3.2.2 Đánh giá các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Sức cạnh tranh của sản phẩm là điều mà doanh nghiệp thường chú tâm nâng cao tới nhằm tạo ra và khai thác lợi thế từ việc cạnh tranh trên thương trường. Để có lợi thế cạnh các mặt doanh nghiệp cần thực hiện tốt: hiệu quả, chất lượng, đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng...
Đối với Công ty Cổ phần Digitech Corp, có hai biện pháp đáng chú ý mà Công ty đã thực hiện để nâng cao NLCT:
Thứ nhất là cắt giảm nhân sự, giảm thiểu bộ máy hoạt động từ 86 người xuống còn 62 người vào năm 2015. Biện pháp này dù có làm tăng năng suất lao động của Công ty lên mức không cao tuy nhiên với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của Công ty để tiến xa trong dài hạn thì biện pháp này lại làm Công ty thu nhỏ hơn, làm giảm lợi thế cạnh tranh, về chi phí,…
65
Thứ hai là việc chú trọng vào mảng Marketing Online, chú trọng SEO Web. Vì phần lớn người mua hàng doanh nghiệp khi thiết bị phẩm không thông dụng như máy chấm công, khách hàng thường có các thao tác tìm kiếm về chi tiết sản phẩn trên mạng. Vì thế khi sản phẩm của Công ty được lên trang đầu Google khi khách hàng tìm kiếm sẽ đem lại một lượng khách hàng không nhỏ cho Công ty. Đây là một biện pháp vô cùng hiệu quả, doanh thu của Công ty được đảm bảo.
Thứ ba là việc Công ty chú trọng có các buổi gặp gỡ, thân thiết với chính quyền địa phương. Khi có mối quan hệ giữa Công ty với cơ quan chính quyền nhà nước có sự khăng khít, Công ty không những có được một môi trường kinh doanh lành mạnh hơn mà còn đem lại các hợp đồng lớn cho Công ty. Tiêu biểu như dự án lắp đặt barrier và hệ thống chấm công vân tay cho Công An Quận Hai Bà Trưng, dự án lắp đặt camera an ninh cho Công An Phường Ngô Thì Nhậm và UBND Phường Quỳnh Lôi. Biện pháp này cũng đem lại một hiệu quả vô cùng lớn, thể hiện ở doanh thu do các dự án này đem lại hầu hết đều rất lớn, với doanh thu hàng trăm triệu đồng.
3.3.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty a) Kết quả kinh doanh của Công ty
Có một sự khả quan trong kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây (2014 – 2017) biểu hiện trên doanh thu, lợi nhuận thuần và chi phí danh cho mục hoạt động trong sản xuất kinh doanh, nhưng còn khá khiêm tốn vì quy mô của Công ty còn khá manh mún.
Biến động mạnh trong năng suất lao động bình quần ở giai đoạn này, một phần vì chính sách cắt giảm nhân viên của Công ty, một phần vì doanh thu biến động.
b) Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp
Về thương hiệu, uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, Công ty vẫn chưa đem hình ảnh Công ty đến gần hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên vì làm việc có thâm niên tại ngành nghề kinh doanh này, Công ty vẫn có uy tín với khách hàng lâu năm và với các đối tác.
66
Về hợp tác và liên kết với doanh nghiệp, các mối quan hệ được Công ty thiết lập với đối tác là nhà cung cấp nước ngoài, các đối tác làm ăn trong nước và cả với các cơ quan chức năng.
c) Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận ngày càng lớn trong khi doanh thu chững lại chứng tỏ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh được Công ty tối ưu hóa.
Khả năng doanh nghiệp trong việc đổi mới thích ứng còn nhiều hạn chế, với các thay đổi rất ít về mặt hàng, công nghệ và chiến lược marketing.
Về khả năng thu hút nguồn lực, với vị thế là một Công ty cổ phần nhưng vốn huy động được qua từng năm vẫn khá ổn định, chưa bứt phá để tăng tiến hơn năng lực tài chính của Công ty. Nhân sự qua từng năm không có nhiều biến chuyển, tuy nhiên đang có xu hướng chiêu mộ được các lao động có trình độ chuyên môn.
