần được nâng lên, song với tốc độ thấp. Năm 2001, còn khoảng gần 20% lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học, giảm xuống còn 18.3% vào năm 2010. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động đang được cải thiện nhưng còn chậm, tăng từ 17.05% trong tổng lực lượng lao động đến 24.7% trong thời kỳ 2000-2010. Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Tổng lực lượng lao động 100 100 100 100 100 100 100 Có CMKT 14.6 15.5 16.6 17.9 18.2 19.9 Không CMKT 85.4 84.5 83.4 82.1 81.8 80.1 Dạy nghề 3.8 4 4.7 5.3 4.9 5 5 Trung cấp chuyên nghiệp 3.4 3.7 3.6 3.7 3.7 3.9 3.9 Cao đẳng 1.7 1.7 1.9 2 2.1 2.5 2.7 Đại học trở lên 5.7 6.1 6.4 6.9 7.6 8.5 9
Bảng 6: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Việt Nam 2010-2016 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)