3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
3.2.1 Về phía doanh nghiệp
a) Giải pháp gia tăng năng lực tài chính
Nâng cao năng lực tài chính cần thực hiện: Thu hồi vốn triệt để và kết hợp với nguồn vốn mà Công ty có thể vay mượn, huy động. Để tăng khả năng cạnh tranh của Công ty thì biện pháp này là điều cần thiết và quan trọng.
Tăng cường vốn vừa là đích đến, vừa là thứ để có thể là công cụ cho Công ty tiến tới việc cạnh tranh, các công trình có quy mô lớn theo thời gian dẫn đến tiền ứng trước cho việc đảm bảo của công trình lớn (chiếm 10 - 15% giá trị công trình), từ đó lượng vốn là là thứ Công ty bắt buộc phải có.
Nhu cầu về vốn trong sản xuất của Công ty chưa được đảm bảo vì vốn Công ty không cao.
67
Các chiến lược để cạnh tranh sẽ được thực hiện cách chóng vánh quyết đoán nằm ngoài tầm kiểm soát cũng như toan tính của đối thủ khi Công ty đảm bảo về nguồn vốn.
Quan hệ giữa Công ty và các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần phải được Công ty duy trì và tăng cường nhằm dẫn đến yếu tố thiết yếu là sự bảo lãnh mỗi khi có dự án thầu hay tạo sự thuận lợi trong kế hoạch tín dụng.
Nợ phát sinh, nợ tồn cần được xử lý kiên quyết không để chúng biến thành các khoản nợ xấu, nợ phải thu khó đòi.
Bên cạnh đó, để thực hiện tăng khả năng tài chính, các biện pháp Công ty nên áp dụng và thực hiện:
Kinh doanh Công ty cần có lãi, nâng cao khả năng cạnh tranh từ việc giá thành công trình giảm, chi phí từ các nguyên vật liệu được tinh gọn, sử dụng tiết kiệm nhưng vẫn cần đảm bảo chất lượng, năng xuất lao động tăng tiến kèm theo là thị trường tăng quy mô. Từ đó có vốn tái đầu tư, nâng cao khả năng tài chính cũa Công ty.
Thực hiện huy động nguồn vốn từ nội Công ty là điều cần thiết và đầy sang tạo, các nguồn vốn không nên bị lãng phí nằm yên mà cần có ban hành về việc vay vốn nội bộ của Công ty. Nguồn vốn là sự phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh và có thời gian thi công khá dài. Khả năng tài chính của Công ty từ đó được tăng cường từ việc thực hiện ban hành quy định về vay vốn nội bộ, dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh. Không chỉ có vậy, trách nhiệm, tinh thần trong mỗi cán bộ công nhân viên được rèn luyện, đúc kết, có ý thức đóng góp chúng vào tổ chức.
Điều kiện thực hiện giải pháp:
Các năm tiếp theo, phương án cho việc phát triển vốn cần được hoạch định rõ ràng.
68
Trách nhiệm, khả năng trong công tác thuyết phục, đàm phán, kiến thức vững chãi trong pháp luật không thể thiếu nữa là trong kinh tế là điều yếu cầu của các cán bộ thực hiện thu hồi vốn.
Việc phân tích đưa ra các số liệu chính xác minh bạch về tình hình tài chính của Công ty phải được đảm bảo một cách trơn tru nhất. Yêu cầu những người trong đội ngũ phải có tài và đức bên cạnh những yếu tố trên.
Lợi ích của việc thực hiện giải pháp
Tình hình tài chính có sự tăng tiến, nhà cung ứng, tổ chức tín dụng, chủ đầu tư từ đó nhìn vào mà tăng được sự tin cậy, uy tín đối với Công ty điều mà một Công ty trong ngành luôn phải có.
Đã rất nhiều lần Công ty không nhận được dự án vì thiếu vốn làm bỏ phí đi thời cơ kinh doanh và giải pháp này cải thiện hoàn toàn điều đó.
b) Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm
Yếu tố nào đó mà có thể đem đến cho doanh nghiệp dễ dàng trong việc thích ứng hòa nhập với một môi trường làm việc luôn có xu hướng đổi mới phải là yếu tố biết được cách hòa trộn giữa hoàn thiện và nhận thức, đi cùng sự đa dạng trong sản phẩm là chuyên môn hóa được phát triển. Điều kiện phát triển, phương hướng và con đường để có thể xác định được hình thức tổ chức sản xuất tương đồng phải từ việc có một nhận thức không có sự sai lệch giữa mối quan hệ của chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm.
Trình độ chuyên môn hóa sản xuất thấp là hệ lụy của việc mức độ đa dạng hóa cao, đây là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chung quy lại, hình thức có thể tách biệt còn nội dung thì không đó là lý do mà chúng có mối quan hệ ràng buộc bổ sung lẫn nhau.
Với một thị trường to lớn như hiện nay, những sản phẩm chuyên môn của Công ty luôn cần có sự mở rộng về mẫu mã, nâng cao nội dung và hình thức, dần dần tiến tới sự hoàn thiện một cách chỉnh chu nhất. Thứ trên là kim chỉ nan để doanh nghiệp mở rộng và phát triển thị trường của mình, tăng cao hơn nữa hiệu quả đạt đươc. Biến đổi chủng loại là một hình thức đa dạng hóa sản phẩm chuyên môn hóa cho doanh nghiệp.
69
Để có thể giảm bớt rủi ro và nhu cầu đầu tư cho doanh nghiệp trong kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm cần được thực hiện trên nền móng của những điều kiện chuyên môn hóa lúc đầu đem lại. Một danh mục sản phẩm gồm nhiều tuyến sản phẩm, dòng hoặc thang được hình thành từ việc đa dạng hóa sản phẩm. Luôn tồn tại mối quan hệ, trợ giúp nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các danh mục sản phẩm được nói trên. Vị trí trọng yếu được nắm giữ bởi các sản phẩm chuyên môn hóa, Chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm là bước đi cần thiết và vững chắc để giúp doanh nghiệp có được một sự phát triển toàn diện.
c) Giải pháp về nhân lực
Muốn có một cơ cấu lao động tối ưu, phù hợp yêu cầu của sản xuất kinh doanh, lao động trong toàn Công ty phải được tiêu chuẩn hóa. Mỗi ngành nghề, vị trí công tác lại đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn không được giống nhau. Với từng ngành nghề, từng loại công việc phải được tiêu chuẩn về lao động và phải đáp ứng được yều cầu phát triển của mỗi bộ phận.
Một số biện pháp:
Các cán bộ công nhân viên tuổi cao nên được chọn lọc, sức khỏe kém, trình độ lạc hậu, khả năng yếu cho nghỉ hoặc thuyên chuyển làm các công việc phù hợp hơn.
Trình độ của đội ngũ cán bộ phải luôn được kiểm tra, tất cả các đội ngũ cán bộ kế cận phải được tuyển chọn thông qua thi cử.
Trang thiết bị làm việc cho các cán bộ công nhân viên trong công ty liên tục được nâng cấp, đầu tư để tạo điều kiện làm việc thuận lợi, tinh thần làm việc hăng hái của họ được khích lệ.
Công tác đào tạo: Đội ngũ cán bộ công nhân viên được lập kế hoạch theo đúng yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên hàng năm. Cần xác định rõ đối tượng đào tạo, số lượng đào tạo, bố trí sử dụng lao động sau khi đào tạo.
Đơn vị nên tổ chức các cuộc thi thợ giỏi nhằm khuyến khích toàn bộ cán bộ công nhân viên tự học, qua chính sách tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển...
70
Điều kiện để thực hiện:
Để đầu tư cho việc phát triển, nâng cao khả năng của nguồn nhân lực phải có 1 số vốn nhất định.
Nguồn nhân lực cần phải được tiến hành nâng cao và phát triển một cách thường xuyên và lâu dài.
d) Giải pháp đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin
Cơ sở của giải pháp
- Muốn nâng cao năng suất lao động phải nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, nên nó ảnh hưởng đến chi phí nhân công trong giá thành.
- Tiến độ thi công cũng bị ảnh hưởng bởi chất lượng máy móc thiết bị, các tác động của môi trường bên ngoài được giảm.
- Công ty phải có một trình độ máy móc thiết bị nhất định thì mới có thế đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật, mỹ thuật, tính phức tạp cùa công trình đòi hỏi.
- Hiện tại công ty cần đầu tư thêm một số máy móc và đầu tư sữa chữa lớn, nâng cấp, bảo trì để máy móc hoạt động tốt hơn, đạt năng suất cao hơn.
3.2.2 Kiến nghị với nhà nước
a) Các kiến nghị về phía nhà nước để có môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh.
Thứ nhất, Nhà nước cần nhất quán quan điểm trong việc đánh giá vai trò cùa cạnh tranh trong nền kinh té thị trường, tư tưởng phân biệt đối xử phải được xóa bỏ trong quản lý kinh tế. Thời gian qua, công việc này đã được thực hiện, nhưng chưa đù sâu, đu rộng và đu mạnh. Trong xã hội, một số cơ quan công quyền, một số địa phương, và một số công chức vẫn tồn tại hiện tượng phân biệt trong tư tưởng, nhận thức, không những thế nó còn thể hiện qua sự không thống nhất giữa các chính sách của Nhà nước. Giai quyết được vấn
71
đề tư tưởng là chúng ta cơ ban đặt nền móng cho việc xây dựng và hướng tới môi trường cạnh tranh hoàn thiện hơn.
Thứ hai, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo ra môi trường kinh doanh công bằng cho mọi thành phần kinh tế bằng việc hoàn thiện các chính sách của Nhà nước. Một chiến lược quốc gia về cạnh tranh có tính định hướng và ổn định lâu dài là việc mà Nhà nước cần làm, nhưng phải đam bào sự phù hợp với các qui định cùa quốc tế. Cụ thể là trong gia nhập có những rào cán (có nguồn gốc từ chính sách) cần nhanh chóng xóa bỏ, một số thị trường nên rút, tiếp cận khách hàng giữa các loại hình doanh nghiệp, những qui định tạo sự bất bình đăng trong khả năng tiếp cận các nguồn lực cũng tương tự như vậy.
Thứ ba, tăng cường vai trò và quàn lý Nhà nước về cạnh tranh phải hoạt động hiệu quả, công cuộc cai cách hành chính ở nước ta gắn liền với giải pháp này; mà cốt lõi vần là cải cách đội ngũ công chức, cán bộ công quyền, xác định rõ cơ quan hành chính làm nhiệm vụ quàn lý Nhà nước (administration) chứ không phải cai trị (governance).
b) Các kiến nghị về phía nhà nước và người lao động về giáo dục và đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực tốt hơn.
Thứ nhất, đổi mới quản lý Nhà nước. Bộ máy quản lý phát triển nguồn lực phải được hoàn thiện, các phương pháp quản lý được thay đổi, trình độ năng lực được nâng cao, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nguồn nhân lực. Các cơ chế, chính sách, công cụ phát triển và quản lý nguồn nhân lực được thay đổi bao gồm các chính sách việc làm, thu nhập, nội dung về môi trường làm việc, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện sinh sống và chỗ ở, nơi định cư, các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài được chú ý.
Thứ hai, nguồn lực tài chính được đảm bảo. Ngân sách Nhà nước được sử dụng và phân bổ hợp lý dành cho phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020. Kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước nên được xây dựng theo hướng tập trung, các chương trình, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên cần được đẩy mạnh và thực hiện một xã hội công bằng hơn. Để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực phải đẩy mạnh xã hội hóa. Các
72
hình thức cơ chế Nhà nước, các chính sách để huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư:
Các cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở y tế, văn hoá, thể dục thể thao do chính Nhà nước tham gia xây dựng;